Cuộc sống trên “đảo rùa” chật chội Migingo

(Baohatinh.vn) - Đảo Migingo nằm trên Hồ Victoria nhìn từ trên cao như một con rùa với cái mai mạ sắt đang bơi dập dềnh trên sóng nước.

Đảo đá Migingo nằm trên Hồ Victoria, Kenya có diện tích chỉ gần 2.000 m2 nhưng là nơi sinh sống của 131 người (theo điều tra dân số năm 2009 của Kenya).

Đảo được bao quanh bởi vùng nước đầy ắp tôm cá. Cũng chính vì nguồn hải sản khổng lồ quanh đảo mà ngư dân Kenya, Uganda và Tanzania thi nhau đổ về nơi đây, gây nên tình trạng “đất chật người đông”. Theo The National, thực chất số lượng cư dân sinh sống trên đảo này phải lên đến 500 người.

Ngư dân sinh sống trên đảo Migingo chuẩn bị lưới trước khi đi đánh cá.

Migingo nằm trên lãnh thổ Kenya. Tuy nhiên người Uganda khẳng định rằng ngư dân nước này cần được đánh bắt cá từ vùng nước của mình bởi lãnh thổ Uganda chỉ cách hòn đảo Migingo 500m.

Thời điểm nóng nhất của tranh chấp là vào năm 2008 khi Uganda cử quân đội đến Migingo và yêu cầu ngư dân Kenya rời khỏi hòn đảo.

Căng thẳng tiếp tục gia tăng, đến năm 2016, hai quốc gia châu Phi cuối cùng cũng đạt được thỏa thuận cùng đánh thuế những ngư dân trên hòn đảo Migingo.

Migingo hiện thuộc về cả 2 quốc gia Kenya và Uganda với mỗi quốc gia sở hữu một nửa hòn đảo.

Thay vì đi học, Isaac Buhinza, 22 tuổi, người Uganda theo bố học đánh cá từ khi còn rất nhỏ. Buhinza cho biết bản thân bị hòn đảo Migingo cuốn hút sau khi bạn bè cậu đến nơi đây đánh cá và trở về nhà với túi tiền rủng rỉnh. “Tôi không biết hòn đảo này thuộc về quốc gia nào, tôi chỉ cần ở lại đây”, Buhinza nói.

Đối với những người như Buhinza, sống trên đảo giúp cậu tiết kiệm nhiên liệu đi tàu đồng thời dễ dàng tiếp cận những người thu mua hải sản.

Những con cá được moi ruột, rửa sạch, cắt lát và phơi nắng trên mỏm đá trên đảo Migingo.

Một người phụ nữ chuẩn bị Ugali - một món ăn làm từ bột ngô.

Bên trong một quán bar trên đảo Migingo.

Phụ nữ bện tóc cho nhau trong một con hẻm trên đảo Migingo.

Có mật độ dân cư cao tuy nhiên số lượng cá ở xung quanh đảo Migingo đang có dấu hiệu giảm dần, vì vậy ngư dân cũng đã bắt đầu chuyển đến các vùng khác để đánh bắt.

(Theo The Guardian)

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Báo nói