Cuộc sống vương giả của Hoàng gia Dubai

Nắm quyền lực từ thế kỷ 19, Hoàng gia Dubai có trong tay khối tài sản trị giá hàng tỷ USD. Tiểu vương và thái tử là hai thành viên nổi tiếng nhất về lối sống xa hoa, quyền quý.

Cuộc sống vương giả của Hoàng gia Dubai

Hoàng gia Dubai là một trong 6 gia đình cầm quyền ở các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE). Gia tộc Al Maktoum đã trị vì Dubai từ năm 1833 đến nay. Với 12 thành viên chính cùng hàng trăm họ hàng thân thích khác, Hoàng gia Dubai ước tính nắm giữ trong tay khối tài sản 19 tỷ USD, thuộc danh sách những hoàng tộc giàu nhất thế giới. Ảnh: Gulf News.

Cuộc sống vương giả của Hoàng gia Dubai

Người giàu có nhất trong gia tộc này là Tiểu vương Mohammed bin Rashid Al Maktoum (sinh năm 1949). Ông đứng đầu Hoàng gia Dubai, đồng thời giữ chức phó tổng thống kiêm thủ tướng UAE. Tiểu vương lên ngôi vào năm 2006 sau cái chết của anh trai mình. Ảnh: Uaezoom.

Cuộc sống vương giả của Hoàng gia Dubai

Tiểu vương này kiểm soát Tập đoàn đầu tư Dubai Holdings, sở hữu các bất động sản xa xỉ ở châu Âu. Tiểu vương được coi là người đã đưa Dubai trở thành đô thị tầm cỡ quốc tế với việc xây dựng nhiều công trình mang tính biểu tượng cho thành phố như đảo nhân tạo, hãng hàng không 5 sao, khách sạn 7 sao. Ngoài ra, ông cũng nổi tiếng là một người hào phóng khi đã quyên góp hàng tỷ USD cho các hoạt động thiện nguyện. Ảnh: Emirates.

Cuộc sống vương giả của Hoàng gia Dubai

Tiểu vương được cho là có ít nhất 6 người vợ và từng chi đến 100 triệu USD để tổ chức đám cưới đầu tiên của mình. Ở tuổi 71, người đứng đầu hoàng tộc giàu có ở Dubai vẫn duy trì sở thích đua ngựa, hoạt động quen thuộc của giới quý tộc. Ông thường góp mặt tại các sự kiện đua ngựa ở Anh và có mối quan hệ tốt đẹp với Nữ hoàng Anh. Ảnh: Reuters.

Cuộc sống vương giả của Hoàng gia Dubai

Tiểu vương sở hữu hàng trăm siêu xe và chiếc du thuyền lớn thứ ba thế giới có tên Dubai, giá 400 triệu USD, dài 162 m và có thể phục vụ 115 khách cùng lúc. Ảnh: Yathworld.

Cuộc sống vương giả của Hoàng gia Dubai

Lối sống xa hoa của Hoàng gia Dubai được tiết lộ nhiều nhất thông qua các hình ảnh mà Thái tử Sheikh Hamdan (hay còn gọi là Fazza), người con trai thứ hai của tiểu vương, đăng tải trên trang cá nhân. Fazza là một trong các thành viên hoàng tộc nổi tiếng ở châu Á nhờ vẻ ngoài nam tính, lịch lãm, vóc dáng cao ráo. Ảnh: BI.

Cuộc sống vương giả của Hoàng gia Dubai

Tuy nhiên, cuộc sống thường ngày của Thái tử Fazza mới là điều khiến công chúng trầm trồ. Thái tử Fazza sống trong một cung điện riêng ở Nad Al Sheba, khu thượng lưu của Dubai, nơi có nhiều cây xanh và gần cung điện Za"abeel của Tiểu vương Dubai. Ảnh: Dubailad.

Cuộc sống vương giả của Hoàng gia Dubai

Thái tử Dubai sở hữu bộ sưu tập siêu xe với tổng giá trị lớn nhất ở Dubai. Fazza từng chi gần 30 triệu USD để xây dựng tòa nhà gồm 2 tầng hầm và 6 tầng nổi ở thủ đô London (Anh) để chứa 114 chiếc siêu xe của mình. Ảnh: Gulf News.

Cuộc sống vương giả của Hoàng gia Dubai

Ngoài ra, vị thái tử này còn là chủ nhân của chiếc du thuyền hạng sang trị giá 70 triệu USD. Du thuyền tên Smeralda có chiều dài 77 m và 12 phòng riêng với các tiêu chuẩn xa hoa đáp ứng tiêu chí của hội nhà giàu. Mỗi lần ra khơi, 24 nhân viên sẽ đi theo cùng để phục vụ mọi nhu cầu. Ảnh: BI.

Cuộc sống vương giả của Hoàng gia Dubai

Công chúa Shaikha Mahra cũng được biết đến dưới danh xưng một trong những nàng công chúa sở hữu khối tài sản lớn nhất thế giới. Theo The Richest, Mahra nắm trong tay số tài sản trị giá hơn 1,2 tỷ USD vào năm 2016. Tuy nhiên, phần nhiều trong số đó vẫn nằm dưới sự quản lý của hoàng gia. Ảnh: Daily Motion.

Cuộc sống vương giả của Hoàng gia Dubai

Chiếc pizza Hoàng gia ở Dubai nổi tiếng là loại pizza đắt nhất thế giới, được làm từ những nguyên liệu quý hiếm như nấm Matsutake của Nhật Bản, trứng cá muối Almas từ Iran, nấm Truffle trắng từ Alba... cùng 60 gr vàng được rắc lên mặt bánh. Đây là món ăn dành riêng cho Hoàng gia Dubai thưởng thức. Ảnh: Telemundo Dallas.

Theo Zing.vn

Đọc thêm

Vinh danh 'Sứ giả tiếng Việt' năm 2024

Vinh danh 'Sứ giả tiếng Việt' năm 2024

Tối 8/9, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Lễ tổng kết Ngày Tôn vinh tiếng Việt năm 2024 và Chương trình Gala tiếng Việt thân thương đã diễn ra với sự tham dự của hơn 600 đại biểu. Những “Sứ giả tiếng Việt” năm 2024 đã được vinh danh và trao tặng bằng khen.
Podcast truyện ngắn: Cây nhãn kỷ niệm

Podcast truyện ngắn: Cây nhãn kỷ niệm

Cây nhãn già thách thức mưa nắng, bão bùng, nhìn vào đó, bà luôn tưởng tượng bóng hình Hiếu, vẫn hiển hiện đâu đây trong khu vườn, căn nhà thân thuộc, như chưa từng có cuộc chia ly...
Podcast tản văn: Ơi mùa thu, mùa thu

Podcast tản văn: Ơi mùa thu, mùa thu

Có vẻ như mọi hân hoan, quyến luyến, mọi mỹ cảm, nồng say đều dồn tụ hết vào một chữ thu. Thu xao xuyến, thu bồi hồi, thu bâng khuâng, thu đa cảm...
Khám phá Công viên địa chất toàn cầu Non Nước Cao Bằng

Khám phá Công viên địa chất toàn cầu Non Nước Cao Bằng

Non nước Cao Bằng chính thức được UNESCO công nhận là Công viên Địa chất Toàn cầu vào ngày 12/4/2018, trở thành công viên địa chất toàn cầu thứ hai tại Việt Nam sau Công viên Địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn tại Hà Giang.
Truyện ngắn: Màu áo lính

Truyện ngắn: Màu áo lính

Phía ngoài ô cửa sổ, loa phát thanh đang vang lên tin tức về những hoạt động mừng ngày tết Độc lập. Ông Việt nhìn ra lá cờ đỏ sao vàng tung bay ngoài song cửa rồi mắt ông ầng ậc nước…
Cây muỗm ở Nghi Xuân là cây di sản Việt Nam

Cây muỗm ở Nghi Xuân là cây di sản Việt Nam

Cây muỗm được công nhận cây di sản Việt Nam có tuổi đời hơn 360 năm, nằm trong khuôn viên nhà thờ Phan Tôn Chu và Ngọc Hoa công chúa ở thôn Phú Vinh, xã Cổ Đạm, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
Podcast truyện ngắn: Miền gió

Podcast truyện ngắn: Miền gió

Anh hứa chỉ xin gặp lại một lần thôi chứ sẽ không làm gì xáo trộn cuộc sống bình yên của chị, nhưng chị biết tình yêu ban đầu ấy vẫn còn như ngọn lửa, chỉ một khoảnh khắc thôi cũng đủ cháy bùng lên tựa thuở thanh xuân...
Kịch bản nào cho nơi "địa lý yếu" dịp 2/9?

Kịch bản nào cho nơi "địa lý yếu" dịp 2/9?

Điểm đến gặp bất lợi về địa lý cần đẩy mạnh "những con chim mồi" đặc trưng tại địa phương nếu muốn thu hút dòng khách nội địa, theo ông Dương Đức Minh, Phó Viện Trưởng ITERD.