Đã có lịch sửa cáp APG, kết nối Internet quốc tế sẽ trở lại bình thường từ 11/6

Các sự cố xảy ra ngày 30/4 và 23/5/2020 trên tuyến cáp quang biển quốc tế APG sẽ được bắt đầu sửa từ ngày 6/6 và hoàn thành vào ngày 11/6/2020. Khi đó, kết nối Internet từ Việt Nam đi quốc tế sẽ trở lại bình thường.

Thông tin với ICTnews ngày 3/6/2020, đại diện doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet (ISP) tại Việt Nam cho biết đã có kế hoạch sửa chữa, khắc phục các sự cố trên nhánh S9 và S1.7 của tuyến cáp quang biển Asia Pacific Gateway - APG.

Đã có lịch sửa cáp APG, kết nối Internet quốc tế sẽ trở lại bình thường từ 11/6

Theo kế hoạch, các sự cố trên nhánh S9 và S1.7 của tuyến cáp quang biển quốc tế APG sẽ bắt đầu được khắc phục từ ngày 6/6 tới (Ảnh minh họa)

Là một trong năm tuyến cáp quang biển chính kết nối Internet từ Việt Nam đi quốc tế, APG được đưa vào vận hành chính thức, phục vụ khách hàng từ giữa tháng 12/2016, sau 4 năm đầu tư. Có khả năng cung cấp băng thông tối đa lên tới 54 Tbps, APG có chiều dài khoảng 10.400 km được đặt ngầm dưới biển Thái Bình Dương. Cáp có điểm kết nối ở Trung Quốc, Hong Kong, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.

APG có sự tham gia của các nhà mạng Việt Nam VNPT, Viettel, FPT Telecom, CMC Telecom và được đánh giá là tuyến cáp góp phần mang lại đường truyền ổn định với dung lượng lớn hơn cho người dùng Internet tại Việt Nam.

Tuyến cáp APG gặp sự cố trên nhánh S9 hướng kết nối đi Singapore vào ngày 30/4/2020. Tiếp đó, vào sáng ngày 23/5/2020, APG lại gặp sự cố trên đoạn S1.7, gây mất toàn bộ dung lượng kết nối Internet từ Việt Nam đi quốc tế trên tuyến.

Để khôi phục toàn bộ kênh truyền trên tuyến APG, các đối tác quốc tế sẽ phải khắc phục sự cố trên cả 2 nhánh cáp S9 và S1.7 của tuyến cáp. Theo kế hoạch dự kiến mới được thông báo tới các ISP tại Việt Nam, công tác sửa chữa, khắc phục các sự cố này sẽ được bắt đầu từ ngày 6/6/2020 và hoàn thành vào ngày 11/6/2020.

Đối với AAG, như ICTnews đã đưa tin , chỉ sau hơn 20 ngày kể từ thời điểm khắc phục xong sự cố xảy ra ngày 2/4/2020, tuyến cáp biển này tiếp tục gặp sự cố vào ngày 13/5/2020 trên nhánh S1H, đoạn kết nối từ Việt Nam đi Hong Kong, với vị trí cáp lỗi cách trạm cập bờ Vũng Tàu 107,7 km.

Sự cố lần thứ hai trong năm 2020 của tuyến cáp AAG đã bắt đầu được sửa từ ngày 28/5 và dự kiến hoàn thành vào ngày 2/6 vừa qua. Tuy nhiên, trong quá trình sửa chữa, do phát hiện điểm đứt mới, đối tác quốc tế đã phải lùi thời hạn sửa xong tuyến cáp biển sang ngày 6/6/2020.

Như vậy, nếu việc sửa chữa, khắc phục các sự cố trên 2 tuyến cáp biển APG và AAG hoàn thành đúng kế hoạch, đến ngày 11/6/2020, kết nối Internet từ Việt Nam đi quốc tế sẽ trở lại bình thường. Khi đó, cả 5 tuyến cáp biển chiếm phần lớn dung lượng kết nối Internet từ Việt Nam đi quốc tế gồm SMW3, APG (cập bờ tại Đà Nẵng), IA, AAG và AAE-1 (cập bờ tại Vũng Tàu) đều hoạt động ổn định.

Theo ictnews

Đọc thêm

Cách tắt đã xem từng người trên Messenger

Cách tắt đã xem từng người trên Messenger

Bạn có muốn đọc tin nhắn trên Messenger mà không cho người khác biết mình đã xem hay không? Hãy cùng khám phá tính năng mới cho phép tắt đã xem cho từng cuộc trò chuyện riêng biệt.
5 cách đăng video TikTok không bị mờ

5 cách đăng video TikTok không bị mờ

Đăng tải video TikTok chất lượng cao, không bị mờ là mong muốn của nhiều người dùng để thu hút lượt xem và tương tác tốt hơn. Tuy nhiên, để video luôn sắc nét, bạn cần nắm rõ một số cài đặt và mẹo tối ưu chất lượng khi tải lên.
Cách kiểm tra Facebook đã xác thực chưa

Cách kiểm tra Facebook đã xác thực chưa

Từ 25/12/2024, tài khoản mạng xã hội phải được định danh để đảm bảo an toàn và minh bạch. Để tránh gián đoạn sử dụng, hãy cùng tìm hiểu cách kiểm tra tài khoản Facebook đã xác thực hay chưa cực đơn giản.
Không vào được Google Photos phải làm sao?

Không vào được Google Photos phải làm sao?

Google Photos giúp bạn dễ dàng truy cập và bảo vệ những kỷ niệm quý giá. Tuy nhiên, đôi khi ứng dụng gặp lỗi không vào được, gây ảnh hưởng đến trải nghiệm sử dụng.
Khắc phục eSIM bị lỗi khi sử dụng

Khắc phục eSIM bị lỗi khi sử dụng

Trong quá trình sử dụng, eSIM đôi khi gặp phải các lỗi như không kết nối được mạng, không kích hoạt được hoặc bị mất tín hiệu, gây ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng.
8 vật cản sóng Wifi ở nhà bạn khiến mạng như rùa bò

8 vật cản sóng Wifi ở nhà bạn khiến mạng như rùa bò

Wifi bị chậm, hoặc là cứ đi đến góc nào đó trong nhà là Wifi lại bị chậm chờn, khiến các kết nối với điện thoại gặp trục trặc. Việc đó bao gồm nhiều yếu tố, có thể do bạn cách quá xa Modem Wifi ở nhà, hoặc do nhà mạng không ổn định.