Đặc sắc Chương trình nghệ thuật “Hòa Bình - Thanh âm xứ Mường” và Carnival năm 2022

Tối 31/7, tại quảng trường Hoà Bình (thành phố Hoà Bình), Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh long trọng tổ chức Chương trình nghệ thuật "Hòa Bình - thanh âm xứ Mường” và Carnival năm 2022, đồng thời đón nhận Bằng công nhận 2 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của tỉnh Hòa Bình là: Tri thức dân gian Lịch tre dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình và Lễ hội truyền thống Khai Hạ của người Mường.

Đặc sắc Chương trình nghệ thuật “Hòa Bình - Thanh âm xứ Mường” và Carnival năm 2022

Đồng chí Võ Thị Ánh Xuân, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước và các đại biểu dự chương trình nghệ thuật.

Phát biểu khai mạc chương trình nghệ thuật, đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Hòa Bình là vùng đất có truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời, mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc: Mường, Thái, Tày, Dao, Mông, là cái nôi của nền "Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng.

Đặc sắc Chương trình nghệ thuật “Hòa Bình - Thanh âm xứ Mường” và Carnival năm 2022

Đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu khai mạc chương trình.

Hòa Bình còn được thiên nhiên ban tặng cho nhiều cảnh quan hùng vĩ, tươi đẹp làm say đắm lòng người. Đặc biệt, hồ Hòa Bình với phong cảnh non nước hữu tình đang là điểm đến của nhiều nhà đầu tư phát triển loại hình du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, thể thao, giải trí... Những tiềm năng, thế mạnh đó đã được tỉnh Hòa Bình tập trung khơi dậy và phát huy một cách mạnh mẽ, tạo động lực quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

Tỉnh Hoà Bình đặc biệt chú trọng đến việc thu hút nguồn lực đầu tư vào hạ tầng du lịch, đảm bảo kết nối với hạ tầng giao thông và thiết chế văn hóa để ngành du lịch tỉnh Hòa Bình phát triển nhanh, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phấn đấu xây dựng tỉnh Hòa Bình là tỉnh tăng trưởng xanh, là trung tâm du lịch văn hóa, nghỉ dưỡng và trải nghiệm chất lượng cao của khu vực và thế giới.

Chương trình nghệ thuật "Hòa Bình – Thanh âm xứ Mường” và Carnival năm 2022 được tổ chức lần đầu tiên tại tỉnh Hòa Bình. Đây là sự kiện văn hóa được dàn dựng và tổ chức công phu, hoành tráng, có sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố văn hóa truyền thống và hiện đại, góp phần giới thiệu, quảng bá những hình ảnh về đất nước, con người cũng như tiềm năng, thế mạnh của tỉnh tới đông đảo người dân, bạn bè quốc tế và du khách gần xa.

Ngay sau phát biểu khai mạc của đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh, đồng chí Hoàng Đạo Cương, Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL đã trao bằng chứng nhận di sản văn hoá phi vật thể quốc gia cho tỉnh Hoà Bình là: Tri thức dân gian Lịch tre (Lịch Đoi/Roi) theo Quyết định số 1756/QĐ – BVHTTDL ngày 26/7/2022 của Bộ VH-TT&DL và di sản văn hoá Lễ hội Khai hạ của người Mường các huyện Tân Lạc, Lạc Sơn, Cao Phong, Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình theo Quyết định số 1757/QĐ – BVHTTDL ngày 26/7/2022 của Bộ VH-TT&DL.

Đặc sắc Chương trình nghệ thuật “Hòa Bình - Thanh âm xứ Mường” và Carnival năm 2022

Đồng chí Hoàng Đạo Cương, Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL trao Bằng chứng nhận Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia cho Tri thức dân gian Lịch tre và Lễ hội truyền thống Khai Hạ của người Mường tỉnh Hoà Bình.

Lễ hội Khai Hạ dân tộc Mường ở Hòa Bình hay còn gọi là lễ hội Khuống mùa, Thuống tồông là lễ hội truyền thống đã có từ rất lâu đời và là lễ hội dân gian truyền thống lớn nhất của người Mường Hòa Bình. Lễ hội gắn liền với nền sản xuất nông nghiệp lúa nước, mang nhiều dấu ấn của nền văn minh Việt cổ; là hoạt động văn hóa - tín ngưỡng không thể thiếu của đồng bào người Mường ở Hòa Bình, đặc biệt là ở bốn vùng mường lớn của tỉnh Hòa Bình: Bi, Vang, Thàng, Động. Lễ hội Khai Hạ vẫn được đồng bào dân tộc Mường tổ chức thường niên, các nghi thức về phần lễ, phần hội tuy có nhiều biến đổi để phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh mới, nhưng về cơ bản vấn giữ được các yếu tố truyền thống từ thời gian, địa điểm tổ chức, nghi thức.

Theo thống kê, hiện nay trong toàn tỉnh Hòa Bình chỉ còn 5 bộ Lịch tre (Lịch Đoi/Roi) cổ có từ hàng trăm năm và khoảng trên 100 bộ Lịch tre sao chép làm mới đang được lưu giữ, sử dụng trong nhân dân. Giá trị tri thức dân gian lịch tre của người Mường hiện nay vẫn còn được ứng dụng trong đời sống hàng ngày của người dân thể hiện sự trường tồn của tri thức dân tộc, xứng đáng là một tri thức, di sản văn hóa phi vật thể mang tầm cỡ quốc gia.

Phát biểu tại chương trình, đồng chí Võ Thị Ánh Xuân, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam chúc mừng tỉnh Hoà Bình được công nhận 2 di sản văn hoá trở thành di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia.

Đặc sắc Chương trình nghệ thuật “Hòa Bình - Thanh âm xứ Mường” và Carnival năm 2022

Đồng chí Võ Thị Ánh Xuân, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước phát biểu tại chương trình.

Đồng chí Phó Chủ tịch nước nhấn mạnh: Tri thức dân gian Lịch tre và Lễ hội truyền thống Khai hạ được vinh danh Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia gắn liền với nền sản xuất nông nghiệp lúa nước, thể hiện trình độ phát triển cao, không chỉ là niềm tự hào của dân tộc Mường ở khắp mọi miền đất nước, mà còn là niềm vui chung của các dân tộc tỉnh Hòa Bình. Những giá trị văn hóa đặc sắc này chính là sợi dây cố kết cộng đồng, là cội nguồn sức mạnh được gìn giữ, bồi đắp, trao truyền từ đời này qua đời khác, giúp cho người dân ở mảnh đất này vượt qua mọi khó khăn, thử thách để vững bước đi lên, xây dựng và phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Phát huy truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng, trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình đã nêu cao tinh thần đoàn kết, chủ động, sáng tạo, phấn đấu vươn lên, tiến hành đổi mới trên mọi lĩnh vực và thu được nhiều kết quả khá toàn diện: K inh tế tăng trưởng khá; kết cấu hạ tầng được đầu tư nâng cấp; văn hóa – xã hội có nhiều tiến bộ; công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 vừa qua đạt kết quả tốt; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên; quốc phòng – an ninh được giữ vững; công tác xây dựng Đảng được chú trọng, hệ thống chính trị được củng cố và ngày càng vững mạnh.

Mong rằng, 2 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được vinh danh hôm nay, cùng hệ thống di sản văn hóa vật thể, phi vật thể phong phú của Tỉnh nhà sẽ tiếp tục được cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình giữ gìn, bồi đắp, trở thành động lực và nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. (Xem toàn văn bài phát biểu).

Phát biểu đáp từ, đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy trân trọng cảm ơn đồng chí Võ Thị Ánh Xuân, Phó Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam đã luôn quan tâm chỉ đạo tạo điều kiện thuận lợi cho tỉnh Hoà Bình trong thời gian qua. Tỉnh Hòa Bình xin tiếp thu đầy đủ và tổ chức thực hiện có hiệu quả những ý kiến chỉ đạo của đồng chí Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân.

Đặc sắc Chương trình nghệ thuật “Hòa Bình - Thanh âm xứ Mường” và Carnival năm 2022

Đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy phát biểu đáp từ.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh: Việc được công nhận “Tri thức Lịch Đoi (Lịch tre) của dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình” và”Lễ hội Khai Hạ của người Mường” huyện Tân Lạc, huyện Lạc Sơn, huyện Cao Phong, huyện Kim Bôi tỉnh Hòa Bình là di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia là niềm tự hào của cấp uỷ Đảng, chính quyền và nhân dân tỉnh Hoà Bình. Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình sẽ quyết tâm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc, phấn đấu xây dựng Hòa Bình trở thành tỉnh phát triển khá, đời sống nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Bước vào phần hội, chương trình được tiếp nối với màn nghệ thuật đặc sắc theo 3 trục nội dung chính là: Miền đất cổ; Bản hoà ca xứ Mường; Vang xa thanh âm xứ Mường.

Đặc sắc Chương trình nghệ thuật “Hòa Bình - Thanh âm xứ Mường” và Carnival năm 2022

Miền đất cổ nhằm khắc hoạ vai trò quan trọng của nền văn hoá Hoà Bình cổ đại trong thời kỳ đồ đá mới. Giới thiệu nhân sinh quan… qua những tiết mục ca múa nhạc được lấy cảm hứng từ Sử thi Đẻ đất đẻ nước của người Mường Hoà Bình và sự đoàn kết giao hoà giữa đồng bào Mường và các dân tộc khác trong sự phát triển.

Bản hoà ca xứ Mường thể hiện những nét văn hoá đặc sắc của văn hoá Hoà Bình giao hoà với các dân tộc vùng Tây Bắc. Điểm nhất của bản hoà ca xứ Mường là hoạt cảnh Lễ hội Khai Hạ 4 Mường tại Hoà Bình.

Vang xa âm thanh xứ Mường thể hiện sự hoà quện, hội tụ tinh hoa các dân tộc Hoà Bình dệt nên một bức tranh tổng quan của văn hoá Hoà Bình rực rõ tinh hoa, đầy bản sắc và căng tràn sức sống.

Một số hình ảnh đặc sắc tại chương trình nghệ thuật:

Đặc sắc Chương trình nghệ thuật “Hòa Bình - Thanh âm xứ Mường” và Carnival năm 2022

.

Đặc sắc Chương trình nghệ thuật “Hòa Bình - Thanh âm xứ Mường” và Carnival năm 2022
Đặc sắc Chương trình nghệ thuật “Hòa Bình - Thanh âm xứ Mường” và Carnival năm 2022

Các tiết mục văn nghệ đặc sắc, đậm đà bản sắc dân tộc được trình diễn tại chương trình.

Đặc sắc Chương trình nghệ thuật “Hòa Bình - Thanh âm xứ Mường” và Carnival năm 2022
Đặc sắc Chương trình nghệ thuật “Hòa Bình - Thanh âm xứ Mường” và Carnival năm 2022
Đặc sắc Chương trình nghệ thuật “Hòa Bình - Thanh âm xứ Mường” và Carnival năm 2022
Đặc sắc Chương trình nghệ thuật “Hòa Bình - Thanh âm xứ Mường” và Carnival năm 2022

Đông đảo người dân theo dõi trực tiếp Chương trình nghệ thuật tại Quảng trường Hòa Bình.

Đặc sắc Chương trình nghệ thuật “Hòa Bình - Thanh âm xứ Mường” và Carnival năm 2022
Đặc sắc Chương trình nghệ thuật “Hòa Bình - Thanh âm xứ Mường” và Carnival năm 2022

Kết thúc Chương trình là màn pháo hoa tầm thấp đầy ấn tượng.

Theo Báo Hòa Bình

Đọc thêm

Podcast truyện ngắn: Rừng và em

Podcast truyện ngắn: Rừng và em

Giữa núi rừng bạt ngàn, niềm tin và tình người ấm áp lấp lánh hơn nắng. Đây là câu chuyện thắp sáng ước mơ nơi bản làng, nơi khát vọng vươn lên luôn cháy bỏng.
Podcast truyện ngắn: Nhật ký của một hạt mưa

Podcast truyện ngắn: Nhật ký của một hạt mưa

“Nhật ký của một hạt mưa” của tác giả Anh Đức kể về một thế giới đầy màu sắc qua góc nhìn nhân hóa của hạt mưa với những thông điệp sâu sắc về cuộc sống, tình bạn và sự sẻ chia.
Nỗ lực trao truyền ví, giặm cho thế hệ trẻ

Nỗ lực trao truyền ví, giặm cho thế hệ trẻ

Giữa guồng quay của cuộc sống, có những lớp nghệ nhân ở Hà Tĩnh vẫn thầm lặng cống hiến, gìn giữ tinh hoa nghệ thuật truyền thống. Với họ, đó không chỉ là lòng nhiệt huyết, niềm đam mê mà còn là sứ mệnh giữ lửa, trao truyền các giá trị của di sản quê hương.
"Rệu rã" di tích gần 400 tuổi

"Rệu rã" di tích gần 400 tuổi

Chùa Tịnh Lâm (phường Hà Huy Tập, tỉnh Hà Tĩnh) được xây dựng từ thế kỷ thứ XVII, nay đã xuống cấp nghiêm trọng.
Ươm mầm dân ca ví, giặm

Ươm mầm dân ca ví, giặm

Phát huy vai trò là những hạt nhân trong bảo tồn, gìn giữ di sản, nhiều nghệ nhân trên địa bàn Hà Tĩnh đã tình nguyện tham gia, mở các lớp học miễn phí để truyền dạy dân ca cho các em học sinh.
Podcast bút ký: Làng thợ bạc Nam Trị

Podcast bút ký: Làng thợ bạc Nam Trị

Nâng chén trà miệng bít bạc của các nghệ nhân Nam Trị, tôi lâng lâng nghĩ về quá khứ, nghĩ đến tương lai của cái nghề vàng, nghề bạc. Cái nghề mà ông cha đã một thời đeo đuổi!
Podcast truyện ngắn: Chiếc xe đạp

Podcast truyện ngắn: Chiếc xe đạp

Mỗi người sinh ra đều có một hoàn cảnh riêng, không ai giống ai. Bởi vậy, hãy luôn cùng nhau cố gắng trong mọi hoàn cảnh, để mỗi ngày cảm nhận cuộc sống tươi đẹp hơn.
Podcast truyện ngắn: Lênh đênh đời thúng

Podcast truyện ngắn: Lênh đênh đời thúng

Một già, một trẻ, nương tựa vào nhau mà sống. Bên nhau qua từng mùa biển động. Ngoại không còn đủ sức để vươn ra xa bờ, chỉ còn trông cậy vào chiếc thúng chòng chành...
Podcast tản văn: Rộn ràng tiếng vỗ cánh chim non

Podcast tản văn: Rộn ràng tiếng vỗ cánh chim non

Mùa hè mang theo bao điều kỳ diệu trong khu vườn nhỏ của tuổi thơ. Nếu quan sát kỹ ta sẽ thấy sự biến chuyển của muôn loài, và sẽ thấy khu vườn tuổi thơ không chỉ có cây xanh và hoa trái, mà còn là nơi chắp cánh cho những ước mơ đầu đời được bay xa.