Theo khảo sát trên trang Dabate, có tới 64% câu trả lời của các nhà giáo dục là nên dùng phương pháp răn đe bằng cách đánh đòn trong việc giáo dục trẻ. Một số người chia sẻ: Trẻ tỏ ra biết sợ và e dè mỗi khi chuẩn bị lặp lại điều sai mà trước đó từng bị đánh đòn.
Tại các nước phát triển như Anh, việc răn đe bằng đòn roi không được áp dụng trong lớp học. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn được cha mẹ và người thân áp dụng tại nhà. Trên thực tế, nhiều cha mẹ sử dụng phương pháp đánh để giúp trẻ ngoan hơn, tuy nhiên chúng ta cần nhìn nhận điều này khoa học hơn và tránh lạm dụng kẻo mất hiệu quả, dẫn đến bạo lực.
Đánh đòn trẻ như thế nào để có hiệu quả?
Giáo dục trẻ bằng đòn roi bao gồm các hành động như như dùng tay hoặc vật dụng đánh vào thân thể của trẻ để tạo cảm giác đau, nhằm mục đích làm trẻ dừng lại hành vi không đúng. Đánh đòn là quy trình diễn biến hành vi phức tạp và cần hiểu thật rõ tính khả thi của nó khi áp dụng với trẻ nhỏ.
Đánh đòn trẻ vẫn là phương pháp được các bậc cha mẹ sử dụng phổ biến trong giáo dục con cái - Ảnh minh họa: Internet
Tại Anh, ở góc độ khoa học, răn đe bằng đánh đòn được hiểu theo 3 tiêu chí: Đây không là cách thể hiện quyền lưc của cha mẹ; Không áp dụng để gây tổn thương nghiêm trọng thể xác của trẻ; Không gây ảnh hưởng đến nỗi sợ lâu dài và nặng nề cho trẻ. Vi phạm một trong ba tiêu chí này sẽ được xem là hành vi bạo lực trẻ em và sẽ bị truy cứu.
Dựa trên những dẫn chứng có sẵn, các chuyên gia trẻ em không ủng hộ việc răn đe trẻ bằng hình thức đánh đòn, đặc biệt đối với trẻ nhỏ. Thay vào đó, nên sử dụng các phương pháp kỷ luật khác như Time outs (cho con tự suy nghĩ về lỗi lầm).
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có đầy đủ bằng chứng chứng minh việc giáo dục trẻ bằng đòn roi là phản tác dụng, không có hiệu quả cho trẻ. Trong một số trường hợp, cần thiết phải đánh đòn trẻ để ngăn cấm tạm thời tình huống nguy hiểm trẻ có thể làm tại nhà.
Nguyên tắc khi đánh đòn trẻ
Nếu quyết định sử dụng phương pháp đánh đòn, cha mẹ cần áp dụng đúng và tuân thủ một số nguyên tắc để giúp trẻ hiểu ra lỗi sai và không tái phạm:
- Chỉ sử dụng trong trường hợp quan trọng để không tạo áp lực cho trẻ. Cha mẹ chỉ cần tạo cho trẻ sợ hãi ở mức độ nhất định để chú ý về lỗi lầm đã mắc phải. Ví dụ: Trẻ thường làm trò nguy hiểm như vừa xuống xe nhảy ngay ra đường…
- Lời nói răn đe trước khi phạt là cần thiết, trong đó nhấn mạnh hành vi đúng trẻ cần làm, hành vi sai trẻ không nên tái phạm. Ví dụ ở đây là "Xuống xe và nắm tay mẹ mới được đi".
- Dẫn trẻ ra vùng tạm gọi là Time – out, đánh đòn trẻ với vật dụng đã quy ước và vùng đánh đã quy ước. Theo nghiên cứu, số lần dùng roi đánh = số tuổi + 1 nhưng không quá 5 roi. Trẻ trên 5 tuổi số roi đánh tối đa vẫn là 5.
- Lực đánh chỉ đủ làm đau và giống nhau cho các roi. Không tăng dần theo sự tức giận hoặc giảm dần theo sự yêu thương.
- Khi đánh xong, cha mẹ hãy cho trẻ biết: Đây là hình phạt nếu còn tái phạm. Đồng thời giải tích rõ về sai lầm để trẻ hiểu. Nếu trẻ phản ứng tích cực (trẻ khóc, cần một cái ôm) thì mẹ hãy ôm trẻ. Nếu trẻ phản ứng tiêu cực (trẻ khóc lớn và phản kháng), nên để trẻ tự trải qua khoảng thời gian này rồi nói lại cho trẻ hiểu.
Nếu thực hiện những bước này, hình phạt roi của cha mẹ sẽ có định hướng. Trẻ sẽ hiểu vì sao lại bị đánh đòn, chú ý không phại sai lầm những lần sau.
Như vậy, cách đánh đòn trẻ khi hư có thể sử dụng nhưng cần sử dụng đúng và văn minh. Tùy vào hoàn cảnh của từng gia đình mà có sự lựa chọn phương pháp giáo dục với trẻ. Dù phương pháp giáo dục nào cha mẹ cũng cần cho trẻ hiểu rõ giá trị thực của nó mang lại trong phát triển hành vi của trẻ hơn là sự trừng phạt thông thường.