Đây là phương pháp sơ cứu vết bỏng chuẩn nhất cho trẻ nhỏ mà bố mẹ rất nên nhớ

Trẻ con hiếu động nghịch ngợm nên đôi khi có thể bị bỏng ngoài ý muốn và nếu trường hợp không may đó xảy ra thì cha mẹ nên lưu ý đến một số phương pháp sơ cứu dưới đây.

Nhà là nơi rất an toàn, nhưng thực tế, nhà cũng là nơi ẩn chứa nhiều nguy hiểm rình rập trẻ nhỏ. Khi bố mẹ không để mắt đến trẻ, trẻ có thể bị bỏng nước sôi và gây ra thương tích nghiêm trọng. Hội Chữ thập đỏ Hồng Kông đưa ra phương pháp sơ cứu vết bỏng chuẩn nhất bố mẹ cần nhớ.

Cách sơ cứ vết bỏng nhẹ:

- Để vết bỏng chảy dưới vòi nước, hoặc ngâm vết bỏng trong nước lạnh cho đến khi không còn cảm giác đau rát.

- Nhẹ nhàng lau khô vết thương.

- Dùng bông băng, vải sạch hoặc màng bảo quản thực phẩm che vết thương.

- Tránh đụng chạm khiến vết thương xây xát.

Những vết bỏng nào không nên tự xử lý, mà cần đưa trẻ đến bệnh viện?

- Bỏng ở mức độ 3.

- Bộ phận bị bỏng chẳng hạn đường hô hấp, mặt, cánh tay, bàn tay, cơ quan sinh dục.

- Đối tượng bị bỏng là trẻ nhỏ.

- Bỏng bề mặt da trên 10%.

Bác sĩ Tiêu Việt - Hội trưởng Hội Chữ thập đỏ Hồng Kông, cho biết: "Chúng tôi không khuyến khích mọi người dùng phương pháp dân gian sơ cứu vết bỏng. Chẳng hạn bôi kem đánh răng hoặc xì dầu lên vết bỏng có thể khiến vết bỏng bị nhiễm khuẩn".

Lưu ý khi sơ cứu vết bỏng:

Khi vết bỏng xuất hiện các túi bỏng nước, tuyệt đối không nên chích.

Bác sĩ Tiêu Việt giải thích: "Các túi bỏng nước cũng chính là lớp bảo vệ của làn da. Nếu tự ý chích các túi bỏng nước và không xử lý tốt, vết bỏng sẽ đối mặt với nguy cơ nhiễm khuẩn nghiêm trọng".

- Không chích các túi bỏng nước.

- Không bôi kem đánh răng hoặc xì dầu.

- Không dùng đá chườm vết bỏng.

- Không hạ nhiệt vết bỏng quá mức cần thiết.

- Không bóc da hoặc mảnh quần áo dính vào vết bỏng.

Biện pháp phòng tránh bỏng đối với trẻ nhỏ

Ảnh minh họa

- Que diêm hoặc bật lửa nên đặt ngoài tầm với của trẻ.

- Khi nấu ấm nước, miệng của ấm nước nên hướng vào tường, tránh tình trạng hơi nước thoát ra làm bỏng trẻ.

- Đảm bảo bếp lò, bếp gas đã tắt khi nhấc nồi xuống bếp.

- Khi tắm cho trẻ, phải kiểm tra nhiệt độ của nước.

- Khi ủi áo quần, không nên để trẻ nhỏ đến gần.

- Không hút thuốc trên giường.

- Không để trẻ nhỏ chạm vào đồ đựng thức ăn nóng.

- Không để khăn trải bàn quá dài, tránh tình trạng trẻ vô tình kéo khăn, khiến đồ đựng thức ăn nóng đổ ập vào người trẻ.

- Nhà có trẻ nhỏ, bố mẹ cần ưu tiên chọn những đồ vật không có tính bắt lửa hay gây ra cháy nổ.

Theo emdep.vn

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Báo nói