Chặng đường hơn 30 năm tái lập tỉnh, văn hóa đã đóng vai trò quan trọng vào những thành tựu chung của Hà Tĩnh. Tuy nhiên, theo đánh giá tại Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX nhiệm kỳ 2020-2025 thì “bên cạnh những kết quả đạt được, việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người Hà Tĩnh vẫn còn những tồn tại, hạn chế”. Đây là điểm “nghẽn” làm cho văn hóa chưa phát huy hết tiềm năng, nội lực to lớn.
Đền Cả Tổng Du Đồng tại thôn Vĩnh Thành, xã Đức Đồng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) được xây dựng cách đây gần 500 năm, không chỉ mang giá trị lịch sử, văn hóa mà còn là một công trình kiến trúc nghệ thuật. Tuy nhiên hiện nay, ngôi đền này chưa được đầu tư tôn tạo xứng tầm, nhiều hạng mục xuống cấp.
Đình làng Đôn Mỹ ở xã Sơn Trà (Hương Sơn - Hà Tĩnh) là di tích lịch sử đang bị xuống cấp nghiêm trọng nay được đầu tư gần 400 triệu đồng để trùng tu, tôn tạo.
Khuôn viên không được dọn vệ sinh, một số hạng mục bị xuống cấp, bát hương bị vỡ… đó là cảnh tượng buồn tại Di tích lịch sử Quốc gia Chứng tích tội ác chiến tranh trường Cấp 2 Hương Phúc ở thôn Tân Phúc, xã Hương Trạch (Hương Khê, Hà Tĩnh).
Đền Trạng ở xóm Vĩnh Phúc, làng Trung Định, xã Hương Thủy (Hương Khê, Hà Tĩnh) là ngôi đền cổ với kiến trúc độc đáo, được xây dựng từ đầu thời Nguyễn. Qua thăng trầm của lịch sử, nhiều hạng mục kiến trúc của ngôi đền hơn 200 năm tuổi này hư hỏng nặng, cần được tu bổ, tôn tạo khẩn cấp.
Đến tận đời thứ 7, hậu duệ của ông Trần Đình Lãng - quan Ngự sử triều đình vua Tự Đức (quê ở xã Tượng Sơn, Thạch Hà, Hà Tĩnh) - mới dám mở bảo vật gia truyền cất giữ sắc phong vua ban.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh ta, nhiều di tích, vì nhiều lý do, đã mai một và trở thành… phế tích. Bấy nhiêu phế tích cũng có nghĩa là bấy nhiêu tâm niệm, tình cảm của ông cha đã “hao mòn” theo năm tháng.