Nỗi lo xuống cấp di tích lịch sử - văn hóa Quốc gia đền Cả Tổng Du Đồng

(Baohatinh.vn) - Đền Cả Tổng Du Đồng tại thôn Vĩnh Thành, xã Đức Đồng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) được xây dựng cách đây gần 500 năm, không chỉ mang giá trị lịch sử, văn hóa mà còn là một công trình kiến trúc nghệ thuật. Tuy nhiên hiện nay, ngôi đền này chưa được đầu tư tôn tạo xứng tầm, nhiều hạng mục xuống cấp.

Nỗi lo xuống cấp di tích lịch sử - văn hóa Quốc gia đền Cả Tổng Du Đồng

Theo tư liệu lịch sử, đền Cả Tổng Du Đồng (hay còn gọi là đền Hàng Tổng) được xây dựng từ cuối đời nhà Lê (khoảng đầu thế kỷ XVI). Đền thờ Thành hoàng làng Bùi Thúc Ngật, người từng giữ chức Chánh đội trưởng, Phó thiên hộ kiêm Tổng giáo quan tại trại quan Đồng Công, người có công tổ chức khai phá đất hoang, chiêu dân lập ấp tạo nên nhiều xóm làng của Tổng Du Đồng (thuộc các xã Đức Đồng, Đức Lạng, Hòa Lạc bây giờ). Ông cũng là người truyền bá, mở mang nghề trồng dâu, nuôi tằm và mở trường dạy học đầu tiên cho Nhân dân cả vùng phía Tây huyện Đức Thọ ngày nay. Sau khi ông mất, Nhân dân nhớ ơn và lập đền thờ.

Nỗi lo xuống cấp di tích lịch sử - văn hóa Quốc gia đền Cả Tổng Du Đồng

Được thành lập cách đây gần 500 năm, đền Cả Tổng Du Đồng là nơi chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử như: là nơi tiếp nhận lương thực, tuyển mộ quân sỹ của nghĩa quân Phan Đình Phùng những năm 1887-1888; nơi cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc và con trai ông là Nguyễn Sinh Cung (tức Bác Hồ) ghé thăm khi đến đây dạy học vào năm 1903-1904. Ngôi đền cũng là nơi diễn ra Hội nghị thành lập Tổng ủy Du Đồng của Đảng Cộng Sản Đông Dương năm 1930 và là nơi lá cờ đỏ sao vàng được treo lên vào ngày 21/8/1945 trong cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền tháng 8/1945.

Nỗi lo xuống cấp di tích lịch sử - văn hóa Quốc gia đền Cả Tổng Du Đồng

Không chỉ mang giá trị lịch sử, đền Cả Tổng Du Đồng còn là một quần thể kiến trúc độc đáo, bao gồm: cổng đền, nhà tam quan, nhà hạ, trung, thượng điện và các công trình phụ trợ khác.

Nỗi lo xuống cấp di tích lịch sử - văn hóa Quốc gia đền Cả Tổng Du Đồng

Đặc biệt hiện nay, nhà tam quan của đền Cả Tổng Du Đồng vẫn còn giữ được gần như nguyên bản kiến trúc ban đầu, với 1 gian, 2 vì (mái) có hồi văn làm bằng gỗ lim và mít lợp ngói mũi hài, toàn bộ các đường xà kẻ khâu đấm rường và cửa vọng đều được chạm lộng rất tỉ mỉ và tinh xảo với các đề tài dân gian như cảnh trí sinh hoạt tứ quý, cá chép vượt Vũ Môn, rùa đội cuốn thư...

Nỗi lo xuống cấp di tích lịch sử - văn hóa Quốc gia đền Cả Tổng Du Đồng

Tương truyền, để thực hiện các mảng khối điêu khắc ở nhà tam quan, các tốp thợ giỏi nhất của làng Thượng và làng Hạ (những làng nghề điêu khắc mộc nổi tiếng của Tổng Du Đồng lúc bấy giờ) phải mất hàng năm trời mới hoàn thành. Trong ảnh: Một góc vì nhà tam quan được chạm lộng tinh xảo tại đền Cả Tổng Du Đồng.

Nỗi lo xuống cấp di tích lịch sử - văn hóa Quốc gia đền Cả Tổng Du Đồng

Năm 1992, Bộ Văn hóa, Thông tin và Thể thao (nay là Bộ VH-TT&DL) quyết định công nhận đền Cả Tổng Du Đồng là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia.

Nỗi lo xuống cấp di tích lịch sử - văn hóa Quốc gia đền Cả Tổng Du Đồng

Tuy nhiên, thời gian qua do thiếu duy tu đồng bộ, hiện nay, đền Cả Tổng Du Đồng đang có dấu hiệu xuống cấp ảnh hưởng đến việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, lịch sử của di tích này. Ông Nguyễn Văn - Thủ từ đền Cả Tổng Du Đồng cho biết: "Mặc dù thời gian qua, các cấp chính quyền đã có nhiều lần tu sửa, tôn tạo nhưng chỉ làm từng đợt nhỏ lẻ và chắp vá một số hạng mục, khiến chổ này vừa sửa lại thì chỗ kia đã hỏng... Hiện nay, cứ mỗi lần trời mưa là nước dột thấm qua mái tràn vào lênh láng cả nhà trung điện làm mục các đồ thờ cúng, giá đỡ, cột kèo bằng gỗ...". Trong ảnh: Ông Nguyễn Văn chuẩn bị sẵn các xô, chậu để hứng nước dột từ mái nhà xuống nhà Trung điện mỗi lúc trời mưa.

Nỗi lo xuống cấp di tích lịch sử - văn hóa Quốc gia đền Cả Tổng Du Đồng

Ông Bùi Ngọc Lan, thành viên trong Ban Quản lý đền Cả Tổng Du Đồng bên mái nhà trung điện được tu sửa chưa lâu nhưng vẫn bị nước tràn vào mỗi khi trời mưa.

Nỗi lo xuống cấp di tích lịch sử - văn hóa Quốc gia đền Cả Tổng Du Đồng

Việc thường xuyên bị ngập, ướt nước mưa khiến nhiều hạng mục bằng gỗ có tuổi đời hàng trăm năm nhanh chóng ẩm mục, hư hỏng. Trong ảnh: Giá đỡ ngựa gỗ tại nhà trung điện đền Cả Tổng Du Đồng.

Nỗi lo xuống cấp di tích lịch sử - văn hóa Quốc gia đền Cả Tổng Du Đồng

Môi trường ẩm thấp cũng khiến nhiều đồ thờ cúng có giá trị lịch sử và nghệ thuật tại nhà thượng điện bị hư hại không thể sửa chữa. Trong ảnh: bức tranh bằng gỗ tạc hình tượng Thành hoàng làng Bùi Thúc Ngật bị mục nát.

Nỗi lo xuống cấp di tích lịch sử - văn hóa Quốc gia đền Cả Tổng Du Đồng

Ông Bùi Ngọc Lan, thành viên trong Ban Quản lý đền Cả Tổng Du Đồng cho biết: "Nhiều đồ vật có lịch sử hàng trăm năm, có cái tồn tại từ lúc mới thành lập đền nhưng không có điều kiện bảo quản, bị hư hại, chúng tôi đành phải bỏ". Trong ảnh: Những đồ tế khí bị hư hỏng.

Nỗi lo xuống cấp di tích lịch sử - văn hóa Quốc gia đền Cả Tổng Du Đồng

Bàn thờ, các loại đồ thờ bằng gỗ bị hỏng được xếp lớp, phủ bạt sau đền.

Thời gian qua, bằng nguồn ngân sách chống xuống cấp di tích của tỉnh và sự chỉ đạo của Sở VH-TT&DL, chúng tôi cũng đã cho tiến hành trùng tu, tôn tạo đền Cả Tổng Du Đồng và một số di tích trên địa bàn. Tuy nhiên, do thời gian xây dựng đã lâu, nhiều hạng mục của các di tích đồng loạt bị xuống cấp, vì vậy để trùng tu di tích một cách đồng bộ gặp nhiều khó khăn. Chúng tôi cũng đang kêu gọi xã hội hóa nguồn lực và rất mong có sự đồng hành, chung sức đóng góp của các tập thể, cá nhân khắp mọi miền để cùng trùng tu, tôn tạo đền Cả Tổng Du Đồng nói riêng và các di tích trên địa bàn nói chung, nhằm tăng cường hơn nữa việc bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa của các di sản trên địa bàn.

Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Đức Thọ Nguyễn Văn Đức

Chủ đề Di chỉ - Khảo cổ

Chủ đề Đời sống văn hóa

Đọc thêm

Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cầu Cơn Gáo thuộc xã Kỳ Hoa (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) có vai trò rất quan trọng trong việc triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn hồ chứa nước thượng nguồn Sông Trí vào mỗi mùa mưa lũ.
Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Dù trên địa bàn có nhà máy nước sạch song nhiều năm qua, rất nhiều hộ dân ở xã Tiến Lộc cũ, nay là thị trấn Nghèn (Can Lộc, Hà Tĩnh) lại rơi vào tình trạng thiếu nước sạch!
"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

Khi điểm mở dải phân cách trên quốc lộ 1 thuộc địa phận huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) lắp thêm rào chắn, nhiều người chọn đi ngược chiều nên tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.
Biển chỉ dẫn... có như không!

Biển chỉ dẫn... có như không!

Nhiều biển chỉ dẫn dọc theo tuyến đường thuộc xã Thạch Văn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) bị hư hỏng, bong tróc như "đánh đố" người tham gia giao thông.