(Baohatinh.vn) - Trước việc xuống cấp của đền Phú Sơn (xã Tượng Sơn, TP Hà Tĩnh), chính quyền địa phương đã lợp tôn bao quanh để bảo vệ, song đây chỉ là biện pháp tạm thời, gây mất mỹ quan đền cổ.
Đền Phú Sơn thuộc xã Tượng Sơn (TP Hà Tĩnh) được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XVIII, là công trình kiến trúc nghệ thuật gắn với nhiều giá trị văn hóa phi vật thể của cộng đồng cư dân nông nghiệp lúa nước. Nằm ở vị trí “non nước hữu tình”, phía trước là sông Rào Cái (Hoàng Hà), phía sau là núi Tượng Sơn, đền Phú Sơn thờ cúng các vị thần Tam Lang và thần Nông, Thánh Mẫu, là những vị thần gắn với tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp lúa nước Việt Nam từ xưa. (Trong ảnh: Đền Phú Sơn trước khi lợp tôn bao quanh).
Trải qua hàng trăm năm, các hạng mục của đền Phú Sơn in hằn dấu vết bị ăn mòn, nứt vỡ. Những mảng tường, cột trụ đã mục nát, có nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào.
"Sau thời gian chống chọi với thời tiết, thiên tai, hệ thống nhà từ đường, thượng điện và cổng chính của đền đều bị hư hỏng, nứt gãy, rêu mốc phủ bám. Những hoa văn điêu khắc, chạm trổ tinh xảo đã bị ăn mòn hoàn toàn. Nhiều lớp gạch vữa tại nhà thượng điện bị vỡ vụn, sụt lún, khoét sâu vào bên trong", ông Bùi Kim Tịnh - bảo vệ đền Phú Sơn cho biết. Trước nguy cơ đổ sập do đền xuống cấp, năm 2022, chính quyền địa phương phối hợp với một mạnh thường quân để dựng mái tôn che kín các hạng mục của đền, xây dựng hệ thống tiểu cảnh bao quanh. Đến ngày 13/1/2023, UBND tỉnh Hà Tĩnh quyết định công nhận đền Phú Sơn là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh. Việc quây tôn bao quanh nhằm mục đích bảo vệ ngôi đền cổ, tránh di tích trở thành phế tích. Tuy nhiên đây chỉ là phương án tạm thời. Về lâu dài sẽ làm mất đi vẻ tôn nghiêm cùng mỹ quan của ngôi đền hàng trăm năm tuổi.
Sau khi "phủ" tôn, hệ thống bàn thờ để hương khói các vị thần tại đền được khôi phục nhằm phục vụ tín ngưỡng tâm linh của người dân địa phương. Theo người dân địa phương, nếu không có lớp tôn che chắn thì chỉ cần trải qua vài đợt mưa lớn, ngôi đền sẽ chỉ còn là vết tích. Ông Dương Kim Huy - Chủ tịch UBND xã Tượng Sơn cho hay: "Cách dựng mái tôn che chắn ngôi đền chỉ là phương án tạm thời để bảo vệ di tích trước sự tác động của thời tiết. Chính quyền địa phương đã họp bàn và làm tờ trình lên cấp trên, các cơ quan bảo vệ di sản văn hóa để tìm nguồn kinh phí hỗ trợ tôn tạo, phục dựng, bảo tồn cụm di tích kiến trúc này".
Không còn là những lời ru xưa vang vọng trong ký ức, những lớp học dân ca của CLB Dân ca ví, giặm trẻ Hà Tĩnh đã được “làm mới” và trở thành sân chơi sáng tạo, giúp các em nhỏ thêm tự tin, gắn kết và yêu văn hóa truyền thống.
Từ mái ấm cô nhi viện đến lễ đường nơi Xóm Cồn, hành trình của Tuấn và Duyên là minh chứng cho một tình yêu đủ sâu để vượt qua nghịch cảnh, dù chỉ trong khoảnh khắc cuối cùng...
Mỗi người đều có một nơi để trở về, một ký ức để gìn giữ. Và, với nhiều người, đó chính là hình ảnh ngôi nhà xưa với những yêu thương đong đầy trong từng khoảnh khắc đời thường.
Đêm chung kết Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2025 diễn ra vào tối 21/6 tại Nha Trang (Khánh Hòa) với sự góp mặt của 43 thí sinh. Vương miện hoa hậu thuộc về Phương Linh.
Bánh mì Việt Nam, sandwich kẹp thịt nguội Tây Ban Nha, bánh mì kẹp thịt cùng sốt ớt đỏ Mexico là những loại bánh kẹp được thực khách và chuyên gia ẩm thực xếp hạng ngon nhất thế giới.
Lễ kỷ niệm là dịp để Hà Tĩnh tiếp tục khẳng định, tôn vinh công lao, tài năng và những đóng góp đặc biệt xuất sắc của Đại thi hào Nguyễn Du đối với nền văn học, văn hóa Việt Nam và nhân loại.
Đền Bạch Vân và chùa Thịnh Xá (Hương Sơn) được công nhận di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia năm 2008 nhưng hiện nhiều hạng mục tại cụm di tích này hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng.
Trải dài khắp ba miền đất nước, từ những khu nghỉ dưỡng xứng tầm tinh hoa đến các thiên đường giải trí tràn đầy năng lượng, Vinpearl & VinWonders với chiến dịch “Hè rực rỡ - Vui bất ngờ” mở ra chuỗi trải nghiệm độc bản, sẵn sàng thổi bùng không khí lễ hội, vui chơi bất tận kéo dài từ Bắc tới Nam.
Hà Tĩnh là vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa đặc sắc, trong đó có những làn điệu ví, giặm. Vậy làm gì để di sản dân ca ví, giặm trở thành sản phẩm du lịch văn hóa thu hút du khách?
Công việc của người giữ rừng chưa bao giờ là dễ dàng, bởi nhiều vất vả, thiếu thốn, hiểm nguy. Song với tình yêu rừng, họ đã vượt qua tất cả để góp sức bảo vệ đại ngàn.
Ứng dụng công nghệ để quảng bá di tích, cách làm này tại Khu lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du (thị trấn Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đang mở ra hướng tiếp cận mới, sinh động hơn, gần gũi hơn với du khách – đặc biệt là giới trẻ.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, đang góp phần đánh thức tiềm năng du lịch, quảng bá nét đẹp quê hương con người Hà Tĩnh.
Cổng làng Văn Xá (xã Lâm Trung Thủy, Đức Thọ, Hà Tĩnh) mới được xây dựng, song việc thể hiện tên làng và câu đối nổi bật bằng chữ Hán đã gây ra những ý kiến không đồng tình.
Triển lãm thành tựu KT-XH nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày Quốc khánh là sự kiện quan trọng, khẳng định những thành quả của đất nước trong chặng đường 80 năm xây dựng và phát triển.
Trước làn sóng chỉ trích về an ninh ngày càng gia tăng, chính quyền thành phố du lịch Pattaya quyết định sử dụng công nghệ hiện đại nhằm bảo vệ du khách và người dân.
Tham dự buổi lễ có Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Duy Lâm, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải, các đồng chí Ủy viên BTV Tỉnh ủy; các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh.
Việc được công nhận di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh Hà Tĩnh là cơ sở để các địa phương, dòng họ có hướng bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị của di tích.
Trên đời này, duyên phận không thể cưỡng cầu. Khi hạnh phúc tan vỡ điều cần làm không phải là trốn tránh hay chìm vào nỗi đau quá khứ mà phải đối diện để tìm lại chính mình!
Nghỉ hè là khoảng thời gian được thanh, thiếu nhi mong chờ nhất sau một năm học tập. Tại Hà Tĩnh, ngay từ đầu tháng 6, các lớp năng khiếu hè đã bắt đầu hoạt động, tạo sân chơi bổ ích cho các em.
Tại nhiều địa phương Hà Tĩnh, nhiều bảo vật quý hiếm đang đối mặt với nguy cơ bị xâm hại dưới nhiều hình thức, không chỉ làm tổn hại giá trị lịch sử, văn hóa mà còn gióng lên hồi chuông cảnh báo về trách nhiệm bảo tồn di sản.