Dịch giả Rafael Lobarte Fontecha: “Dịch thuật thuận lợi hơn khi yêu và tôn trọng tác phẩm”

(Baohatinh.vn) - Năm 2015, vào dịp kỷ niệm 250 năm ngày sinh Nguyễn Du, Nhà Xuất bản Hiperión (Tây Ban Nha) phát hành bản dịch Truyện Kiều tiếng Tây Ban Nha do dịch giả Rafael Lobarte Fontecha (R. Lobarte) thực hiện.

Nhân kỷ niệm 255 năm ngày sinh và tưởng niệm 200 năm ngày mất Đại thi hào Nguyễn Du, Báo Hà Tĩnh trân trọng giới thiệu cùng độc giả cuộc trò chuyện với dịch giả R. Lobarte.

Dịch giả Rafael Lobarte Fontecha: “Dịch thuật thuận lợi hơn khi yêu và tôn trọng tác phẩm”

Dịch giả Rafael Lobarte Fontecha

- Ông đã làm quen với văn học Việt Nam và khám phá Truyện Kiều của Nguyễn Du như thế nào?

- Dịch giả R. Lobarte: Lần đầu tiên tôi tiếp xúc với văn học Việt Nam là lúc tôi chuẩn bị cho một chuyến đi đến Đông Nam Á. Trong tất cả các sách hướng dẫn mà tôi đã tham khảo đều có giới thiệu Truyện Kiều, được coi là thành tựu đỉnh cao của thơ ca Việt Nam và là tác phẩm sử thi quốc gia lớn. Là một người say mê thơ sử thi, tôi bị cuốn hút với tác phẩm này ngay lập tức khi tôi tìm thấy một bản dịch song ngữ tiếng Pháp trong một hiệu sách cũ ở Sài Gòn. Ngay khi tôi nhìn vào cuốn sách, tôi nhận ra rằng, đó là một cái gì đó khác biệt.

- Điều gì đã thúc đẩy ông dịch Truyện Kiều? Bản dịch được thực hiện trong bao lâu, dịch từ nguyên bản tiếng Việt hay thông qua một bản dịch khác? Ông có tham khảo các cuốn sách hay có sự trợ giúp của ai khác?

- Dịch giả R.Lobarte: Tôi quyết định dịch Truyện Kiều bởi vì, ngay khi tôi bắt đầu đọc nó, tôi đã rất phấn khích. Những câu thơ đầu tiên của tác phẩm mới đọc đã rất khó quên.

Tôi phải mất vài năm cho việc này, vì dịch thuật không phải là nghề thông thường của tôi, tôi chỉ sử dụng thời gian rảnh mà tôi có. Mặt khác, vào thời điểm đó, tôi hoàn toàn không biết tiếng Việt, vì vậy, việc lấp đầy sự thiếu hụt này cũng mất thời gian. Đó là một bản dịch trực tiếp của bản gốc. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng, do kiến thức về tiếng Việt của tôi không hoàn hảo như mong muốn, tôi cần sử dụng các bản dịch khác, cả tiếng Pháp và tiếng Anh, những ngôn ngữ mà tôi có thể đọc mà không gặp khó khăn gì và đó là những bản dịch được thực hiện bởi các dịch giả song ngữ.

Dịch giả Rafael Lobarte Fontecha: “Dịch thuật thuận lợi hơn khi yêu và tôn trọng tác phẩm”

Cuốn Truyện Kiều được dịch ra tiếng Tây Ban Nha của Rafael Lobarte Fontecha

- Giữa ngôn ngữ nguồn là tiếng Việt, đặc biệt tiếng Việt của Nguyễn Du trong Truyện Kiều và ngôn ngữ đích mà ông sử dụng có những điểm tương đồng và khác biệt nào? Những khác biệt đó có ảnh hưởng thế nào trong việc chuyển tải nội dung và cái hay, cái đẹp của Truyện Kiều đến với độc giả?

- Dịch giả R. Lobarte: Tiếng Việt là một ngôn ngữ thanh điệu, còn tiếng Tây Ban Nha là một ngôn ngữ trọng âm, nên việc cố gắng chuyển các giá trị ngữ âm từ bản gốc sang tiếng Tây Ban Nha là một nhiệm vụ bất khả thi. Tuy nhiên, ngay từ đầu tôi đã biết rằng, phần lớn các phương diện văn học của tác phẩm gốc có thể bảo tồn, ít nhất là những gì chung giữa hai ngôn ngữ như vẻ đẹp của hình ảnh, ẩn dụ, đối xứng, giao thoa, nghịch lý v.v…

- Ngoài những khác biệt về ngôn ngữ, những khó khăn gặp phải khi dịch Truyện Kiều là gì? Theo ông, một dịch giả cần có những kiến thức cơ bản và kỹ năng cần thiết nào để có thể dịch thành công một tác phẩm như Truyện Kiều sang ngôn ngữ khác?

Dịch giả R. Lobarte: Khó khăn lớn nhất là, như tôi vừa chỉ ra, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Việt hầu như không có điểm tiếp xúc, cả về ngữ âm và cú pháp. Tuy nhiên, mọi khó khăn đều có thể vượt qua dựa trên tình yêu và sự tôn trọng đối với tác phẩm mà bạn dịch, cần sự cống hiến và phát huy tất cả các năng lực văn chương mà bạn có, về điều này là điểm mạnh của tôi, với tư cách là nhà văn và nhà thơ. Đây là một bản dịch song ngữ khó thể hiện nhịp điệu, vốn là khía cạnh trực quan thông thường của một văn bản thơ. Tôi đã cố gắng để phiên bản tiếng Tây Ban Nha mang hơi hướng trữ tình nhất có thể và bảo tồn tối đa các yếu tố của bản gốc khi chuyển sang một ngôn ngữ mà cú pháp và ngữ âm rất khác với tiếng Việt. Tôi cũng cố gắng để bản dịch không sa đà vào chú giải dễ gây nhàm chán cho người đọc.

Dịch giả Rafael Lobarte Fontecha: “Dịch thuật thuận lợi hơn khi yêu và tôn trọng tác phẩm”

Độc giả ở Tây Ban Nha khám phá những giá trị của Truyện Kiều từ bản dịch của Rafael Lobarte Fontecha

- Truyện Kiều được viết bằng thể thơ lục bát. Ông đã dịch sang thể thơ văn xuôi tiếng Tây Ban Nha. Người ta cho rằng, dịch thơ là không thể. Ông đã thực hiện việc không thể đó như thế nào?

- Dịch giả R. Lobarte: Mặc dù thông thường tôi chọn dịch có vần nhịp thành tác phẩm thơ, nhưng trong trường hợp này tôi thấy một bản dịch thơ văn xuôi phù hợp hơn. Đối với ngôn ngữ Tây Ban Nha thì đây là cách khá phổ biến, thường thấy trong các bản dịch từ một ngôn ngữ phương Đông và như vậy, người đọc đương thời được chuẩn bị tốt hơn. Tôi cũng đã nghĩ đến khả năng dịch thành thể thơ 8 âm tiết (octosílabos) kiểu thơ romance - một hình thức thơ truyền thống tuyệt vời của Tây Ban Nha nhưng cuối cùng tôi đã nghĩ rằng, một nỗ lực như vậy có thể mất quá nhiều thời gian, trong khi dễ dẫn đến nguy cơ với việc không nên làm, là xa rời bản gốc. Vì vậy, tôi đã loại bỏ ý định đó.

Tôi không nghĩ là không thể dịch thơ. Điều chắc chắn là thơ chỉ có thể được dịch qua thơ; do đó, bản dịch của nó về cơ bản là một tác phẩm thuần túy sáng tạo văn học.

- Kiến thức về văn hóa gốc (văn hóa Việt Nam) và văn hóa đến (nơi tác phẩm được tiếp nhận) giữ vai trò quan trọng thế nào trong việc chuyển tải tác phẩm Truyện Kiều thông qua bản dịch?

- Dịch giả R. Lobarte: Mặc dù kiến thức tốt về văn hóa Việt Nam là rất cần thiết, nhưng kiến thức về văn hóa Đông Á nói chung và đặc biệt là văn học Trung Quốc cũng quan trọng không kém. Theo nghĩa này, tôi cho rằng, tác phẩm của Nguyễn Du không thể bị thu hẹp trong phạm vi văn học Việt Nam, mà bên cạnh đó, tác phẩm được đặt trong lĩnh vực văn hóa rộng lớn hơn, là văn hóa phương Đông, rồi thông qua đó, tiến tới một lĩnh vực khác lớn hơn nữa, đó là nền văn học phổ quát.

Xin cảm ơn dịch giả!

Rafael Lobarte Fontecha sinh ở Zaragoza năm 1959, là nhà thơ và dịch giả Tây Ban Nha. Ông là tác giả của các tập thơ: Học cách cô đơn (1979), nơi ở của Eros (2006), Mặt trời đen (2011), Mười hai vương miện trắng (2016), Sự chậm trễ của Sicilia (2017), Lý do để chờ đợi (2020). Ông cũng đã xuất bản các bản dịch thơ như: Epipsychidion (2008) và Thư gửi Maria Gistern cùng những bài thơ khác (2017) của nhà thơ Anh Percy B.Shelle; Tuyển tập thơ John Kears (2009) - nhà thơ Anh, Truyện Kiều (2014) của Nguyễn Du, Thơ (2020) của nhà thơ Ý Guido Cavalcanti. Dịch giả Rafael Lobarte Fontecha từng đến Việt Nam vào năm 2007, chuyến đi đã đưa ông đến với Truyện Kiều của Nguyễn Du, để rồi 5 năm sau, bản dịch tiếng Tây Ban Nha của ông ra đời ở Thủ đô Madrid, được đông đảo độc giả đón nhận và đánh giá cao.

Chủ đề KỶ NIỆM NGÀY SINH DANH NHÂN NGUYỄN CÔNG TRỨ

Đọc thêm

“Cày” phim - từ thú vui đến hệ lụy

“Cày” phim - từ thú vui đến hệ lụy

Việc “cày” phim xuyên đêm đã trở thành thói quen của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Tuy nhiên, đằng sau thú vui ấy là những hệ lụy khôn lường cho sức khỏe thể chất và tinh thần.
'Đội trưởng Mỹ' gây phấn khích

'Đội trưởng Mỹ' gây phấn khích

“Captain America: Brave New World” nhận nhiều phản hồi tích cực sau buổi chiếu sớm. Phim được kỳ vọng làm bùng nổ phòng vé toàn cầu sau những tuần đầu năm ảm đạm.
"Tuyết trắng màu hoa mận" trên cao nguyên Mộc Châu

"Tuyết trắng màu hoa mận" trên cao nguyên Mộc Châu

Những ngày đầu xuân mới, cao nguyên Mộc Châu khoác lên mình màu trắng tinh khôi của bạt ngàn hoa mận, báo hiệu mùa xuân về. Với hơn 3.200 ha mận trải rộng khắp các triền đồi, Mộc Châu trở thành vùng trồng mận hậu lớn nhất của cả nước. Trong dịp này, du khách từ khắp mọi miền tìm về để chiêm ngưỡng, ngắm nhìn và lưu lại những hình ảnh với hoa mận trắng muốt, tinh khôi.
Dân ca Quan họ Bắc Ninh lời cổ: Dọn quán bán hàng

Dân ca Quan họ Bắc Ninh lời cổ: Dọn quán bán hàng

Dân ca Quan họ Bắc Ninh lời cổ: Dọn quán bán hàng. Phối khí: NSƯT Mạnh Thắng. Đoàn nghệ thuật tỉnh Bắc Ninh biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Podcast truyện ngắn: Mùa xanh

Podcast truyện ngắn: Mùa xanh

Cầm chiếc bánh buộc lạt vuông vức do chính tay Thàn gói, đôi mắt mẹ bỗng chùng xuống, cảm giác nghẹn ngào cứ thế dâng lên. Bao lâu rồi nhà mới gói bánh chưng, hình như khoảnh khắc này mùa xuân mới về thật rồi đấy...
 Ngồi tựa song đào - Dân ca Quan họ Bắc Ninh

Ngồi tựa song đào - Dân ca Quan họ Bắc Ninh

Dân ca Quan họ Bắc Ninh lời cổ: Ngồi tựa song đào. Phối khí: NS Lưu Ngọc. Đoàn nghệ thuật tỉnh Bắc Ninh biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Bản tình ca Hoa Tiên

Bản tình ca Hoa Tiên

Những ngày đầu năm mới 2025, tác phẩm Hoa tiên của Nguyễn Huy Tự (1743-1790) được tái bản nhằm chuẩn bị cho sự kiện tưởng niệm 235 năm Ngày mất của danh nhân - tháng 9/2025.
Con đường trở thành ca sĩ tỷ phú của Taylor Swift

Con đường trở thành ca sĩ tỷ phú của Taylor Swift

Năm 2024, Taylor Swift khép lại chuyến lưu diễn kéo dài gần 2 năm vòng quanh thế giới đạt doanh thu gần 2 tỷ USD. Đây là con số trong mơ với một nghệ sĩ biểu diễn trong thời kỳ kinh tế khó khăn.
Hát xoan Phú Thọ: Mó cá

Hát xoan Phú Thọ: Mó cá

Tiết mục hát xoan Phú Thọ "Mó cá" do các nghệ nhân dân gian phường xoan An Khái (Kim Đức, Phú Thọ) biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Tiết mục múa độc lập: Bên khung dệt

Tiết mục múa độc lập: Bên khung dệt

Tiết mục múa độc lập: Bên khung dệt. Biểu diễn: Tốp múa nữ. Đoàn nghệ thuật Nam Tây Nguyên tỉnh Lâm Đồng biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Vui xuân ở Đình Hoa Vân Hải

Vui xuân ở Đình Hoa Vân Hải

Các hoạt động sôi nổi nhân dịp đầu xuân tại Đình Hoa Vân Hải (Nghi Xuân - Hà Tĩnh) nhằm thắt chặt tình làng xóm, động viên các tầng lớp nhân dân tích cực thi đua lao động sản xuất.
Hát xoan Phú Thọ: Hát ru mời rượu

Hát xoan Phú Thọ: Hát ru mời rượu

Tiết mục hát xoan Phú Thọ "Hát ru mời rượu" do các nghệ nhân dân gian phường Xoan An Khái, Kim Đức, Phú Thọ biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.