Năm 2015, vào dịp kỷ niệm 250 năm ngày sinh Nguyễn Du, Nhà Xuất bản Hiperión (Tây Ban Nha) phát hành bản dịch Truyện Kiều tiếng Tây Ban Nha do dịch giả Rafael Lobarte Fontecha (R. Lobarte) thực hiện.
Nguyễn Công Trứ quê ở làng Uy Viễn (nay là xã Xuân Giang) huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông xuất thân trong gia đình có truyền thống nho học và là một vị quan đa tài dưới triều Nguyễn. Nền nếp gia phong của gia đình và tác động của xã hội đầy biến động đã ảnh hưởng rất lớn đến cuộc đời, sự nghiệp và nhân cách của ông.
Cuối năm, khi nắng đã dịu màu trong lớp sương huyền hoặc, tôi trở lại Nghi Xuân (Hà Tĩnh), xuôi về miền đất hát Cổ Đạm… Vẫn là những con đường yên ả với những ngôi nhà bình dị dưới chân núi Hồng Lĩnh, ấy thế mà các đào nương một thời đã thành người thiên cổ… Có chăng, chỉ còn lại dư âm tiếng hát, tiếng đàn trong lớp những nghệ nhân trẻ và những người yêu mến lối hát của cổ nhân mà thôi…
Vùng đất Hà Tĩnh nổi tiếng bởi truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng, người dân kiên cường, anh dũng, cần cù, hiếu học và giàu khả năng sáng tạo. Các thế hệ người dân Hà Tĩnh đã cùng nhau xây dựng, vun đắp, trao truyền những giá trị văn hóa tốt đẹp, đặc sắc của quê hương.
Sáng 14/12, nhân kỷ niệm 240 năm ngày sinh, tưởng niệm 160 năm ngày mất Uy viễn Tướng công Nguyễn Công Trứ, Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn cùng lãnh đạo một số sở, ban ngành, huyện Nghi Xuân đã đến dâng hoa, hương tại Đền thờ Nguyễn Công Trứ (huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh).
Đã, đang và sẽ còn có thật nhiều điều nói về Nguyễn Công Trứ: Một nhà nho đầy mộng công danh, một anh hùng thời loạn bất chấp chìm nổi phong trần, một doanh điền lỗi lạc toàn tâm, toàn chí vì dân, một tài tử ngang tàng khinh thị, một tiên phong của thơ ca quốc âm hiện đại... đâu cũng hiển hiện cái bản sắc văn hóa Nguyễn Công Trứ của một thời và mọi thời. Một trong những đặc trưng bản sắc văn hóa ấy là triết lý dấn thân.
Đó là tài và tình - hai phẩm chất, hai phương diện làm nên đặc trưng của nhà nho Uy Viễn; và xét rộng ra thì dường như cũng là đặc trưng của người Xứ Nghệ nói chung và Hà Tĩnh nói riêng.
Đại Nài - tên gọi tự ngàn xưa đã gắn bó với bao nhiêu thăng trầm với đất và người nơi ấy. Cái tên gọi cứ gợi lên một cảm xúc vừa xa cách, vừa gần gũi, vừa kiên cường, vừa thơ mộng. Là phố thị mà sơn thủy hữu tình với sông, núi, chùa chiền... Có lẽ, cũng chính vì vậy mà năm xưa, Tướng công Nguyễn Công Trứ đã lựa chọn dừng chân trong những ngày trí sĩ ở quê nhà Hà Tĩnh…
Chiều 6/12, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Quốc Vinh chủ trì cuộc họp của UBND tỉnh triển khai công tác tổ chức lễ kỷ niệm 240 năm ngày sinh, tưởng niệm 160 năm ngày mất danh nhân Nguyễn Công Trứ, đón nhận danh hiệu đạt chuẩn nông thôn mới của huyện Nghi Xuân.
Hướng tới kỷ niệm 240 năm ngày sinh, 160 năm ngày mất của Uy Viễn Tướng công Nguyễn Công Trứ, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) vừa tổ chức Cuộc thi tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp Danh nhân Nguyễn Công Trứ bằng hình thức sân khấu hóa.
Cuộc đời Nguyễn Công Trứ quy tụ ở triết lý tự do “quân tử bất khí” với sức sống ngang tàng, mãnh liệt và những khía cạnh phóng khoáng đa chiều. Cho nên mới có được một Uy Viễn Tướng công, một “công trung thế quốc”; một ông quan, một tướng lĩnh “trung quân” mẫn cán với triều đình nhà Nguyễn “đánh Nam dẹp Bắc” đến vậy mà dám “phá tung cũi lồng” để dám can ngăn vua, tự do nói lên ý nguyện của mình mà không sợ chết.
Sáng 28/11, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng và lãnh đạo Sở TT&TT, Sở VH-TT&DL Hà Tĩnh chủ trì buổi họp báo tuyên truyền lễ kỷ niệm 240 năm ngày sinh, tưởng niệm 160 năm ngày mất danh nhân Nguyễn Công Trứ và tuyên truyền kết quả xây dựng nông thôn mới.
Sau 2 phiên thảo luận toàn thể và phân chia tiểu ban, Hội thảo khoa học "Nguyễn Công Trứ với lịch sử, văn hoá Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX" đã kết thúc tốt đẹp vào chiều nay (24/11).
Tiếp tục chương trình Hội thảo khoa học Nguyễn Công Trứ với lịch sử, văn hoá Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX diễn ra tại Hà Tĩnh chiều nay (24/11), tại phiên thảo luận của 2 tiểu ban, các tham luận đã tô đậm hình ảnh về con người chính trị, kinh tế, văn chương của Nguyễn Công Trứ, đồng thời đem đến những cái nhìn mới về vai trò, vị trí của tướng công trong lịch sử dân tộc.
Hướng tới kỷ niệm 240 năm ngày sinh và 160 năm ngày mất tướng công Nguyễn Công Trứ, sáng nay (24/11), tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức hội thảo khoa học Nguyễn Công Trứ với lịch sử, văn hoá Việt Nam nửa đầu thứ kỷ XIX.
Nguyễn Công Trứ là nhân vật kiệt xuất của lịch sử Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XVIII, nửa đầu thế kỷ XIX. Tuy sinh ra tại Thái Bình nhưng năm 10 tuổi, Nguyễn Công Trứ theo gia đình về sống tại quê cha - Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Từ nhỏ, Nguyễn Công Trứ đã bẩm thụ linh khí của vùng đất “địa linh nhân kiệt”, sớm tỏ ra thông minh, dĩnh ngộ.
Huyện đoàn Nghi Xuân phối hợp với Phòng Giáo dục huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) vừa tổ chức lễ trao giải cho các tác phẩm tham dự cuộc thi báo tường viết về “Thân thế và sự nghiệp danh nhân Nguyễn Công Trứ.”
Chiều 11/11, Ban tổ chức Lễ kỷ niệm 240 năm ngày sinh và 160 năm ngày mất danh nhân Nguyễn Công Trứ (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) làm việc với đạo diễn Trần Vũ Hải để thống nhất đề cương, nội dung kịch bản chương trình nghệ thuật tại lễ kỷ niệm.