Nguyễn Công Trứ - tư tưởng tự do mang tầm thời đại

(Baohatinh.vn) - Cuộc đời Nguyễn Công Trứ quy tụ ở triết lý tự do “quân tử bất khí” với sức sống ngang tàng, mãnh liệt và những khía cạnh phóng khoáng đa chiều. Cho nên mới có được một Uy Viễn Tướng công, một “công trung thế quốc”; một ông quan, một tướng lĩnh “trung quân” mẫn cán với triều đình nhà Nguyễn “đánh Nam dẹp Bắc” đến vậy mà dám “phá tung cũi lồng” để dám can ngăn vua, tự do nói lên ý nguyện của mình mà không sợ chết.

Nguyễn Công Trứ - tư tưởng tự do mang tầm thời đại

Tượng thờ Nguyễn Công Trứ tại đền thờ ở huyện Tiền Hải (Thái Bình). Ảnh: Đậu Hà

Vào nửa đầu thế kỷ XIX, nhân loại xuất hiện 2 nhà tư tưởng lớn C.Mác và F.Ăngghen. Những người sáng lập ra chủ nghĩa Mác đã nêu ra hình thái phát triển KT-XH của loài người. Một xã hội mà ở đó sau khi các quan hệ tư bản chủ nghĩa bị xóa bỏ, loài người sẽ tiến lên chủ nghĩa cộng sản. Xã hội đó là sự phát triển rực rỡ của “một liên hợp của các cá nhân”. Loài người sẽ từ “vương quốc tất yếu” tiến tới “vương quốc tự do”. Điều mà đã được ghi vào Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản năm 1848: “Sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người”.

Kỳ lạ thay, ở một nước nhỏ bên này địa cầu, bị bế quan tỏa cảng, với chế độ quân chủ bảo thủ, lạc hậu, xuất hiện một ông quan làm đến chức Thượng thư, dòng dõi Nho giáo đã nêu lên triết lý sống tự do, không những thế mà còn hành xử tự do - điều mà các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác nêu ra thành mục tiêu và lý tưởng để kêu gọi loài người chiến đấu. Đó là Uy Viễn Tướng công Nguyễn Công Trứ.

Cuộc đời của Nguyễn Công Trứ quy tụ ở triết lý tự do “quân tử bất khí” với sức sống ngang tàng, mãnh liệt và những khía cạnh phóng khoáng đa chiều. Cho nên mới có được một Uy Viễn Tướng công, một “công trung thế quốc”, cuộc đời binh nghiệp chinh chiến trong các cuộc chiến tranh ở phía Tây Nam; một ông quan, một tướng lĩnh “trung quân” mẫn cán với triều đình nhà Nguyễn “đánh Nam dẹp Bắc” đến vậy mà dám “phá tung cũi lồng” để dám can ngăn vua, tự do nói lên ý nguyện của mình mà không sợ chết. Đó là sau những năm chỉ huy quân đội, trấn giữ và đánh giặc ở trấn Tây Thành, ông đã thấy cái giá phải trả cho cuộc chiến tranh này, cảm nhận trước nỗi đau thương, mất mát của nhân dân hai nước… Từ đó, trong ông đã nảy sinh ra tư tưởng lớn “tôn trọng độc lập chủ quyền của các quốc gia, chống xâm lược áp bức dân tộc”, điều mà từ xa xưa đến lúc đó chưa có nho sĩ nào dám nghĩ đến chứ chưa nói là đã dám nói ra.

Nguyễn Công Trứ - tư tưởng tự do mang tầm thời đại

Chân dung Nguyễn Công Trứ. (Ảnh tư liệu)

Thế mà Uy Viễn Tướng công đã tự do vượt ra ngoài khuôn khổ của “phép triều”, dám chịu trách nhiệm, dám chịu tội trước vua, trước triều đình nhà Nguyễn xin được rút quân về nước canh giữ biên cương, lập nền bang giao hữu hảo với nước láng giềng. Đề xuất đó không những không được chấp nhận, mà triều đình nhà Nguyễn đã kết tội ông phản quốc và xử “trảm giam hậu” dẫn độ về nước thi hành và dẫu được tha tội chết nhưng ông bị cách chức xuống làm lính thú.

Tư tưởng tự do gắn với độc lập dân tộc của Nguyễn Công Trứ mang tầm thời đại khi mà các nước tư bản phương Tây đang tranh nhau xâm chiếm thuộc địa. Lịch sử nước nhà cũng đã trải qua bao cuộc chiến tranh chống ngoại xâm và đang phải đương đầu trước họa xâm lược của nước ngoài.

Tư tưởng đó còn được kết tinh bằng hành động cao cả của ông khi thực dân Pháp đem quân đổ bộ vào Đà Nẵng (năm 1858), tuy đã tuổi 80 ông vẫn gửi sớ lên nhà vua xin được ra trận đánh quân xâm lược: “Thần nay như cái màn, cái lọng rách cũng không hề nản chí. Còn chút hơi thở nào xin lên đường ngay”. Nhưng do tuổi cao, sức yếu nên Uy Viễn Tướng công không kịp lên đường ra trận thì đã qua đời vào tháng 11 năm đó.

Điều đặc biệt ở Nguyễn Công Trứ là tự do đồng hành với trung quân, mẫn cán. Được thăng làm quan to, rồi 5, 6 lần bị giáng chức tước nhưng ông vẫn không sao. Ông chỉ đau đáu vào một động cơ là được tự do cống hiến, cống hiến cho đất nước, cống hiến cho đời. Chuyện đi “dẹp loạn” Phan Bá Vành cũng là một minh chứng. Một ông quan trung quân và luôn lấy đạo đức nho giáo làm đầu, tuân lệnh vua đi dẹp khởi nghĩa nông dân. Nhưng rồi chính ông lại dám chống lệnh vua.

Nhà vua bảo: “Sau khi dẹp bọn nghịch loạn phải trừ diệt hết mầm mống nổi loạn” thì ông đã dám tâu rằng: “Phần đông những bọn nghịch loạn ấy là những dân nghèo vô tội, bị áp bức cùng quẫn mới nổi lên như vậy. Phải cứu lấy dân lành mở đường sống cho dân…”.

Nguyễn Công Trứ - tư tưởng tự do mang tầm thời đại

Di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia đền thờ Nguyễn Công Trứ tại huyện Nghi Xuân (Ảnh: Đậu Hà)

Vì dân, ông sẵn sàng nhận tội trước vua. Không những thế, ông còn gửi sớ lên vua xin cấp tiền của cho dân nghèo, khai khẩn đất hoang lập nghiệp, để yên dân: “Trước kia thần đã qua phủ Thiên Trường thấy huyện Giao Thủy và huyện Châu Định đất hoang phế rộng mênh mông… nếu cấp tiền gạo của công chiêu tập dân nghèo mà khai phá thì Nhà nước không tốn kém bao nhiêu mà cái lợi thì lâu dài mãi mãi”.

Ông đã biến ý nguyện đó thành hiện thực. Chỉ trong mấy năm với cách làm khoa học, sáng tạo, với tấm lòng yêu thương dân, tin dân và dựa vào dân, ông đã làm nên kỳ tích khai hoang lấn biển, lập nên được hai huyện mới Tiền Hải (Thái Bình), Kim Sơn (Ninh Bình), với những công trình thủy lợi và bố trí dân cư, đồng ruộng cũng như khởi xướng nhiều chính sách KT-XH cách tân, đổi mới còn có giá trị đến ngày nay.

Tư tưởng dám lấn biển khai hoang lập ấp sau khi dẹp xong khởi nghĩa Phan Bá Vành là tư tưởng vì dân, vì cộng đồng, đó là sự bắt gặp với dòng tư tưởng “tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do tất cả mọi người”. Bởi thế, khi đã khai hoang, lập ấp thành công, Nguyễn Công Trứ nhẹ nhàng ra đi, không có dịp quay trở lại nhưng nhân dân ở đây muôn đời ghi công, không kể người bên lương hay bên giáo đều chung một lòng thờ cúng ông. Thờ cúng một con người, một tư tưởng tự do dám bứt phá mọi ràng buộc vì lợi ích của người dân.

Tư tưởng tự do của Nguyễn Công Trứ gắn liền với chí làm trai, với “nợ tang bồng”: “Thượng vi đức, hạ vi dân/ Sống hai chữ quân thần mà gánh vác/ Có trung hiếu nên đứng trong trời đất”. Nhưng là thiếu sót nếu không nói đến một Nguyễn Công Trứ mà trong ông có đất nước, có nhân dân, có trung hiếu lại còn có say sưa với “tự do hành lạc”. Với ông, chuyện hành lạc là đủ thứ. Có tình, có cầm, kỳ, thi, tửu, còn có thiên nhiên với trăng gió, cỏ hoa hòa quyện vào nhau...

Ông khuyến khích “tu hành lạc” (nên hành lạc), vì xem đó là “chí nhân” (hết sức nhân đạo), nên cần “đánh thức người đời” để biết hưởng cái hạnh phúc trần gian. Triết lý đó của ông đã vượt qua sự kìm nén của truyền thống Nho giáo để có được “tự do hành lạc” chứa đựng chất nhân văn và hiện đại đến vậy. Cho nên, không có gì lạ khi nhà triết lý hành lạc Nguyễn Công Trứ cũng là ông tổ của lối hát nói.

Vào thời đại cách đây 240 năm, ở vùng quê núi Hồng, sông Lam đã ra đời một con người xuất thân trong gia đình truyền thống Nho giáo, rồi trở thành một ông quan “trung thần” bị gia giáo, gia phong hàng ngàn năm ngự trị trong khuôn khổ của chế độ phong kiến, vừa lạc hậu, vừa bảo thủ, vừa tàn bạo. Thế mà con người đó, đã bứt phá để có được tư tưởng tự do bay vượt ra khỏi khuôn phép, để dân tộc Việt Nam được tự hào về một Tướng công Nguyễn Công Trứ dám đứng lên can vua vì nước, vì dân, vì lẽ phải. Con người hiếm có đó, cùng với tư tưởng tự do của ông mãi “đứng giữa trời mà reo”…

Chủ đề Danh nhân Hà Tĩnh

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Chủ đề Danh nhân Nguyễn Công Trứ

Chủ đề KỶ NIỆM NGÀY SINH DANH NHÂN NGUYỄN CÔNG TRỨ

Đọc thêm

Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Tiết mục: Diễn xướng “Duyên tình biển mặn” (soạn lời và chỉnh lý: Văn Mạnh, Sỹ Chinh) do Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Tháng Chạp về, khi đào, mai bắt đầu ươm nụ trên những làng quê Hà Tĩnh, lòng tôi lại háo hức chờ đợi những buổi chợ phiên truyền thống, để được hòa mình trong không gian văn hóa quê hương.
Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Kế thừa, phát huy giá trị di sản y học cổ truyền của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, các bệnh viện, Hội Đông y Hà Tĩnh và cả nước ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động, khẳng định vai trò trong công tác chữa bệnh cứu người.
“Tấm căn cước” quý giá

“Tấm căn cước” quý giá

Nơi ấy, trên bản đồ hình chữ S của nước Việt ngàn năm là dải đất nhỏ hẹp, “đòn gánh gánh hai đầu đất nước”. Nơi ấy, bên dòng sông Lam trong xanh và núi Hồng sừng sững, những cư dân nhiều đời đã làm nên bao huyền thoại, tạo dựng một vùng văn hóa giàu bản sắc: văn hóa Hồng Lam. Đó là “tấm căn cước” quý giá, riêng có của Hà Tĩnh.
Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Tác phẩm “Thượng kinh ký sự” của Đại danh y Lê Hữu Trác bên cạnh trường đoạn nói về nỗi nhớ nơi ẩn cư ở quê mẹ ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) là trường đoạn nói về nỗi nhớ cố hương da diết với rất nhiều hoài niệm.
Noel ấm áp, an lành

Noel ấm áp, an lành

Những ngày này, nhiều làng quê Hà Tĩnh lại rộn ràng không khí chờ đón lễ Noel. Dẫu không phải người xứ đạo nhưng tôi đã thấy mùa Giáng sinh ấm áp đang lan tỏa trong mình.
“Hành giả” Stêphannô Nguyễn Khắc Dương

“Hành giả” Stêphannô Nguyễn Khắc Dương

Trong cộng đồng Thiên Chúa giáo Việt Nam hiện nay, Stêphannô Nguyễn Khắc Dương, quê ở xã An Hòa Thịnh (Hương Sơn, Hà Tĩnh) là một tu sĩ được rất nhiều giám mục, linh mục, chức sắc tôn giáo, đồng bào có đạo biết đến và rất kính trọng.
Đoàn kết lương giáo - tô điểm quê hương

Đoàn kết lương giáo - tô điểm quê hương

Với tinh thần “Sống tốt đời, đẹp đạo”, đồng bào công giáo Hà Tĩnh đã tích cực gắn kết lương giáo, chung sức xây dựng, điểm tô cho bức tranh quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Thành Sen - thành phố bên bờ biển

Thành Sen - thành phố bên bờ biển

Một chiều như mọi chiều, tôi lại chạy xe chầm chậm trên những con phố cổ xưa của Thành Sen để ngắm nhìn những sắc màu mới đan xen màu ký ức. Xuôi về phía biển, một cảm giác vừa lạ lẫm, vừa hân hoan dào lên trong tôi - thành phố Hà Tĩnh đã mở rộng về bốn phía, làm dậy lên bao xúc cảm.