(Baohatinh.vn) - Từ những dặm dài lịch sử, TP Hà Tĩnh hôm nay đang viết tiếp hành trình mới - hành trình về khát vọng xây dựng đô thị phát triển bền vững và chính quyền phục vụ Nhân dân.
TP Hà Tĩnh từ xa xưa đã được người Việt cổ chọn để quần cư dưới chân núi Nài. Thiên nhiên ưu đãi cho vùng đất này vị trí địa lý và địa hình thuận lợi, phía Bắc và Tây bắc có sông Cày, phía Nam và Đông Nam có sông Rào Cái, ở giữa là sông Cụt - tạo nên cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, hữu tình. Năm 1831, vua Minh Mạng thực hiện cuộc cải cách hành chính quy mô toàn quốc, chia cả nước làm 30 tỉnh, tách hai phủ Hà Hoa và Đức Thọ của trấn Nghệ An lập thành một tỉnh riêng, mang tên Hà Tĩnh và quyết định chọn Thành Sen làm thủ phủ. Ngày 11/6/1924, vua Khải Định ban hành Đạo dụ thành lập Trung tâm đô thị Hà Tĩnh, là cơ sở để phát triển thành phố Hà Tĩnh sau này.
Trải qua thời kỳ lịch sử, Thành Sen đã phát triển và lớn lên cùng đất nước. Trong 2 cuộc kháng chiến, Thành Sen - TX Hà Tĩnh là vị trí chiến lược về quân sự, thường xuyên bị đánh phá ác liệt, song khói lửa chiến tranh đã hun đúc lên một hình ảnh người Thành Sen kiên trung, kiên cường, vượt qua mọi khó khăn.
Người dân Thành Sen đã cùng đất nước viết nên trang sử hào hùng của dân tộc. Lịch sử còn lưu danh những địa điểm từng là trận địa ác liệt như: Núi Nài, sông Phủ, tuyến đường quốc lộ 1, cầu Đông… Trong ảnh: Sông Phủ (trái), núi Nài (phải), những địa danh gắn liền với mảnh đất Thành Sen.
Vừa kháng chiến, vừa xây dựng, những hạ tầng ghi dấu cho sự phát triển của trung tâm tỉnh lỵ sau này cũng được xây dựng trong những ngày gian khó như: chợ TP Hà Tĩnh, công viên Lý Tự Trọng, Trường THPT Phan Đình Phùng... Từ năm 1991, tỉnh Hà Tĩnh chính thức tách từ tỉnh Nghệ An, thị xã Hà Tĩnh là trung tâm tỉnh lỵ. Trong ảnh: Trụ sở Thành ủy (đường Nguyễn Chí Thanh) và UBND thành phố (đường Phan Đình Phùng).
Khu lưu niệm Bác Hồ về thăm Hà Tĩnh - địa danh gắn liền với sự kiện lịch sử quan trọng, có ý nghĩa như mạch nguồn thiêng liêng, là động lực thắp sáng khát vọng vươn lên của Đảng bộ và Nhân dân Hà Tĩnh nói chung và TP Hà Tĩnh nói riêng.
Nhớ lời Người, Đảng bộ, Nhân dân Thành Sen đã phát huy truyền thống anh hùng, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, đoàn kết, tranh thủ mọi nguồn lực của Trung ương, của tỉnh để cùng thực hiện tốt tâm nguyện của Người là xây dựng Hà Tĩnh ngày càng phát triển.
24 năm kể từ thời điểm tái lập tỉnh (1991), từ một đơn vị hành chính chỉ có 2 phường với diện tích 2,5 km2, dân số hơn 1,5 vạn người (trước tháng 9/1989); năm 2007, TP Hà Tĩnh được công nhận thành phố trực thuộc tỉnh; tháng 2/2019, là đô thị loại II và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM vào tháng 11/2019. Đầu năm 2025, TP Hà Tĩnh sáp nhập 14 xã của huyện Thạch Hà và Cẩm Xuyên mở rộng quy mô với 27 phường, xã, diện tích là 220 km2, dân số 266.321 người.
Từ một thị xã nghèo nàn, cơ sở hạ tầng lạc hậu, TP Hà Tĩnh đã tạo được những bước tiến dài về phát triển hệ thống hạ tầng, từng bước đồng bộ, hiện đại, thông minh. Đặc biệt, nhờ sự đoàn kết, thống nhất trong cấp ủy Đảng và hệ thống chính trị, TP Hà Tĩnh đã tranh thủ tối đa các nguồn lực, thực hiện nhiều dự án trọng điểm như: đường vành đai phía Đông, đường Xô Viết Nghệ Tĩnh kéo dài về phía Đông, đường Ngô Quyền kéo dài về phía Tây kết nối với đường bộ cao tốc Bắc - Nam, hạ tầng ưu tiên và phát triển đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu... đã mở ra không gian phát triển mới, kết nối vùng.
Để tạo động lực phát triển thành phố, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết 36/2021/NQ-HĐND quy định về một số cơ chế, chính sách đặc thù để tạo nguồn lực xây dựng thành phố Hà Tĩnh, thể hiện quan điểm thống nhất "Cả tỉnh vì thành phố, thành phố vì tỉnh". Diện mạo đô thị trung tâm ngày càng khởi sắc. Tất cả các tuyến đường từ Phan Đình Phùng, Nguyễn Công Trứ, Lê Duẩn, Vũ Quang, Xuân Diệu... đều được nâng cấp hạ tầng, hệ thống thoát nước, hạ ngầm hệ thống hạ tầng kỹ thuật viễn thông, điện gắn với chỉnh trang tuyến phố văn minh, hiện đại.
Động lực từ các dự án đầu tư công đã "kích hoạt" các phong trào xây dựng đô thị văn minh, NTM đi vào chiều sâu, gắn với lợi ích, nhu cầu đời sống Nhân dân. Nhờ đó, các phong trào được Nhân dân đồng thuận, chung tay góp nguồn lực xã hội hóa để cải thiện cơ sở hạ tầng, nâng cấp tiêu chí đô thị loại II, xã NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, trồng cây xanh. Giai đoạn 2020 - 2025, thành phố trồng mới gần 200.000 cây xanh.
Việc sáp nhập thêm 14 xã không chỉ mở rộng không gian đô thị mà còn gia tăng đáng kể tiềm lực kinh tế, với lợi thế đa dạng trên nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, đặc biệt là khai thác hiệu quả tiềm năng từ rừng và biển, tạo động lực mới cho tăng trưởng bứt phá, hiện thực hóa mục tiêu “Xây dựng và phát triển TP Hà Tĩnh có quy mô phù hợp, hạ tầng đồng bộ, từng bước hiện đại, thông minh, phấn đấu trở thành một trong những đô thị trung tâm của vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030” mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã xác định. 6 tháng đầu năm 2025, tổng thu ngân sách đạt 820 tỷ đồng, bằng 71% kế hoạch, cao nhất tỉnh.
Nông nghiệp đô thị được chuyển theo hướng ứng dụng công nghệ cao, xây dựng chuỗi giá trị. TP Hà Tĩnh đã xây dựng được nhiều mô hình kinh tế nông nghiệp hiệu quả gắn với phát triển du lịch sinh thái và các đặc sản thương hiệu địa phương, góp phần nâng cao đời sống Nhân dân và xây dựng quê hương.
TP Hà Tĩnh trên đà phát triển mạnh mẽ, hội nhập nhanh, năng động nhưng đằm sâu trong đó vẫn giữ được nét trầm lắng, sâu sắc và bản sắc riêng của một Thành Sen giàu truyền thống lịch sử, văn hóa. Thành Sen còn được coi là thành phố lễ hội như: lễ hội đua thuyền trên sông Cụt, sông Phủ, lễ hội đánh cá ở Thạch Hưng, lễ hội đền Chiêu Trưng Đại vương Lê Khôi...
Lễ hội Văn Miếu - một trong những lễ hội mang đậm bản sắc, văn hóa người Thành Sen. Không chỉ giữ gìn nét đẹp truyền thống, lễ hội còn góp phần xây dựng đời sống tinh thần phong phú và nâng cao ý thức cộng đồng trong Nhân dân.
Chính quyền địa phương luôn đặt người dân làm trung tâm, không ngừng chăm lo đời sống, nhất là đối với những người yếu thế, hoàn cảnh đặc biệt. Năm 2025, thành phố đã hoàn thành xây dựng, sửa chữa 184 ngôi nhà thuộc chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát.
Thành phố Hà Tĩnh hôm nay tiếp tục hòa vào dòng chảy của quê hương, đất nước, thực hiện sứ mệnh lịch sử mới, xây dựng một bộ máy chính quyền 2 cấp của dân, do dân và vì dân. Thực hiện Nghị quyết 1665 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 16/6/2025 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của Hà Tĩnh năm 2025, TP Hà Tĩnh được sắp xếp từ 27 xã, phường xuống còn 7 đơn vị hành chính, gồm 3 phường và 4 xã. Bước chuyển mình hôm nay sẽ tiếp tục nối dài hành trình lịch sử của mảnh đất Thành Sen từ quá khứ, hội tụ tinh hoa và kiến tạo giá trị mới để cùng cả tỉnh xây dựng Hà Tĩnh phát triển giàu mạnh.
TP Hà Tĩnh được hình thành và phát triển qua hơn 190 năm, trong đó 100 năm là đô thị của tỉnh. Từ địa phương khó khăn nhưng với sự nỗ lực, sáng tạo của các thế hệ cán bộ, lãnh đạo qua các thời kỳ và toàn thể Nhân dân, TP Hà Tĩnh đã có vóc dáng như ngày nay, hạ tầng ngày càng đồng bộ, hiện đại và giữ gìn bản sắc văn hóa, xứng đáng niềm tin mà tỉnh và Nhân dân kỳ vọng - là trái tim của tỉnh.
Thực hiện xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp, đơn vị phường, xã mới tiếp tục phát huy những nền tảng giá trị của thành phố, hiện thực hóa khát vọng mới - xây dựng các đô thị phát triển bền vững về cơ sở hạ tầng, kinh tế, đặc biệt là chăm lo cho cuộc sống của người dân ngày càng tốt đẹp hơn.
Ông Phạm Hùng Cường - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy
Truyện Kiều có sức sống mãnh liệt trong văn học Việt Nam, phổ biến trong các tầng lớp nhân dân. Dù gần 100 tuổi, cụ Trần Thị Tám ở xã Hồng Lộc (Hà Tĩnh) vẫn thuộc và say sưa luận giải Kiều.
Giữa một vùng quê ven sông La - nơi được biết đến là xã nhỏ nhất của tỉnh Hà Tĩnh lại tồn tại một góc phố mang dáng dấp cổ kính, phảng phất hồn xưa như một “phố cổ Hà Nội” thu nhỏ.
Dành hơn 20 năm để nghiên cứu về lịch sử làng quê ở Hà Tĩnh theo những tư liệu cũ bằng chữ Hán và chữ Nôm, ông Nguyễn Thế Phiệt (xã Mai Hoa, Hà Tĩnh) mong muốn khôi phục lại văn hóa, tín ngưỡng xa xưa của người Việt.
Về thôn Phú Quý, xã Đông Kinh, tỉnh Hà Tĩnh. Dạo bước trên những tuyến đường bê tông nhựa rộng rãi, không chỉ cảm nhận được sự bình yên, trù phú mà còn thấy rõ sức sống mới của miền quê trù phú, xanh tươi
Chỉ mới 10 tuổi, Đặng Minh Thư (lớp 4H, Trường Tiểu học Hưng Trí, Hà Tĩnh) đã khiến cộng đồng không khỏi kinh ngạc khi được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác lập là học sinh nhỏ tuổi có khả năng nhớ và đọc chính xác 3.150 chữ số thập phân sau số Pi.
Dù đã nghỉ hưu nhưng bà Trần Thị Kim Soa (xã Sơn Giang, Hà Tĩnh) vẫn tận tâm với công việc thiện nguyện, chăm sóc sức khỏe cộng đồng và góp sức xây dựng quê hương.
Mỗi độ tháng 7 về, hàng vạn du khách lại tìm về với Khu di tích lịch sử Ngã ba Đồng Lộc (Hà Tĩnh) để dâng nén tâm hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ đã ngã xuống vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất non sông.
Thương cha mẹ quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” nuôi mình và 4 chị em ăn học, Bùi Khắc Vũ (phường Nam Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) luôn quyết tâm học tập tốt để đáp đền công ơn các bậc sinh thành và cống hiến cho xã hội.
Bằng nhiều cách tiếp cận và truyền tải linh hoạt, ngành VH-TT&DL Hà Tĩnh đang nỗ lực làm mới công tác gia đình, để các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp tiếp tục được khơi dậy và lan tỏa trong cộng đồng.
Không còn đơn thuần xuất hiện trên sân khấu hội diễn tuyên truyền, dân ca ví, giặm ở Hà Tĩnh từng bước hiện diện trong các show diễn giải trí, chuyển hóa thành sản phẩm của công nghiệp văn hóa.
Bằng nhiều việc làm cụ thể, thiết thực như hiến đất mở đường, giúp đỡ người nghèo, tích cực trong các hoạt động của địa phương, anh Trương Quang Nghĩa, thôn Bắc Thượng, xã Thạch Đài (TP Hà Tĩnh) đã góp sức làm cho quê hương thay da đổi thịt.
Cây đa, bến nước, sân đình là biểu tượng của làng quê trong tâm thức bao thế hệ. Trong đó, đình làng là nơi sinh hoạt văn hóa của cộng đồng, nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống đặc trưng của mỗi làng quê, đang cần được khôi phục và phát huy.
Ông Hồ Duy Lý - Bí thư Chi bộ thôn Song Hải, xã Thạch Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) luôn là tấm gương sáng về tinh thần trách nhiệm, tận tụy vì dân, sống trọn nghĩa đạo - đời.
Được ví là “khu vườn” của "những cây lau bằng thép", 18 năm qua, CLB Nhà báo nữ Hà Tĩnh là nơi gắn kết để các nhà báo nữ ghi dấu ấn trên mặt trận tư tưởng - văn hóa của tỉnh.
Hơn 4 năm kể từ lần đầu tiên hiến máu, đến nay, ở độ tuổi 22, Hoàng Thị Hồng Thương (xã Đan Trường, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã có đến 21 lần tham gia hiến máu và hiến tiểu cầu.
Học Bác từ những điều bình dị, giản đơn để làm tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, hơn 20 năm nay, anh Đào Anh Tuân - Phó Bí thư chi bộ, Phó Giám đốc Ban Quản lý Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc và Khu tưởng niệm Lý Tự Trọng (Hà Tĩnh) trở thành người “kết nối” lịch sử nơi “tọa độ lửa” Ngã ba Đồng Lộc.
Nhờ chủ trương xây dựng NTM và quyết tâm cao, vợ chồng chị Nguyễn Thị Xuân và anh Lê Hồng Vân (Thạch Châu, Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã xây dựng mô hình kinh tế vườn hộ cho thu nhập khá.
Nhận trọng trách Bí thư Chi bộ thôn Tân Vĩnh Cần, xã Cẩm Thành (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh), ông Mai Văn Tường gương mẫu đi đầu, "thắp lửa" cho phong trào xây dựng nông thôn mới bằng quyết tâm cao, nghị lực lớn và cả những hy sinh để biến một làng quê khó khăn thành điểm sáng.
Cùng với những dự án lớn, nhiều người con Hà Tĩnh xa quê đã trở về đầu tư phát triển các mô hình lưu trú trên địa bàn, góp phần thúc đẩy ngành “công nghiệp không khói” phát triển.
Với bề dày lịch sử hàng nghìn năm, Hà Tĩnh có thống di sản văn hóa độc đáo và phong phú. Các giá trị văn hoá đó là chất liệu quý giá để báo chí khai thác, tôn vinh và lan tỏa.
Dù có nhiều cơ hội thể hiện tài năng trên các sân khấu âm nhạc “thời thượng” hay ổn định với công việc chuyên môn, nhiều người trẻ Hà Tĩnh vẫn chọn gắn bó với dân ca ví, giặm để lan tỏa câu hò, điệu ví quê hương.
Từng là người lính thông tin quả cảm trên chiến trường Campuchia, cựu chiến binh Nguyễn Lương Hà (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) tiếp tục lan tỏa nghĩa tình đồng đội qua các hoạt động thiện nguyện và hành trình đưa hài cốt liệt sỹ trở về quê hương.
Từng là những nông dân không qua đào tạo chính quy, nhưng nhiều người dân Hà Tĩnh đã trở thành người làm du lịch chuyên nghiệp, góp phần quảng bá vẻ đẹp, văn hóa quê hương.
Nguyễn Phúc Lương (Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh) vừa nhận được 3 học bổng toàn phần chuyên ngành khoa học máy tính hàng đầu nước Mỹ với tổng trị giá hơn 16 tỷ đồng
Những hàng rào bằng tường gạch khô cứng hay thép gai sắc nhọn được thay thế bằng cây xanh kết hợp với bồn hoa. Đây là cách mà một số cơ quan, đơn vị, nhà văn hóa hay nhà dân trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh làm mới hàng rào, xanh hóa không gian, tạo cảnh quan thoáng đãng, sạch đẹp.
Cây đa có niên đại khoảng 300 năm ở xã Cẩm Mỹ (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) không chỉ là nơi sinh hoạt cộng đồng của người dân nơi đây mà còn ẩn chứa nhiều câu chuyện thú vị về lịch sử, văn hóa.