Nhờ tập trung huy động các nguồn lực, chú trọng vào công tác lập quy hoạch và xây dựng, đến nay, quy mô đô thị của Hà Tĩnh được mở rộng, tỷ lệ đô thị hoá đạt trên 30,45%.
Nhóm Tư vấn phát triển bền vững Hà Tĩnh tại Hà Nội đã góp ý nhiều giải pháp về các vấn đề phát triển đô thị, huy động nguồn lực, thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp, phát huy lợi thế du lịch, cảng biển...
Từng bước hoàn thiện hệ thống giao thông nông thôn, xã Xuân Giang (Nghi Xuân - Hà Tĩnh) đầu tư mở rộng, thảm nhựa nhiều tuyến đường trục xã, để đẩy nhanh quá trình đô thị hóa nông thôn.
Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng đề nghị các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên nghiên cứu, quán triệt, nhận thức đầy đủ, sâu sắc nội dung Nghị quyết số 06-NQ/TW của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Trong điều kiện đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, những nông dân vùng đô thị Hà Tĩnh vẫn sáng tạo, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và thu được lợi nhuận cao trên diện tích đất chật hẹp.
Ngoại ô TP Hà Tĩnh - không gian ven đô tựa như bờ bao của một hồ đập thuỷ lợi, kiên cố, vững chãi nhưng cũng có những ô cửa đủ rộng để những con người ở phố có thể đóng mở mà thoát ra khỏi những ồn ã, xô bồ, thu nạp vào tâm tư mình những khoảnh khắc an định, thanh bình…
Trong điều kiện đất đai bị thu hẹp, lực lượng lao động nông nghiệp chuyển dần sang các hoạt động dịch vụ, công nghiệp, phát triển nông nghiệp đô thị ngày càng đặt ra nhiều vấn đề. Điều này đòi hỏi sản xuất nông nghiệp đô thị vừa phải cân bằng được hiệu quả kinh tế với bảo vệ môi trường, vừa giải quyết các bất cập liên quan trong tiến trình đô thị hóa.