Đón bằng di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh nhà thờ Nguyễn Đức Khuê

(Baohatinh.vn) - Nhà thờ họ Nguyễn Văn ở thị trấn Lộc Hà, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) là nơi hương khói, phụng thờ và ghi nhớ công ơn của các bậc tiền nhân trong dòng họ, trong đó có cụ Nguyễn Đức Khuê.

Sáng 16/8, UBND thị trấn Lộc Hà và con cháu trong dòng họ Nguyễn Văn trang trọng tổ chức Lễ đón nhận bằng di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh nhà thờ Nguyễn Đức Khuê.

Tham dự lễ đón bằng có đại diện lãnh đạo các sở, ngành, huyện Lộc Hà và đông đảo Nhân dân trong vùng.

Các đại biểu, con cháu trong dòng họ và Nhân dân trong vùng đến dự lễ đón bằng.
Các đại biểu, con cháu trong dòng họ và Nhân dân trong vùng đến dự lễ đón bằng.

Dòng họ Nguyễn Văn ở TDP Xuân Khánh là một cự tộc phát triển từ rất sớm trên vùng đất thị trấn Lộc Hà, tính đến nay đã được 23 đời. Theo gia phả, dòng họ Nguyễn Văn có chính tộc là ở tỉnh Bắc Ninh; vào đầu thế kỉ XV, một số người tham gia chiến đấu cùng nghĩa quân Lam Sơn rồi di cư vào vùng đất Nghệ An - Hà Tĩnh sinh cơ lập nghiệp, sinh con đẻ cháu đời đời nối dõi.

DSC_9585 - Copy.JPG
Giám đốc Sở VH-TT&DL Nguyễn Viết Trường, lãnh đạo huyện Lộc Hà trao bằng, tặng hoa cho chính quyền địa phương và dòng họ.

Họ Nguyễn Văn ở thị trấn Lộc Hà là một chi họ thuộc dòng dõi Trương Quốc Công Nguyễn Xí (nhà thờ đại tộc nay thuộc xã Nghi Hợp, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An). Trong lịch sử hình thành và phát triển hơn 300 năm của của dòng họ Nguyễn Văn ở thị trấn Lộc Hà ghi nhận nhiều người con trong dòng tộc này đã có công đóng góp cho dân, cho nước, các triều đại phong kiến ngày xưa và sự nghiệp xây dựng quê hương trong thời đại mới; trong đó, tiêu biểu nhất là cụ Nguyễn Đức Khuê (sinh khoảng năm 1776, chưa rõ năm mất).

Cụ Nguyễn Đức Khuê là ông tổ đời thứ 5 của dòng tộc Nguyễn Văn. Theo các cứ liệu lịch sử và lời kể từ các bậc cao niên truyền từ đời này qua đời khác cho thấy, sinh thời cụ Nguyễn Đức Khuê là một người thông minh, học hành đỗ đạt. Dưới triều nhà Lê (thế kỉ XV), cụ từng giữ chức quan Huyện Thừa (chức quan trực tiếp cai quản các công việc trong huyện) của huyện Vĩnh Khang, phủ Trà Lân (nay thuộc huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An).

DSC_9592 - Copy.JPG
Phó Chủ tịch UBND huyện Lộc Hà Nguyễn Việt Cường chúc mừng chính quyền địa phương và dòng họ; đề nghị tiếp tục phát huy các giá trị truyền thống, giáo dục văn hóa, lịch sử, tâm linh của công trình và bậc hiền nhân; bảo quản di tích theo quy định; tiếp tục thu thập, tìm hiểu các thông tin, tài liệu, hiện vật để bảo tồn và nâng cao giá trị văn hóa của công trình.

Tiếp đó, cụ Nguyễn Đức Khuê được triều đình bổ nhiệm chức Phó sở sứ đồn điền huyện Vĩnh Khang, có nhiệm vụ cai quản các đồn điền. Trong quá trình giữ chức vụ này, cụ đã có nhiều công lao trong việc khai hoang những vùng đất mới để mở rộng quy mô phát triển đồn điền huyện Vĩnh Khang. Cụ cũng là người tích cực chiêu dân lập thôn, giúp Nhân dân trong vùng đắp đê ngăn lũ, mở mang phát triển kinh tế... Với công lao đó, cụ nhiều lần được nhà vua ban sắc phong thưởng, nhưng do thời gian nên số sắc phong đó hiện không còn nhiều.

Lễ rước bằng về nhà thờ họ.

Lễ rước bằng về nhà thờ họ.

Sau khi mất, cụ được an táng tại quê nhà và được Nhân dân làng Xuân Khánh (trước đây) rước về Đình làng Xuân Khánh thờ cùng các vị thần là các vị tiên hiền của dòng họ và trong làng xã. Ông cũng được Nhân dân làng Xuân Khánh (xưa) suy tôn làm Thành Hoàng làng.

Hiện tại, nhà thờ họ Nguyễn Văn còn lưu giữ 2 sắc phong thần cho cụ Nguyễn Đức Khuê có niên đại Khải Định thứ 2 (1917) và sắc niên đại Khải Định thứ 9 (1924). Ngoài ra, trong nhà thờ dòng họ Nguyễn Văn hiện còn lưu giữ một số sắc phong của các bậc hiền nhân khác trong dòng họ qua các đời, các bài văn nghi thức cúng tế của dòng họ bằng chữ Hán, một số đồ thờ cúng có giá trị lâu đời...

DJI_0093 - Copy - Copy.JPG
Nhà thờ Nguyễn Đức Khuê mới được con cháu đầu tư xây dựng khang trang, sạch đẹp, uy nghiêm và linh thiêng.

Để ghi nhớ công đức của bậc hiền nhân và lan tỏa các giá trị văn hóa, giáo dục, lịch sử của công trình tâm linh và nhân vật lịch sử này, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã có Quyết định số 484 ngày 16/2/2024 về xếp hạng di tích Lịch sử - văn hóa cấp tỉnh đối với nhà thờ Nguyễn Đức Khuê.

Chủ đề Đời sống văn hóa

Đọc thêm

Những cơn gió mùa thu

Những cơn gió mùa thu

Những ngọn gió mùa thu hiền hậu đã thổi vào bao tâm hồn thơ trẻ, để rồi trong những lớn lên, trưởng thành, các thế hệ ấy lại khiến cho những cơn gió ấy dài thêm mãi...
Truyện ngắn: Phía đó là nhà

Truyện ngắn: Phía đó là nhà

Phía xa sau lũy tre nhà nhà đã lên đèn. Nơi đó có ngôi nhà nhỏ của gia đình Khanh - chốn bình yên luôn đón cô trở về. Nơi đó, chỉ cần nhìn thấy những người ruột thịt, Khanh chẳng cần phải khóc lóc, gào thét, chẳng cần tìm quên, mọi buồn đau cũng đều trở nên nhỏ bé…
Phía đó là nhà

Phía đó là nhà

Khanh làm sao mà mệt được, nhìn bố mẹ và em Thao, Khanh như thấy cả bầu trời nắng thu xanh ngắt, những vất vả của mẹ, tình yêu của bố như gánh hết mọi muộn phiền giông bão đời Khanh...
Tản văn: Tín hiệu mùa thu...

Tản văn: Tín hiệu mùa thu...

Ta yêu tha thiết khung trời mộng mị mỗi lúc thu sang, để rồi thả hồn du dương theo từng ngọn gió, sợi nắng đong đưa mềm mại…
Ngắm 'tiên cảnh' có thật ở Giang Nam

Ngắm 'tiên cảnh' có thật ở Giang Nam

Với sự hỗ trợ của nhiều ứng dụng cùng việc chuẩn bị kế hoạch kỹ lưỡng, tôi và gia đình đã có chuyến du lịch Trung Quốc tự túc trọn vẹn dù không biết tiếng Trung.
Tản văn: Thương mùa lúa chẽn đòng đòng

Tản văn: Thương mùa lúa chẽn đòng đòng

Chỉ mong thời tiết thuận hòa, để cây lúa mặc sức làm đòng, trổ bông và trĩu hạt. Để vụ mùa càng thêm bội thu. Để bố mẹ tôi cũng như bao người nông dân khác được vui trọn niềm vui thu hoạch mùa vàng.
Chị đẹp đạp gió rẽ sóng trở lại

Chị đẹp đạp gió rẽ sóng trở lại

Chương trình Chị đẹp đạp gió 2024 quy tụ 30 cái tên hoạt động ở lĩnh vực giải trí và nhiều ngành nghề khác, trong đó bao gồm 2 chị đẹp của mùa đầu tiên.
Nhớ mãi một buổi chiều tháng bảy…

Nhớ mãi một buổi chiều tháng bảy…

Tháng 7 hằng năm đã trở thành những ngày hẹn trở về của hàng ngàn người tại Ngã ba Đồng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh), nơi 10 cô gái TNXP và hàng trăm người con thân yêu đã ngã xuống, nơi tinh thần yêu nước của những người con trai, con gái lứa tuổi 20 đã làm nên khúc tráng ca bất tử.
Cảm động khúc dân ca xứ Nghệ: "Bác Trọng trong lòng dân"

Cảm động khúc dân ca xứ Nghệ: "Bác Trọng trong lòng dân"

Khúc dân ca xứ Nghệ "Bác Trọng trong lòng dân" do tác giả Mai Văn Lạng (Hà Nội) soạn lời, nghệ nhân dân gian Trần Văn Sang (Hà Tĩnh) thể hiện đã gây xúc động tới công chúng sau khi phát trên một số nền tảng mạng xã hội. Báo Hà Tĩnh xin trân trọng giới thiệu.