(Baohatinh.vn) - Tết Nguyên đán là dịp lễ quan trọng nhất năm tại nhiều nước châu Á, trong đó có Việt Nam. Đây là dịp để người dân sắm sửa nhiều đồ đạc mới, dọn dẹp và trang hoàng nhà cửa... để đón một cái Tết đủ đầy, trọn vẹn.
Đến hẹn lại lên, cứ độ khoảng 2 tuần trước Tết Nguyên đán, các loại hoa, cây cảnh đặc trưng của mùa xuân như mai, đào, quất… lại tấp nập đổ về những con phố, những khu chợ lớn, nhỏ ở khắp mọi miền đất nước. Trong ảnh là một nam thanh niên tưới nước cho những cây quất tại một chợ cây cảnh lớn ở Hà Nội. (Ảnh: Reuters)
Người phụ nữ chở quất đi giao cho khách trước Tết. (Ảnh: Reuters)
Nụ cười của người nông dân trong vườn đào Nhật Tân. Bức ảnh do Nguyễn Huy Khâm - phóng viên hãng tin Reuters thường trú tại Hà Nội thực hiện.
Những vườn đào nở rộ tại Hà Nội thu hút nhiều bạn trẻ đến ghi lại khoảnh khắc đẹp nhân dịp Tết đến, xuân về. (Ảnh: Reuters)
Một người đàn ông gói bánh chưng – món ăn truyền thống của ngươi Việt ngày Tết. (Ảnh: Reuters)
Bánh chưng hình vuông, màu xanh, tượng trưng trái Đất (âm). Bên cạnh bánh dầy hình tròn, màu trắng, tượng trưng Trời (dương), theo quan niệm của người Việt. (Ảnh: Reuters)
Người phụ nữ chuẩn bị gói bánh chưng ở Hà Nội. (Ảnh: Reuters)
Tượng linh vật bằng đá gác cổng một ngôi chùa ở ngoại ô thủ đô Hà Nội. Bức ảnh của Hoàng Đình Nam- phóng viên ảnh Hãng tin Pháp AFP tại Việt Nam.
Đi lễ đầu năm là một nét đẹp truyền thống của người dân Việt Nam mỗi năm Tết đến xuân về. (Ảnh: AFP)
Hương phơi như những bông hoa trên sân một nhà dân hành nghề làm hương ở ngoại ô thủ đô Hà Nội. (Ảnh: Reuters)
Hương cũng có thể được phơi trên giàn. Nắng gió sẽ làm hương khô, màu sắc đẹp mà giữ nguyên mùi thơm. (Ảnh: Reuters)
Festival "Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản" kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh sẽ diễn ra trong 4 ngày với những hoạt động đặc sắc và ý nghĩa.
Các công trình được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia là cơ sở để các địa phương và chủ sở hữu ở Hà Tĩnh tiếp tục bảo tồn và phát huy giá trị di sản trong đời sống.
Bảo tàng Hoa Cương ở xã Bình An, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) của nhà giáo Nguyễn Quang Cương vinh dự được chứng nhận xác lập kỷ lục của Tổ chức Kỷ lục Việt Nam.
Những năm qua, huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) luôn quan tâm đầu tư thiết chế văn hoá, chăm lo tốt đời sống tinh thần cho Nhân dân, giúp thắt chặt thêm tình đoàn kết.
Khiêm đi về phía trường học, một nhóm học sinh vừa tan lớp buổi chiều ríu rít cất tiếng chào thầy, nụ cười hồn nhiên cùng ánh mắt sáng ngời lấp lánh. Anh mỉm cười vẫy tay với lũ trẻ rồi thoáng nghĩ về Linh...
Tết Dương lịch: "Xu hướng xuất ngoại dịp Tết dự kiến tăng trong thời gian tới bởi nhiều du khách muốn tránh áp lực Tết truyền thống cũng như tìm kiếm trải nghiệm mới mẻ", theo đại diện một đơn vị lữ hành.
Không khí ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở các khu dân cư trên địa bàn Hà Tĩnh diễn ra hết sức sôi nổi với nhiều hoạt động ý nghĩa được triển khai.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Lê Ngọc Châu đề nghị các đơn vị đẩy mạnh tuyên truyền, soát xét kỹ lưỡng công tác hậu cần để đảm bảo các hoạt động festival diễn ra chu đáo, có tính lan tỏa cao.
Thí sinh Trần Thị Thuận đến từ khách sạn Sông Lam Waterfront (thị trấn Xuân An, Nghi Xuân) đã giành giải nhất Hội thi Nghiệp vụ nhân viên buồng cơ sở lưu trú du lịch Hà Tĩnh năm 2024.
Italy phát hiện mạng lưới chuyên vẽ nhái tranh của các họa sĩ nổi tiếng để lừa khách hàng, gây thiệt hại khoảng 212 triệu USD cho thị trường nghệ thuật.
Hoa hậu Thanh Thủy được nhận xét có gương mặt tựa búp bê, còn á hậu 1 người Bolivia ghi điểm về thần thái, tự tin trong ứng xử tại Miss International 2024.
Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024 mang chủ đề "Du lịch Hoà Bình - Kết nối khát vọng xanh" sẽ diễn ra trong các ngày từ 15 - 23/11/2024 với nhiều hoạt động hấp dẫn.
Đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh đền Thạch Bàn là vinh dự lớn của Nhân dân xã Ân Phú và huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh), góp phần giáo dục truyền thống cho các thế hệ.
Chính quyền các cấp và người dân Hà Tĩnh đang tích cực thực hiện việc cưới, việc tang, thực hành tâm linh, tín ngưỡng theo hướng văn minh, tiến bộ, góp phần xây dựng nếp sống văn hóa gắn với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.
Lễ giỗ Đức thánh Hoàng Mười – đền Chợ Củi ở Nghi Xuân (Hà Tĩnh) được tổ chức trang trọng theo nghi lễ truyền thống, thu hút người dân và du khách đến dâng hương, chiêm bái.
Chớm đông, ấy là khi những vạt nắng cuối cùng của mùa thu còn dùng dằng chưa tắt mà những cơn mưa cứ ngấp nghé bước vào. Cái se lạnh đầu đông ùa về trải tràn khắp không gian...
Chương trình dạ hội với sự tham gia của nhiều nghệ sỹ, ca sỹ nổi tiếng đã mang đến cho người dân TX Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) và du khách thập phương những tiết mục đặc sắc, ấn tượng.
Lễ rước Quan Hoàng Mười vân du là một trong những nghi lễ truyền thống của Nhân dân phường Trung Lương (TX Hồng Lĩnh – Hà Tĩnh) được duy trì đều đặn hằng năm.
Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc là dịp để người dân thôn 5 (xã Thọ Điền, Vũ Quang, Hà Tĩnh) phát huy tinh thần đoàn kết, giúp nhau phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa.