Trước những thay đổi của nhu cầu thị trường, điều kiện khí hậu, nhiều nông dân Hà Tĩnh đã chuyển hướng đầu tư, đa dạng hóa đối tượng nuôi bước đầu cho hiệu quả kinh tế khá cao.
Áp dụng mô hình trồng lúa hữu cơ kết hợp nuôi rươi, người dân xã Xuân Lam (huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã khôi phục nguồn lợi rươi tự nhiên, tạo ra những sản phẩm sạch, an toàn với giá trị kinh tế cao, được thị trường ưa chuộng.
Mô hình thử nghiệm nuôi tôm thâm canh 3 giai đoạn tuần hoàn ứng dụng công nghệ vi sinh của anh Nguyễn Văn Hòa (Thạch Hạ, TP Hà Tĩnh) cho sản lượng đạt 8,5 tấn/ha, lợi nhuận hơn 500 triệu đồng.
Xuất phát từ nhu cầu thị trường ngày càng lớn, nhiều hộ dân tại xã Tượng Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã tận dụng, cải tạo ao mương để nuôi ốc bươu đen, bước đầu mang lại giá trị kinh tế cao.
Hội thảo “Giải pháp phát triển bền vững ngành nuôi tôm” nhằm kịp thời định hướng kịp thời cho vụ nuôi mới của năm 2021, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng bền vững cho ngành Nông nghiệp Hà Tĩnh nói chung.
Ðược “định danh” bằng nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận là điều kiện cho các sản phẩm chủ lực địa phương, sản phẩm đặc trưng của các làng nghề ở Hà Tĩnh vươn lên chiếm lĩnh thị trường. Vấn đề đặt ra sau khi được bảo hộ sở hữu trí tuệ (SHTT) là việc quản lý, khai thác, phát triển giá trị của các sản phẩm này.
Từ đầu năm 2019 đến nay, xã Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) khai thác thủy hải sản đạt 170 tấn với giá trị ước đạt khoảng 30 tỷ đồng. So sánh với cùng kỳ năm ngoái, sản lượng này chỉ bằng 2/3 nhưng giá trị lại tăng gấp đôi.
Tổng công ty Dịch vụ viễn thông (VNPT Vinaphone) phối hợp với Công ty CP Truyền thông nông nghiệp đa phương tiện vừa hỗ trợ, lắp đặt 2 trạm đo lường, cảnh báo thời tiết iMestos tại xã Hương Trà (Hương Khê) và khu vực trồng rau - củ - quả trên đất cát hoang hóa bạc màu ven biển tại xã Thạch Văn, huyện Thạch Hà (trong khu vực thuộc Mitraco Hà Tĩnh) .