Nông dân Hà Tĩnh “thử sức” với nhiều loại vật nuôi giá trị kinh tế cao

(Baohatinh.vn) - Trước những thay đổi của nhu cầu thị trường, điều kiện khí hậu, nhiều nông dân Hà Tĩnh đã chuyển hướng đầu tư, đa dạng hóa đối tượng nuôi bước đầu cho hiệu quả kinh tế khá cao.

Nông dân Hà Tĩnh “thử sức” với nhiều loại vật nuôi giá trị kinh tế cao

Gia đình chị Nguyễn Thị Lâm ở xã Cẩm Hà, huyện Cẩm Xuyên thả nuôi thêm 600 con vịt biển 15 - Đại Xuyên

Sau khi tham gia mô hình giống vịt biển 15 - Đại Xuyên thu được kết quả bước đầu, gia đình chị Nguyễn Thị Lâm ở xã Cẩm Hà, huyện Cẩm Xuyên tiếp tục thả nuôi thêm 600 con giống mới để phát triển mô hình chăn nuôi tổng hợp.

Chị Lâm cho biết: “Thực tế qua lần thả nuôi trước cho thấy vịt ăn tạp, ăn được nhiều loại thức ăn, lớn nhanh và có sức đề kháng cao, phù hợp khí hậu, thổ nhưỡng ở đây. Vịt biển dễ chăm sóc, tỷ lệ sống đạt trên 98% (hơn hẳn so với vịt cánh trắng, vịt cỏ), nhờ đó, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Gia đình đã thực hiện đầy đủ quy trình phòng bệnh nên vịt đạt chất lượng tốt, có những con nặng từ 3,1 - 3,2 kg".

Được biết, giống vịt này do Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên (thuộc Viện Chăn nuôi Quốc gia) lai tạo, khả năng thích nghi cao với môi trường khác nhau như: nước ngọt, nước mặn, nước lợ. Đây được xem là mô hình phù hợp với điều kiện của các vùng ven biển, góp phần bổ sung loại giống mới vào bộ giống của tỉnh, đa dạng đối tượng nuôi có chất lượng cho bà con nông dân lựa chọn.

Nông dân Hà Tĩnh “thử sức” với nhiều loại vật nuôi giá trị kinh tế cao

Vịt biển dễ chăm sóc, tỉ lệ sống đạt trên 98%, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Ông Nguyễn Văn Hùng - Chủ tịch UBND xã Cẩm Hà cho biết: “Qua thí điểm mô hình vịt biển với hiệu quả bước đầu khả quan, hiện nay, các gia đình tham gia mô hình cũng đã tiếp tục thả nuôi giống vịt này với quy mô lớn hơn. Xã cũng sẽ tiếp tục khuyến khích nhân rộng trong thời gian tới để thay thế các giống vật nuôi truyền thống, kém phẩm chất tại địa phương”.

Với mong muốn thử nghiệm giống vật nuôi mới trên địa bàn, sau thời gian tìm hiểu, anh Nguyễn Đức Tuyến (thôn Đông Thắng, xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà) quyết định xây dựng mô hình nuôi dế thương phẩm.

Nông dân Hà Tĩnh “thử sức” với nhiều loại vật nuôi giá trị kinh tế cao

Anh Nguyễn Đức Tuyến (thôn Đông Thắng, xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà) xây dựng mô hình nuôi dế thương phẩm.

Anh Tuyến cho biết: “Nhận thấy dế là loài vật dễ nuôi và hiệu quả hơn so với các vật nuôi truyền thống..., tôi đã có 7 chuồng nuôi và đang dự định chuyển về địa điểm mới rộng hơn, xây dựng thêm 14 chuồng nuôi nữa. Mỗi chuồng sau 45 ngày nuôi sẽ cho thu hoạch khoảng 30 - 40 kg dế thương phẩm, giá bán hiện tại là 140 - 150 nghìn đồng/kg. Dế có thể chế biến nhiều món ăn ngon, giàu dinh dưỡng, nhiều canxi nên thị trường tiêu thụ khá rộng. Tôi chỉ đầu tư lần đầu mua con giống, trong quá trình nuôi, dế tự giao phối và sinh sản, sau đó mình có thể tiếp tục chăm sóc và nhân rộng đàn dế".

Theo chia sẻ của anh Tuyến, dế là loài vật sống thành đàn, muốn cho đàn dế phát triển nhanh, năng suất, chất lượng cao, người nuôi phải chú ý đến chuồng trại, đặt nơi cao ráo, thoáng mát, sạch sẽ, tránh nơi mưa gió, tạo môi trường hoang dã cho dế ẩn trú một cách tự nhiên. Nguồn thức ăn cho dế cũng dễ tìm, chủ yếu là rau muống, rau sắn, mùng tơi, khoai lang và cám gạo, bột ngô, đậu xanh...

Nông dân Hà Tĩnh “thử sức” với nhiều loại vật nuôi giá trị kinh tế cao

Mỗi chuồng sau 45 ngày nuôi sẽ cho thu hoạch khoảng 30 - 40 kg dế thương phẩm.

Ngoài ra, trong quá trình nuôi, mỗi chuồng dế có thể thu về được gần 30 kg phân hữu cơ, bón cho cây trồng rất tốt. Tuy nhiên, quá trình nuôi loại vật này cũng cần thử nghiệm thêm để tìm ra phương pháp phù hợp nhất, cho hiệu quả cao.

Ông Đào Anh Văn - Chủ tịch Hội Nông dân xã Mai Phụ (Lộc Hà) cho biết: “Mô hình của anh Tuyến mới bắt đầu đưa vào thử nghiệm nhưng đã cho thấy đây là hướng đi mới có triển vọng. Thời gian tới, Hội Nông dân xã sẽ tiếp tục theo dõi và có chính sách hỗ trợ vay vốn, mở rộng mô hình”.

Nông dân Hà Tĩnh “thử sức” với nhiều loại vật nuôi giá trị kinh tế cao

Mô hình của anh Tuyến mới bắt đầu đưa vào thử nghiệm nhưng đã cho thấy đây là hướng đi mới có triển vọng.

Theo ông Trương Huy Dũng - Trưởng phòng Chuyển giao khoa học - kỹ thuật (Trung tâm Khuyến nông tỉnh), xác định thời tiết tại Hà Tĩnh sẽ tiếp tục thay đổi, ngày càng khắc nghiệt hơn, thời gian qua, trung tâm đã đưa vào thử nghiệm, phát triển nhiều mô hình vật nuôi mới có giá trị kinh tế cao, phù hợp với nhiều vùng sinh thái, khí hậu trên địa bàn tỉnh như: chăn nuôi thâm canh giống vịt biển 15 – Đại Xuyên trên vùng nước mặn lợ cho các huyện ven biển; mô hình nuôi bò chuyên thịt lai 3B; nuôi cá bống bớp trong ao đất; nuôi cua thâm canh; nuôi tôm thẻ chân trắng an toàn sinh học…

Sau khi mô hình được xây dựng thành công, bà con nông dân tại các địa phương cũng đã mạnh dạn đầu tư, chuyển đổi sang các vật nuôi mới để nâng cao giá trị sản xuất, có thị trường tiêu thụ tương đối ổn định.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.