Trao đổi giải pháp phát triển bền vững ngành nuôi tôm tại Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Hội thảo “Giải pháp phát triển bền vững ngành nuôi tôm” nhằm kịp thời định hướng kịp thời cho vụ nuôi mới của năm 2021, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng bền vững cho ngành Nông nghiệp Hà Tĩnh nói chung.

Chiều 18/12, Chi cục Thuỷ Sản Hà Tĩnh tổ chức Hội thảo “Giải pháp phát triển bền vững ngành nuôi tôm”. Gần 100 đại biểu là cán bộ phụ trách ngành tại các huyện, các cơ sở cung ứng giống, thức ăn, vật tư, hộ dân nuôi tôm trên địa bàn cùng dự.

Trao đổi giải pháp phát triển bền vững ngành nuôi tôm tại Hà Tĩnh

Gần 100 đại biểu là cán bộ phụ trách ngành tại các huyện, các cơ sở cung ứng giống, thức ăn, vật tư, hộ dân nuôi tôm trên địa bàn cùng dự

Năm 2020, mặc dù có nhiều khó khăn như dịch Covid - 19 kéo dài, thời thiết bất lợi nhưng nhìn chung ngành nuôi tôm vẫn được duy trì, phát triển khá, các tiến bộ kỹ thuật đã được áp dụng ngày càng nhiều, cho năng suất cao, ổn định.

Diện tích thả nuôi toàn tỉnh đạt 2.510 ha (diện tích tôm thẻ chân trắng 1.998 ha, diện tích nuôi tôm sú 512 ha). Sản lượng tôm nuôi cả năm 2020 ước đạt hơn 4.800 tấn, mang về giá trị hơn 580 tỷ đồng.

Trao đổi giải pháp phát triển bền vững ngành nuôi tôm tại Hà Tĩnh

Trong những năm gần đây, nghề nuôi tôm tại Hà Tĩnh đang phát triển khá mạnh.

Đặc biệt, nuôi tôm thâm canh, công nghệ cao ngày càng khẳng định thế mạnh với nhiều cơ sở nuôi tiêu biểu cho năng suất, sản lượng cao, giảm thiệt hại do dịch bệnh gây ra, góp phần tăng nhanh sản lượng nuôi tôm toàn tỉnh.

Nuôi tôm trên cát công nghệ cao đã khai thác tốt tiềm năng đất hoang hoá ven biển, tạo được sản phẩm nông nghiệp hàng hoá chủ lục quy mô lớn; đã có những doanh nghiệp, HTX nuôi tôm trên cát đạt 100 - 500 tấn/năm; quy trình kỹ thuật nuôi tôm trong ao đất lót bạt, vỗ bờ bằng vôi và bột đá... cho hiệu quả kinh tế cao.

Trao đổi giải pháp phát triển bền vững ngành nuôi tôm tại Hà Tĩnh

Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ sản Nguyễn Công Hoàng: Năm 2020 phải đối mặt với nhiều khó khăn, ngành nuôi tôm vẫn được duy trì, phát triển khá; các tiến bộ kỹ thuật đã được áp dụng và mang lại hiệu quả cao.

Về sản xuất giống, toàn tỉnh hiện có 2 cơ sở sản xuất và ương dưỡng tôm giống. Sản lượng sản xuất, ương dưỡng năm 2020 ước đạt 500 triệu con, đạt 100% kế hoạch đề ra (Công ty CP Thủy sản Thông Thuận 480 triệu con, HTX Nuôi trồng thủy sản Tuấn Linh 20 triệu con).

Trao đổi giải pháp phát triển bền vững ngành nuôi tôm tại Hà Tĩnh

Các đại biểu tham dự hội thảo.

Năm 2021, Hà Tĩnh phấn đấu diện tích nuôi tôm là 2.525ha (tôm sú 401ha, tôm thẻ chân trắng 2.125ha). Trong đó, nuôi thâm canh công nghệ cao 690ha); sản lượng 5.313 tấn (tôm sú 317 tấn, tôm thẻ chân trắng 4.996 tấn).

Trao đổi giải pháp phát triển bền vững ngành nuôi tôm tại Hà Tĩnh

Đại diện Công ty CP Thuỷ sản Thông Thuận Kỳ Anh chia sẻ về quá trình sản xuất con giống tại công ty, việc thực hiện chăm sóc tôm giống sau quá trình thả nuôi.

Vì thế, trong thời gian tới, cơ quan quản lý, các hộ nuôi cần tiếp tục đầu tư khoa học công nghệ và áp dụng kỹ thuật công nghệ tiên tiến vào nuôi tôm; tiếp nhận, đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật giỏi, có kinh nghiệm thực tiễn; tiếp tục kêu gọi và thu hút đầu tư các vùng nuôi tập trung đảm bảo điều kiện thiết yếu cho sản xuất phát triển…

Trao đổi giải pháp phát triển bền vững ngành nuôi tôm tại Hà Tĩnh

Ông Trần Văn Ân (Thạch Châu, Lộc Hà): Đề nghị ngành chức năng tiếp tục đồng hành sâu sát hơn trong quá trình xử lý dịch bệnh và môi trường chăn nuôi.

Tại hội thảo, các đại biểu tham dự cũng đã giành phần lớn thời gian để thảo luận, đề xuất một số giải pháp chuẩn bị cho vụ nuôi năm 2021, phát triển nuôi tôm bền vững như: vấn đề chất lượng con giống, xử lý môi trường, dịch bệnh; xây dựng thị trường tiêu thụ; áp dụng khoa học - kỹ thuật nuôi chất lượng cao; kiểm soát chất lượng vật tư thủy sản nhất là các loại thuốc, thức ăn; triển khai quan trắc tại một số vùng nuôi trồng thủy sản tập trung dễ xẩy ra dịch bệnh…

Hội thảo được tổ chức nhằm kịp thời định hướng cho vụ nuôi mới của năm 2021 cho người nuôi trên địa bàn, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng bền vững, ổn định cho ngành Nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh nói chung.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Đặc sản cam Hà Tĩnh vào mùa thu hoạch

Đặc sản cam Hà Tĩnh vào mùa thu hoạch

Đặc sản cam chanh Hà Tĩnh bắt đầu vào vụ thu hoạch, cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh. Giá cam hiện được bán từ 25 – 60.000 đồng/kg.
Hành trình miệt mài xây dựng thương hiệu gạo Can Lộc

Hành trình xây dựng thương hiệu gạo Can Lộc

Khép lại một mùa vụ đầy thắng lợi, nông dân Can Lộc (Hà Tĩnh) có thêm niềm vui khi hạt gạo quê hương đang từng bước chiếm lĩnh thị trường. Ước mơ xây dựng thương hiệu sản phẩm lúa gạo đang dần trở thành hiện thực.
Ngư dân Nghi Xuân trúng cá bạc má

Ngư dân Nghi Xuân trúng cá bạc má

Sau một đêm vất vả vươn khơi, bám biển, nhiều tàu cá của ngư dân Xuân Yên (Nghi Xuân – Hà Tĩnh) cập bến trong niềm vui phấn khởi vì trúng đậm cá bạc má.
Bài cuối: Quyết liệt và đột phá hơn nữa trong từng nhiệm vụ, giải pháp

Bài cuối: Quyết liệt và đột phá hơn nữa trong từng nhiệm vụ, giải pháp

Cả nước đã có 5 tỉnh được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Hà Tĩnh đang tập trung thực hiện cơ bản khối lượng công việc trong năm 2024 và hoàn thiện các yêu cầu để được công nhận vào năm 2025. Khó khăn từ thực tiễn đang đòi hỏi sự quyết liệt và đột phá hơn nữa trong từng nhiệm vụ, giải pháp nhằm hiện thực hóa khát vọng về nông thôn giàu bản sắc văn hóa, văn minh, hiện đại; đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao.
Người chăn nuôi Vũ Quang tăng đàn đón tết

Người chăn nuôi Vũ Quang tăng đàn đón tết

Để đảm bảo nguồn thu vào dịp cuối năm, thời điểm này, người chăn nuôi trên địa bàn Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang tích cực tăng đàn, vỗ béo và nghiêm ngặt phòng dịch trên đàn vật nuôi.
Bài 3: Tiểu tiêu chí nước sạch - quyết liệt, kiên trì vì chất lượng cuộc sống

Bài 3: Tiểu tiêu chí nước sạch - quyết liệt, kiên trì vì chất lượng cuộc sống

Chất lượng môi trường sống là một trong những tiêu chí cốt lõi trong xây dựng nông thôn mới. Đối với xã và huyện nông thôn mới nâng cao, tiêu chí này đặt ra những yêu cầu khá cao, nhất là quy định về tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch tập trung. Đứng trước khó khăn, Hà Tĩnh đặt quyết tâm rất cao, ưu tiên nguồn lực lớn để thực hiện bằng được nhằm góp phần tạo tính bền vững cho quá trình xây dựng tỉnh nông thôn mới.
Bài 2: Xây dựng đô thị văn minh - khó mấy cũng phải làm

Bài 2: Xây dựng đô thị văn minh - khó mấy cũng phải làm

Hà Tĩnh đã có 14/34 phường, thị trấn được công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh, trong đó, 11 thị trấn thực hiện được từ 70-90% các tiêu chí. Con số phường, thị trấn đạt chuẩn cao gấp 2 lần so với thời điểm giữa năm 2024 đã chứng minh sự bứt tốc và quyết tâm cao của cấp ủy, chính quyền các địa phương trong lộ trình phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ xây dựng tỉnh nông thôn mới vào cuối năm nay.
Bài 1: 100% huyện đạt chuẩn nông thôn mới - bám sát đường găng tiến độ

Bài 1: 100% huyện đạt chuẩn nông thôn mới - bám sát đường găng tiến độ

Để hoàn thành nhiệm vụ xây dựng tỉnh nông thôn mới vào năm 2025, Hà Tĩnh tập trung thực hiện mục tiêu 100% số huyện đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2021-2025. Thời điểm này, địa phương cuối cùng gần về đích là Hương Khê đang căng mình với khối lượng công việc khá lớn trên “chặng nước rút” về đích; các địa phương khác tập trung phát triển KT-XH và tiếp tục ưu tiên nguồn lực hoàn thiện các tiêu chí huyện NTM theo chuẩn giai đoạn mới.