Nuôi tôm sinh học, 2 nông dân Hà Tĩnh lãi 200 triệu đồng/vụ

(Baohatinh.vn) - Suốt quá trình nuôi, người nông dân được cán bộ kỹ thuật hướng dẫn chi tiết về quy trình chăm sóc, ứng dụng công nghệ nuôi trồng bằng chế phẩm sinh học...

Nuôi tôm sinh học, 2 nông dân Hà Tĩnh lãi 200 triệu đồng/vụ

Mô hình do Trung tâm Khuyến nông tỉnh thực hiện

Đây là mô hình “Sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi tôm thẻ chân trắng” do Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh triển khai trong vụ xuân hè 2020 tại xã Cẩm Dương (Cẩm Xuyên) và xã Đan Trường (Nghi Xuân).

Mô hình tại xã Cẩm Dương của ông Nguyễn Văn Đồng, với diện tích 0,5ha; mô hình tại xã Đan Trường của anh Trần Vũ Quốc Phương, có diện tích 0,5ha được triển khai trên ao nuôi đáy bạt, mật độ thả 120 con/m2.

Trong quá trình nuôi, người dân được cán bộ kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh hướng dẫn chi tiết về quy trình chăm sóc, ứng dụng công nghệ nuôi trồng bằng chế phẩm sinh học.

Nuôi tôm sinh học, 2 nông dân Hà Tĩnh lãi 200 triệu đồng/vụ

Quá trình nuôi trồng, người dân chỉ sử dụng duy nhất chế phẩm sinh học để xử lý môi trường ao nuôi hạn chế thấp nhất dùng kháng sinh...

Sau 70 - 75 ngày, tôm đạt trọng lượng 60 - 70 con/kg, năng suất đạt trên 13 tấn mỗi ha tôm thương phẩm.

Điều quan trọng, nuôi tôm bằng chế phẩm sinh học thân thiện với môi trường, giúp con tôm hấp thụ dinh dưỡng triệt để, tăng cường sức đề kháng.

Nuôi tôm sinh học, 2 nông dân Hà Tĩnh lãi 200 triệu đồng/vụ

Năng suất đạt 13 tấn/ha, mỗi mô hình thu lãi 200 triệu đồng

Nhờ vậy, mật độ tôm đưa vào nuôi đạt tỷ lệ sống trên 90%, giảm được thất thoát trong đầu tư của bà con nông dân và từng bước phát triển nghề nuôi tôm theo hướng bền vững.

Theo tính toán, tổng doanh thu mỗi mô hình đạt gần 1 tỷ đồng/vụ, trừ các khoản chi phí mô hình thu lãi trên 200 triệu đồng.

Hiện nay, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đang tiếp tục khuyến khích, vận động người dân mở rộng diện tích để nâng cao thu nhập, phát triển bền vững và bảo vệ môi trường nuôi.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Thay vì rộn ràng thu hoạch những giọt mật đầu vụ như các năm trước, năm nay, người dân huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang trải qua một mùa mật ong chính vụ kém vui.
Hà Tĩnh với chặng nước rút góp phần gỡ thẻ vàng IUU

Gỡ thẻ vàng IUU: Hà Tĩnh quyết liệt "chặng nước rút"

Đợt thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban Châu Âu được xem là thời điểm quyết định để Việt Nam gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU. Xác định rõ nhiệm vụ này, Hà Tĩnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong "chặng nước rút", đặc biệt tạo nên những thay đổi tích cực, nhất là trong nhận thức, trách nhiệm của ngư dân.
Tỏi tía Lộc Yên được mùa, được giá – Nông dân đếm củ tính tiền

Tỏi tía Lộc Yên được mùa, được giá

Giống tỏi tía trồng ở Lộc Yên (Hương Khê, Hà Tĩnh) có vị cay đậm, nhiều tinh dầu nên rất được thị trường ưa chuộng. Vụ sản xuất năm nay, người trồng tỏi có thu nhập trung bình 15 - 20 triệu/sào.
Lúa thì con gái chờ ngày đơm bông

Lúa thì con gái chờ ngày đơm bông

Giữa khúc giao mùa cuối xuân, đầu hạ, những cánh đồng lúa lại rạo rực vào thì con gái, chuẩn bị cho hành trình sinh trưởng mới giữa những mong ngóng, đợi chờ của người nông dân.