Nhập trường - Những câu chuyện từ thực tiễn

Với sự nghiệp giáo dục và đào tạo trên vùng đất học Hà Tĩnh, năm 2012 đã khép lại bằng dấu ấn khó quên. Những băn khoăn, trăn trở về công tác nâng cao chất lượng giáo dục được ấp ủ bấy lâu trong suy nghĩ của biết bao thế hệ trồng người nay đã dần được chia sẻ khi đề án quy hoạch hệ thống trường mầm non và phổ thông trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 đã được UBND tỉnh phê duyệt. Một năm học mới với khí thế thi đua sôi nổi, với bộn bề những lo toan trong công tác nhập trường đã dệt nên câu chuyện về lòng quyết tâm, sự đồng thuận của toàn dân trước một chủ trường lớn.

Trong sâu thẳm tâm hồn của thầy và trò trường THCS Nguyễn Tất Thành (Can Lộc), mùa xuân này dường như đến sớm hơn khi những cố gắng của tập thể giáo viên và học sinh cùng những nỗ lực vượt bậc của chính quyền địa phương, các bậc phụ huynh đã đơm hoa kết trái. Đó là niềm vinh dự, tự hào khi được nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba, là niềm hạnh phúc lớn lao khi trường THCS Nghèn từ nay được mang tên Bác - Trường THCS Nguyễn Tất Thành.

Giờ thực hành trên máy của thầy và trò Trường THCS Hương Trà - Hương Khê

Giờ thực hành trên máy của thầy và trò Trường THCS Hương Trà - Hương Khê

Thầy Nguyễn Đình Hải – Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Từ thực tiễn quy mô trường lớp ngày càng nhỏ, số lượng học sinh ít nên năm 2008 thực hiện chủ trương của huyện, trường THCS Tiến Lộc đã được sáp nhập về với Trường THCS Nghèn. Những khó khăn chồng chất trong buổi đầu theo thời gian dần được khắc phục nhờ sức mạnh đồng thuận của lòng dân, sự quan tâm của cấp ủy chính quyền địa phương. Và quyết tâm không phụ những tình cảm ấy tập thể giáo viên và học sinh nhà trường cũng đã không ngừng cố gắng thực hiện tốt các phong trào thi đua, đặc biệt là nhiệm vụ nâng cao chất lượng dạy và học” .

Chỉ sau 1 năm kể từ ngày sáp nhập, trường đã được công nhận chuẩn quốc gia, và cũng vinh dự là một trong những liên trường đầu tiên trên địa bàn toàn tỉnh được trao tặng Huân chương Lao động. Trong những trang sử vàng truyền thống của nhà trường vẫn còn lưu giữ nhiều câu chuyện, những tấm gương điển hình về giảng dạy và học tập. Riêng tên gọi của trường cũng đã trở thành một đề tài hấp dẫn.

Thầy Trần Đình Sửu – Trưởng Phòng Giáo dục huyện cho biết: “Quyết định lấy tên Bác đặt tên cho trường là cả một vấn đề. Thực tế, ngôi trường này, mảnh đất này ngày xưa đã từng được nhiều lần đón Bác khi Người cùng thân sinh trên chặng đường từ Nghệ An vào Huế có ghé thăm cụ Ngô Đức Kế để cùng đàm đạo việc học, việc nước. Đây là niềm vinh dự, tự hào nhưng cũng là trách nhiệm lớn lao để các thầy cô giao và học sinh nhà trường không ngừng phấn đấu rèn luyện để gặt hái thêm nhiều thành tích cao hơn nữa”.

Cùng niềm vui chung khi chất lượng giáo dục ngày càng khởi sắc, nhưng bước đường khẳng định thương hiệu của trường THCS Tân Vĩnh (Lộc Hà) cũng muôn nỗi gian nan. Năm 2010, chủ trương của huyện Thạch Hà về việc sáp nhập 2 trường THCS Mai Phụ và THCS Hộ Độ đã thực sự tạo nên một “cơn sốt” trong tư tưởng của người dân và chính quyền địa phương 2 xã. Lý do sẽ có một xã mất trường, con cái của họ sẽ phải đi học xa và nguy hiểm hơn là nỗi lo về an toàn tính mạng cho con em của phụ huynh khi mỗi mùa mưa lũ đến các em lại phải dắt díu nhau qua con đê ngăn mặn của vùng biển cửa để đến trường... đã trở thành những yếu tố để việc nhập trường dường như trở thành điều không thể.

Lãnh đạo huyện Thạch Hà ngày ấy cũng không thể nhớ nỗi họ đã có biết bao cuộc làm việc với chính quyền địa phương, với linh mục và người dân nơi đây, chỉ biết rằng chính sách dân vận cùng với việc tuyên truyền những lợi ích thiết thực. Lâu dài của việc nhập trường đã trở thành những đợt mưa dầm thấm vào suy nghĩ, hành động của bà con. Thế rồi những phòng học đơn sơ buổi đầu tiên cũng đã được xây dựng nên trên vùng đất ngập mặn sâu trũng để kịp thời đón học sinh 2 xã tới trường.

Thầy Lê Văn Duẩn - Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Đã 2 năm trôi qua kể từ ngày sáp nhập, dẫu cơ sở vật chất còn thiếu thốn, nhưng tôi tin rằng mọi thứ rồi sẽ qua khi nhà trường được luôn được sự quan tâm đặc biệt của chính quyền 2 xã. Điều đáng mừng nhất là từ chỗ chất lượng giáo dục của 2 nhà trường xếp hàng thứ 7, 8 trong toàn huyện, thì đến nay liên trường Tân Vĩnh đã trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về chất lượng mũi nhọn, chất lượng đại trà ở huyện Lộc Hà. Đặc biệt năm nay 4 đội tuyển học sinh giỏi lớp 9 của trường đã dành vị trí thứ 2 và thứ 3 toàn huyện”.

Sự đoàn kết của chính quyền 2 xã, sức mạnh đồng thuận của bà con lương giáo, cùng với con đê ngăn mặn được đầu tư nâng cấp tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh đến trường đã thực sự trở thành những yếu tố giải quyết những băn khoăn vướng mắc trong lòng dân. Vùng đất ngập mặn hoang hóa ngày xưa đã hình thành vóc dáng của một ngôi trường bề thế hôm nay với màu xanh của những hàng cây đã bắt đầu khép tán, với chất lượng giáo dục ngày càng được khẳng định.

Cùng chung với khí thế nhập trường trong các địa phương, huyện miền núi Hương Khê cũng đã có những bước đi vững chắc. Thầy Nguyễn Tiến Dũng - Hiệu trưởng trường THCS Hương Trà cho biết: “Thực hiện lộ trình quy hoạch trường lớp, năm học 2010-2011 một phần học sinh ở các xã Hương Lộc, Hương Xuân, Hương Đô cách xa điểm trường 3 đến 4km cũng đã bắt đầu đến học ở THCS Hương Trà. Lợi thế của vùng đất không bị ảnh hưởng của lũ lụt, CSVC đảm bảo tính ổn định cùng với sự thuận lợi trong công tác hoàn thiện, kiện toàn đội ngũ giáo viên đã trở thành động lực để THCS Hương Trà từng bước vươn lên khẳng định chất lượng và ghi danh vào tốp dẫn đầu về chất lượng giáo dục trên địa bàn huyện miền núi”.

Quy hoạch hệ thống trường lớp là một chủ trương đúng có ý nghĩa lớn trong việc góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Dẫu đề án của tỉnh mới phê duyệt năm nay, nhưng cũng từ sự trăn trở nghĩ suy nên trước đó các địa phương trong toàn tỉnh cũng đã có những bước đột phá, đi tắt đón đầu trong công tác nhập trường. Vì thế năm nay, dẫu là mùa xuân đầu tiên ngành giáo dục triển khai thực hiện chủ trương lớn của tỉnh, thế nhưng bài học về sức mạnh đồng thuận cùng niềm vui từ những câu chuyện thực tế trong công tác nhập trường lớp đã góp phần củng cố niềm tin vào sự thành công của đề án trong lộ trình sắp tới.

Đọc thêm

Truyền thống hiếu học - mạch nguồn không bao giờ vơi cạn

Truyền thống hiếu học - mạch nguồn không bao giờ vơi cạn

Suốt chiều dài văn hiến của dân tộc, truyền thống hiếu học, khoa bảng đã được các thế hệ thắp sáng, trao truyền, gìn giữ, tạo nên bản sắc văn hóa, con người Hà Tĩnh. “Đất học” Hồng Lam nổi danh cả nước với nguồn mạch âm thầm mà mãnh liệt.
Kỳ vọng lớn, quyết tâm cao trong năm học mới

Kỳ vọng lớn, quyết tâm cao trong năm học mới

Cùng với hàng triệu giáo viên, học sinh trên cả nước, hơn 374.000 cán bộ, giáo viên, học sinh Hà Tĩnh đã bước vào năm học mới với khí thế mới, hứa hẹn những thành công mới.
Mùa gieo hạt...

Mùa gieo hạt...

Náo nức chờ đón tiếng trống khai trường, sáng nay, giữa trời thu xanh thắm, hơn 374.000 cán bộ, giáo viên, học sinh Hà Tĩnh tràn ngập trong niềm vui, phấn khởi, tự tin bước vào năm học mới. Mùa gieo hạt bắt đầu...
Các trường học ở Hà Tĩnh hân hoan khai giảng năm học mới

Các trường học ở Hà Tĩnh hân hoan khai giảng năm học mới

Cùng với hàng triệu giáo viên, học sinh cả nước, sáng nay, hơn 374.000 cán bộ, giáo viên, học sinh Hà Tĩnh bước vào năm học mới. Các đồng chí lãnh đạo tỉnh đã về các địa phương chia sẻ niềm vui với giáo viên, học sinh trong ngày khai trường.
Tự hào giáo dục Vũ Quang

Tự hào giáo dục Vũ Quang

Trong những ngày thu tháng Chín, nhất là càng gần với lễ khai giảng, người dân Vũ Quang (Hà Tĩnh) lại tự hào nhắc đến "quả ngọt" của ngành giáo dục.
Khí thế mới của ngành Giáo dục Hà Tĩnh

Khí thế mới của ngành Giáo dục Hà Tĩnh

Năm học 2023-2024 đi qua với những thành tích rực rỡ, ghi đậm dấu ấn, nỗ lực vượt bậc của giáo viên, học sinh trên dải đất học Hồng La. Ngành GD&ĐT Hà Tĩnh đã và đang được tiếp thêm động lực, niềm tin, sẵn sàng bước vào năm học mới với khí thế, quyết tâm mới.
Nâng bước tân sinh viên nghèo “mở cửa” tương lai

Nâng bước tân sinh viên nghèo “mở cửa” tương lai

Sự quan tâm của các tổ chức, cá nhân hảo tâm đã “thắp” lên niềm tin, hy vọng cho các tân sinh viên nghèo, giúp các em có động lực chinh phục tri thức, phát huy tinh thần hiếu học của con người Hà Tĩnh.
Mùa tựu trường

Mùa tựu trường

“Hằng năm, cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường”…
Talkshow: Chắp cánh ước mơ

Talkshow: Chắp cánh ước mơ

Trước thềm năm học mới 2024-2025, những hoạt động kết nối, đồng hành đang tiếp tục được các cấp, ngành, cơ quan, đoàn thể tại Hà Tĩnh nỗ lực thực hiện nhằm tạo điểm tựa, động lực cho các em học sinh, sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vững vàng trên con đường tìm kiếm tri thức.