Công khai, minh bạch các khoản thu trong trường học ở Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Để đảm bảo sự công khai, minh bạch, tạo sự đồng thuận của phụ huynh, ngành GD&ĐT Hà Tĩnh đã sớm có hướng dẫn các nhà trường trong việc thực hiện các khoản thu trong năm học 2024-2025.

Trước thềm năm học mới năm học 2024-2025, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Tĩnh đã có Văn bản 1678/SGDĐT-KHTC về việc hướng dẫn thực hiện các khoản thu. Theo đó, các khoản thu trong lĩnh vực GD&ĐT được thực hiện trên tinh thần hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, UBND tỉnh. Cụ thể, đối với các cơ sở giáo dục công lập, mức thu học phí trong năm học này được thực hiện theo Nghị quyết số 126/2024/NQ-HĐND ngày 18/7/2024 của HĐND tỉnh.

1.1.jpg
Các cô nuôi Trường Mầm Non thị trấn Phố Châu (Hương Sơn) chuẩn bị bữa ăn cho trẻ.

Theo Nghị quyết 126 của HĐND tỉnh, có nhiều loại mức thu học phí đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên. Trong đó, ở bậc mầm non: vùng dân tộc thiểu số - miền núi và nông thôn vùng 1 cùng mức 30.000 đồng/tháng; nông thôn vùng 2 và thành thị vùng 1 cùng mức 50.000 đồng/tháng; thành thị vùng 2 có mức 120.000 đồng/tháng. Ở bậc THCS: vùng dân tộc thiểu số - miền núi và nông thôn vùng 1 cùng mức 35.000 đồng/tháng; nông thôn vùng 2 và thành thị vùng 1 cùng mức 45.000 đồng/tháng; thành thị vùng 2 có mức 80.000 đồng/tháng. Ở bậc THPT: vùng dân tộc thiểu số - miền núi và nông thôn vùng 1 cùng mức 40.000 đồng/tháng; nông thôn vùng 2 và thành thị vùng 1 cùng mức 70.000 đồng/tháng; thành thị vùng 2 có mức 110.000 đồng/tháng.

Các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập được thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số 107/2023/NQ-HĐND ngày 14/7/2023 của HĐND tỉnh. Theo đó, Sở GD&ĐT cũng hướng dẫn mức thu cụ thể như sau: các khoản thu dạy môn tự chọn (môn ngoại ngữ) ở lớp 1, 2 mức tối đa 7.000 đồng/tiết (mỗi năm học 70 tiết); bậc THPT và giáo dục thường xuyên, mức tối đa 8.500 đồng/tiết (mỗi năm học 105 tiết).

Về dạy thêm, học thêm: học sinh THCS mỗi tiết tối đa 7.000 đồng (mỗi tuần không quá 3 buổi, mỗi buổi không quá 3 tiết); bậc THPT không chuyên và giáo dục thường xuyên, mỗi tiết tối đa 9.000 đồng, THPT chuyên tối đa mỗi tiết 12.000 đồng (mỗi tuần không quá 5 buổi, mỗi buổi không quá 3 tiết).

Khoản thu thi thử tuyển sinh vào lớp 10 và thi thử tốt nghiệp THPT mỗi học sinh 50.000 đồng/ môn thi.

1.4.jpg
Giờ học của giáo viên, học sinh Trường THPT Cẩm Bình (Cẩm Xuyên).

Hướng dẫn cũng nói rõ về việc tổ chức thực hiện bán trú tại các nhà trường. Cụ thể: nấu ăn và chăm sóc buổi trưa trẻ bán trú bậc mầm non 220.000 đồng/trẻ/tháng; bậc tiểu học 230.000/trẻ/tháng. Mua sắm dụng cụ bán trú ở bậc mầm non và tiểu học 230.000/cháu/năm.

Đối với giấy kiểm tra, phiếu học tập: lớp 1, 2 tối đa 30.000 đồng/học sinh/năm học; lớp 3 là 40.000 đồng; lớp 4, 5 là 50.000 đồng; học sinh THCS 100.000 đồng; THPT 120.000 đồng/học sinh/năm học.

Ngoài ra, các khoản thu dịch vụ phục vụ học sinh như: nước uống 8.000 đồng/học sinh/tháng; sổ liên lạc điện tử, sổ theo dõi (trẻ mầm non 40.000 đồng/học sinh/năm học; học sinh phổ thông 60.000 đồng/học sinh/năm học).

Hướng dẫn của Sở GD&ĐT cũng nói rõ: các dịch vụ quy định là dịch vụ trực tiếp phục vụ học sinh, tự nguyện theo nhu cầu học sinh và phụ huynh, học sinh không có nhu cầu không cần tham gia. Mức thu quy định nói trên là mức thu tối đa, mức thu cụ thể tại các trường do cơ sở giáo dục và cha mẹ học sinh thỏa thuận trên cơ sở chất lượng dịch vụ, dự toán chi phí hợp lý thực hiện dịch vụ, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương và từng cấp học. Việc thu, chi phải bảo đảm nguyên tắc công khai, dân chủ, minh bạch theo quy định.

Từ hướng dẫn của Sở GD&ĐT, các phòng GD&ĐT cấp huyện đã sớm chỉ đạo các nhà trường thực hiện nghiêm hướng dẫn các khoản thu, tạo sự đồng thuận, nhất trí của các bậc cha mẹ học sinh.

1.2.jpg
Từ việc lấy kiến kiến, tạo sự đồng thuận của phụ huynh, hoạt động bán trú đã được Trường Mầm non thị trấn Phố Châu triển khai ngay sau khai giảng.

Thầy Nguyễn Trường Giang - Trưởng phòng GD&ĐT huyện Hương Sơn thông tin: “Trên tinh thần chỉ đạo của Sở GD&ĐT, đơn vị đã có văn bản hướng dẫn các nhà trường thực hiện các khoản thu đầu năm theo đúng quy định. Ngoài ra, vấn đề này cũng được chúng tôi thường xuyên nhắc nhở trong các cuộc họp triển khai nhiệm vụ năm học, họp hiệu trưởng...”.

Từ việc tăng cường công tác chỉ đạo của ngành và nỗ lực đảm bảo công khai, minh bạch các nguồn thu - chi đầu năm, tạo sự đồng thuận của phụ huynh, các cơ sở giáo dục cũng đã quán triệt và thực hiện nghiêm túc. Cô Nguyễn Thị Hồng Sa – Hiệu trưởng Trường Mầm non thị trấn Phố Châu (Hương Sơn) cho biết: “Trên tinh thần hướng dẫn, chỉ đạo của ngành, chúng tôi đã triển khai thực hiện các khoản thu theo đúng quy trình để kịp thời triển khai dịch vụ bán trú cho học sinh ngay từ đầu năm học. Theo đó, việc mua sắm bổ sung các trang thiết bị nhà ăn, hình thức tổ chức bán trú, mức ăn... đều được nhà trường tổ chức lấy ý kiến của phụ huynh trong các nhóm lớp và có chữ ký của các bậc phụ huynh qua đơn. Quá trình thực hiện được công khai, minh bạch tạo sự đồng thuận của các bậc cha mẹ”.

1.3.jpg
Giờ học của giáo viên, học sinh Trường THCS Xuân Diệu (Can Lộc).

Tại Trường THCS Xuân Diệu (Can Lộc) những ngày này, đội ngũ cán bộ, giáo viên cũng đang xây dựng kế hoạch để chuẩn bị cho cuộc họp phụ huynh vào tuần tới. Tại cuộc họp này, Ban giám hiệu nhà trường sẽ thông qua các khoản thu dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động giáo dục của nhà trường như: tiền nước uống, giấy kiểm tra, vấn đề dạy thêm học thêm trong nhà trường... để thông qua ý kiến của các bậc phụ huynh.

Cô Lê Thị Thanh Hải - Hiệu trưởng Trường THCS Xuân Diệu (Can Lộc) cho biết: “Việc ban hành sớm hướng dẫn thực hiện các khoản thu trong năm học của ngành giáo dục đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong quá trình triển khai. Trên tinh thần đó, thời gian qua, chúng tôi cũng đã tiến hành rà soát cẩn thận các hạng mục, xây dựng dự toán chi cụ thể làm cơ sở xác định mức thu đối với học sinh để thông qua tại cuộc họp phụ huynh sắp tới”.

Học sinh đã bước vào năm học mới gần nửa tháng. Thời điểm hiện tại, nhiều trường học trên địa bàn tỉnh đã chuẩn bị các bước cho việc tổ chức họp phụ huynh học sinh và công bố các khoản thu đầu năm. Việc triển khai các khoản thu trong năm học đang được các cơ sở giáo dục quán triệt và thực hiện đúng theo hướng dẫn. Đây cũng là giải pháp mà ngành GD&ĐT nỗ lực thực hiện để đảm bảo sự công khai, minh bạch các khoản thu trong nhà trường, tránh tình trạng lạm thu, tạo sự đồng thuận, tin tưởng trong các bậc phụ huynh.

Cùng với hướng dẫn thực hiện các khoản thu trong năm học, Sở GD&ĐT cũng đã chỉ đạo tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các khoản thu chi tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn; xử lý và đề nghị xử lý nghiêm đối với người đứng đầu cơ sở giáo dục để xảy ra tình trạng lạm thu, thu sai quy định. Sở GD&ĐT cũng yêu cầu các trưởng phòng GD&ĐT, hiệu trưởng, giám đốc các cơ sở giáo dục triển khai thực hiện đúng quy định.

Bà Nguyễn Thị Nguyệt - Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Tĩnh

Đọc thêm

Cùng con chắp cánh ước mơ xa

Cùng con chắp cánh ước mơ xa

Không chỉ các con mà những người làm cha, làm mẹ cũng đang trải qua một “kỳ thi” đặc biệt của riêng mình với đầy ắp những áp lực, lo âu, niềm tin và sự kỳ vọng.
Ngày thi đầu tiên nhiều cảm xúc của thí sinh Hà Tĩnh

Ngày thi đầu tiên nhiều cảm xúc của thí sinh Hà Tĩnh

Hơn 17.300 thí sinh tại Hà Tĩnh đã hoàn thành ngày thi đầu tiên Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025. Một ngày thi mang đến nhiều cảm xúc cho các thí sinh khi lần đầu tiên đề thi được tổ chức theo chương trình giáo dục phổ thông mới.
Thí sinh Hà Tĩnh "nhẹ nhõm" hoàn thành bài thi môn Ngữ văn

Thí sinh Hà Tĩnh "nhẹ nhõm" hoàn thành bài thi môn Ngữ văn

Những nụ cười, ánh mắt rạng rỡ… tạo nên bức tranh tươi sáng sau môn thi đầu Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025. Dù phía trước vẫn còn những thử thách nhưng niềm tin sau môn Ngữ văn sẽ là động lực để sĩ tử bước tiếp bằng tâm thế tích cực và quyết tâm.
[Motion Graphics] 3 mốc thời gian quan trọng trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT

[Motion Graphics] 3 mốc thời gian quan trọng trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 được xem là cột mốc đặc biệt, đánh dấu bước chuyển mình trong hành trình học tập của các bạn học sinh lớp 12. Để có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và đạt kết quả tốt nhất, việc nắm vững các mốc thời cùng những thông tin thiết yếu về kỳ thi là điều hết sức cần thiết.
36 điểm thi ở Hà Tĩnh sẵn sàng đón thí sinh

36 điểm thi ở Hà Tĩnh sẵn sàng đón thí sinh

Cùng với hơn 1,16 triệu thí sinh cả nước, từ ngày mai (25/6), hơn 17.300 thí sinh Hà Tĩnh chính thức bước vào Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Trước “giờ G”, 36 điểm thi đã hoàn tất công tác chuẩn bị, sẵn sàng đón thí sinh.
Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Qua kiểm tra, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực của Ban Chỉ đạo tỉnh Hà Tĩnh và các đơn vị trong việc chuẩn bị chu đáo điều kiện về con người, cơ sở vật chất và các phương án dự phòng nhằm phục vụ tốt nhất cho kỳ thi.
Học Bác để gieo những "mùa phấn sáng"

Học Bác để gieo những "mùa phấn sáng"

20 năm dạy học, cô Trần Thị Cảnh Thuần - giáo viên Trường THPT Mai Thúc Loan (Thạch Hà - Hà Tĩnh) đã để lại nhiều dấu ấn, là tấm gương sáng trong học tập và làm theo Bác.
[Motion Graphics] Những điểm nổi bật trong Luật Nhà giáo

[Motion Graphics] Những điểm nổi bật trong Luật Nhà giáo

Tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, các đại biểu Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Nhà giáo. Luật gồm 9 chương, 42 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2026. Sau đây là những điểm nổi bật trong Luật Nhà giáo vừa được thông qua.