Giỗ Tổ Hùng Vương - tín ngưỡng cội nguồn

(Baohatinh.vn) - Giỗ Tổ Hùng Vương là dịp cả dân tộc Việt Nam hướng lòng mình về miền đất Phú Thọ để tưởng nhớ công lao dựng nước của các vị vua Hùng. Biết ơn nguồn cội đã trở thành một tín ngưỡng văn hóa đặc trưng của lễ hội này, hơn nữa còn tác động lên hoạt động của các dòng tộc, gia đình…

Giỗ Tổ Hùng Vương - tín ngưỡng cội nguồn

Nghi thức tế lễ trong lễ giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân. Ảnh: Phương An (Báo Phú Thọ)

Tháng 3 âm lịch, khi tiết trời bắt đầu ấm áp và huyền hoặc trong màn mưa bụi phủ mờ không gian, lòng người Việt trên khắp mọi miền lại dậy lên câu ca “Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng ba”.

Tháng 3, dù ở đâu, nơi núi cao hay biển thẳm, an định nơi quê hương bản quán hay bôn ba xứ người thì mỗi tấc lòng người Việt đều hướng về núi Nghĩa Lĩnh (Phú Thọ) để tưởng nhớ công lao của các vị Vua Hùng. Đền Hùng, ở một phương diện nào đó chính là biểu tượng tinh thần độc lập, tự chủ của dân tộc Việt. Và, Giỗ Tổ Hùng Vương là dịp để tưởng nhớ công lao của những anh hùng dân tộc trong quá trình lập quốc cũng như quá trình phân cư “mang gươm đi mở cõi”.

Giỗ Tổ Hùng Vương - tín ngưỡng cội nguồn

Hàng triệu người dân Việt hành hương về Phú Thọ tế lễ. Ảnh: Phương An (Báo Phú Thọ)

Tập tục thờ cúng Hùng Vương ở một làng đã lan rộng ra nhiều miền quê khác như muôn lớp sóng và dần dần trở thành tín ngưỡng trong nhân dân. Tín ngưỡng ấy xuất phát từ truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc, đồng thời cũng như một suối nguồn, bồi đắp thêm cho dòng chảy văn hóa dân gian thêm những giá trị mới. Và, tự thân tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương cũng có nhiều biến đổi để đầy đặn hơn, đa tầng hơn qua nhiều thời kỳ lịch sử.

Điều đặc biệt là dù ở thể chế chính trị nào của đất nước, phong tục thờ cúng Hùng Vương cũng rất được coi trọng. Dễ thấy, trong hệ thống các tín ngưỡng dân gian, rất khó để tìm ra một tín ngưỡng nào nhận được sự hòa hợp cao và bền bỉ như thế. Nhiều nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa cho rằng, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là kết quả của quá trình lịch sử hóa và huyền thoại hóa đan xen một cách hài hòa. Và tính cố kết cộng đồng, nhận thức về một ông Tổ của đất nước là cơ sở tạo ra đặc trưng ấy của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.

Giỗ Tổ Hùng Vương - tín ngưỡng cội nguồn
Giỗ Tổ Hùng Vương - tín ngưỡng cội nguồn

Du khách hưởng ứng các hoạt động văn hóa dân gian tại lễ hội Đền Hùng. Ảnh: Phương An (Báo Phú Thọ)

Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, những giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã tác động lên nhận thức và niềm tin của người dân khiến cho đạo lý uống nước nhớ nguồn ngày càng được tô đậm hơn. Điều đó thể hiện trong các hoạt động thờ cúng thành hoàng làng, tế lễ dòng họ và thờ cúng tổ tiên trong các cộng đồng dân cư, dòng tộc và gia đình mỗi dịp lễ tết.

Chẳng những thế mà ở Hà Tĩnh, hàng năm có rất nhiều lễ hội thờ cúng, suy tôn các vị anh hùng như tế giỗ Thủy tổ Kinh Dương Vương và các vua Hùng ở đền Đại Hùng, lễ tế giỗ Chiêu Trưng Đại Vương Lê Khôi, lễ giỗ Chế Thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu, hội làng Nhượng Bạn, lễ cầu ngư làng Hội Thống... và rất nhiều lễ hội suy tôn thành hoàng làng, suy tôn các cụ tổ của dòng họ khắp mọi miền. Lễ hội cũng là dịp để cộng đồng, con cháu tụ họp nhau về cùng tri ân công lao của tổ tiên. Từ đó, thấm nhuần hơn đạo lý uống nước nhớ nguồn. Từ đó, lòng yêu nước và tự hào dân tộc được bồi đắp. Và cũng từ đó, mỗi người lại có thêm động lực để góp sức mình gìn giữ, xây dựng Tổ quốc.

Giỗ Tổ Hùng Vương - tín ngưỡng cội nguồn

Con cháu Lạc Hồng hướng về Quốc Tổ. Ảnh: Khánh Nguyên

Cao hơn mọi phê chuẩn của Nhà nước về ngày Giỗ Tổ, cao hơn sự công nhận của UNESCO về di sản văn hóa của dân tộc chính là sự tiếp nhận, gìn giữ tín ngưỡng này trong đời sống văn hóa của các thế hệ công dân Việt. Khi con người còn biết hướng về nguồn cội là còn biết trân trọng và giữ gìn thành quả của quá khứ. Về phương diện đó, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương chính là dòng sông chuyên chở giá trị truyền thống kết nối với hiện tại xây dựng nên tương lai của dân tộc.

Chủ đề GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG

Đọc thêm

'Săn' mai anh đào nở sớm

'Săn' mai anh đào nở sớm

Thời điểm này, trên khắp các diễn đàn mạng xã hội, người dân và du khách đã bày tỏ sự vui mừng khi hoa mai anh đào đã bắt đầu nở rộ tại khắp các vùng ngoại ô TP Đà Lạt.
Kịch bản 'Táo quân 2025' bị lộ?

Kịch bản 'Táo quân 2025' bị lộ?

Theo bảng phân vai "Táo quân 2025" được NSƯT Chí Trung đăng tải, buổi chầu năm nay của các Táo sẽ thay bằng hình thức cuộc thi.
Podcast truyện ngắn: Hơi ấm đêm xuân

Podcast truyện ngắn: Hơi ấm đêm xuân

Tim tôi như đứng lặng trong lồng ngực. Cớ gì mọi thứ lại trùng hợp đến vậy. Tôi khẽ nhìn khuôn mặt anh Ba qua kính chiếu hậu, thấy anh hiền, chân chất, lương thiện, nhân hậu như má, như ba...
VTV tung những hình ảnh đầu tiên về 'Táo quân 2025'

VTV tung những hình ảnh đầu tiên về 'Táo quân 2025'

Mới đây, chương trình "VTV Kết nối" đã thực hiện phóng sự đột nhập phòng tập "Táo quân" lúc nửa đêm. Các nghệ sĩ Chí Trung, Quang Thắng, Vân Dung... cũng có những chia sẻ đầu tiên về chương trình.
Podcast tản văn: Mùi của tết

Podcast tản văn: Mùi của tết

Những ngày cuối đông, tiết trời hao hao rét. Giữa khung cảnh ngược xuôi tấp nập của phố phường, ta thoảng nghe trong gió lạnh một mùi vị rất quen thuộc...
Dân ca Quan họ Bắc Ninh lời cổ: Vui bốn mùa

Dân ca Quan họ Bắc Ninh lời cổ: Vui bốn mùa

Tiết mục Vui bốn mùa (dân ca quan họ Bắc Ninh lời cổ), phối khí: NSƯT Quang Hưng, biên đạo: NSƯT Khánh Toàn, do Đoàn nghệ thuật tỉnh Bắc Ninh biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Podcast truyện ngắn: Hoa muộn

Podcast truyện ngắn: Hoa muộn

Bên trong vẫn ồn ào náo nhiệt, ngoài này tĩnh lặng bất thường. Chú nắm tay Thụy, ấm áp và yêu thương. Đêm bỗng nở hoa. Muộn mằn nhưng nồng nàn...
Podcast: Bức họa tháng Chạp

Podcast: Bức họa tháng Chạp

Thế là tháng Chạp đã trở về trong sự dùng dằng của đất trời buổi cuối đông. Lòng người vào Chạp cũng trở nên khác lạ với những hối hả để gói ghém lại một năm dài, với những chậm rãi, níu kéo trong sự ươm ủ đón chờ năm mới…
Podcast truyện ngắn: Chiếc khăn xanh

Podcast truyện ngắn: Chiếc khăn xanh

Tôi không biết điều kỳ diệu nào đã giữ bà tôi gắng gượng ở lại đón cái Tết cuối cùng với gia đình năm đó. Nhưng mãi về sau này, trên những hành trình xuôi ngược, tôi luôn giữ bên mình chiếc khăn len màu xanh bà trao cho tôi ngày ấy...
Podcast tản văn: Có hẹn với mùa xuân

Podcast tản văn: Có hẹn với mùa xuân

Nỗi nhớ bỗng thắt chặt ngực tôi lúc này khi chợt nhận ra, đã bao nhiêu năm mình lỗi hẹn, đã bao nhiêu cái Tết cứ vội vã trở về để rồi lại vội vã đi...