(Baohatinh.vn) - Lễ hội xuân Văn Miếu Hà Tĩnh năm 2023 ở phường Thạch Linh (TP Hà Tĩnh) diễn ra trong 3 ngày (4 - 6/3), không chỉ thu hút đông đảo Nhân dân tham gia mà còn tạo sức hút với đông đảo giới trẻ, nhất là các em học sinh trên địa bàn.
Hòa mình trong không gian lễ hội, các em học sinh được tham gia hội thi viết chữ thư pháp...
... hội thi viết văn hay chữ đẹp....
Khu vực diễn ra hoạt động cho chữ của thầy đồ thu hút sự chú ý của nhiều bạn nhỏ.
Các cô giáo của Trường Mầm non Bắc Hà trong trang phục truyền thống.
Nhiều học sinh các trường mầm non, tiểu học, THCS ở thành phố Hà Tĩnh bày tỏ sự thích thú khi được tham gia lễ hội. Qua đó cho thấy các em luôn trân trọng và có ý thức gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống.
Các em thành kính nhớ về các vị tiên hiền đã khai sinh đạo học cho nước nhà (Ảnh: Viết Hải).
Đến với lễ hội, các bạn nhỏ được tham gia trò chơi dân gian như bịt mắt đập trống...
... ném phi tiêu bóng.
Trong buổi tối 4/3, chương trình đêm thơ nhạc "Khát vọng Thành Sen" với các tiết mục ngâm thơ, đọc thơ, múa hát, đàn đã thể hiện tình yêu và khát vọng của giáo viên, học sinh thành phố dành cho Thành Sen yêu dấu. Trong ảnh: Màn trình bày thơ "Niềm vui mùa xuân" của em Nguyễn Đức Thắng - học sinh lớp 7A5 và nhóm múa CLB Văn học Trường THCS Lê Văn Thiêm.
Những vần thơ, nốt nhạc ngọt ngào, xao xuyến qua phần trình bày của các em học sinh đã để lại nhiều cảm xúc khó quên trong lòng khán giả.
Đêm nhạc “Khát vọng Thành Sen” và các hoạt động tại Lễ hội xuân Văn Miếu 2023 đã trở thành không gian để các em học sinh thưởng thức thơ ca, âm nhạc, góp phần hướng các em đến những giá trị nhân văn cao đẹp, biết trân trọng văn hóa quê hương, nguồn cội, bồi đắp tâm hồn, lý tưởng, ước mơ cho các em.
Nhiều phụ huynh, giáo viên tranh thủ ghi lại phần trình bày, biểu diễn của các em học sinh và các thầy, cô giáo.
Mang trên mình sứ mệnh kế thừa, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa, tuổi trẻ Hà Tĩnh với từng cách làm cụ thể, sáng tạo và riêng biệt đang góp sức lan tỏa nét đẹp quê hương.
Nằm ở miền cửa biển, từ xưa, xã Thạch Châu (Lộc Hà, Hà Tĩnh) là vùng quê lưu giữ nhiều hình ảnh đẹp về đất và người trong dòng chảy văn hóa dân tộc. Ngày nay, lấy văn hóa làm nền tảng phát triển, “Viên ngọc trong đá” ấy tiếp tục tỏa sáng trong cuộc cách mạng xây dựng NTM.
Không khí ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở các khu dân cư trên địa bàn Hà Tĩnh diễn ra hết sức sôi nổi với nhiều hoạt động ý nghĩa được triển khai.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Lê Ngọc Châu đề nghị các đơn vị đẩy mạnh tuyên truyền, soát xét kỹ lưỡng công tác hậu cần để đảm bảo các hoạt động festival diễn ra chu đáo, có tính lan tỏa cao.
Thí sinh Trần Thị Thuận đến từ khách sạn Sông Lam Waterfront (thị trấn Xuân An, Nghi Xuân) đã giành giải nhất Hội thi Nghiệp vụ nhân viên buồng cơ sở lưu trú du lịch Hà Tĩnh năm 2024.
Italy phát hiện mạng lưới chuyên vẽ nhái tranh của các họa sĩ nổi tiếng để lừa khách hàng, gây thiệt hại khoảng 212 triệu USD cho thị trường nghệ thuật.
Hoa hậu Thanh Thủy được nhận xét có gương mặt tựa búp bê, còn á hậu 1 người Bolivia ghi điểm về thần thái, tự tin trong ứng xử tại Miss International 2024.
Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024 mang chủ đề "Du lịch Hoà Bình - Kết nối khát vọng xanh" sẽ diễn ra trong các ngày từ 15 - 23/11/2024 với nhiều hoạt động hấp dẫn.
Đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh đền Thạch Bàn là vinh dự lớn của Nhân dân xã Ân Phú và huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh), góp phần giáo dục truyền thống cho các thế hệ.
Chính quyền các cấp và người dân Hà Tĩnh đang tích cực thực hiện việc cưới, việc tang, thực hành tâm linh, tín ngưỡng theo hướng văn minh, tiến bộ, góp phần xây dựng nếp sống văn hóa gắn với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.
Lễ giỗ Đức thánh Hoàng Mười – đền Chợ Củi ở Nghi Xuân (Hà Tĩnh) được tổ chức trang trọng theo nghi lễ truyền thống, thu hút người dân và du khách đến dâng hương, chiêm bái.
Chớm đông, ấy là khi những vạt nắng cuối cùng của mùa thu còn dùng dằng chưa tắt mà những cơn mưa cứ ngấp nghé bước vào. Cái se lạnh đầu đông ùa về trải tràn khắp không gian...
Chương trình dạ hội với sự tham gia của nhiều nghệ sỹ, ca sỹ nổi tiếng đã mang đến cho người dân TX Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) và du khách thập phương những tiết mục đặc sắc, ấn tượng.
Lễ rước Quan Hoàng Mười vân du là một trong những nghi lễ truyền thống của Nhân dân phường Trung Lương (TX Hồng Lĩnh – Hà Tĩnh) được duy trì đều đặn hằng năm.
Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc là dịp để người dân thôn 5 (xã Thọ Điền, Vũ Quang, Hà Tĩnh) phát huy tinh thần đoàn kết, giúp nhau phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa.
Lễ rước cấp thủy tại lễ hội đền Cả - Dinh Đô quan Hoàng Mười (Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) là nét văn hoá độc đáo với mong muốn cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.
Sáng 8-11, tại sân nhà rông làng Ia Gri (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã diễn ra lễ khai mạc Tuần lễ Hoa Dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024.
Gần 1 tuần nay, đền Chợ Củi ở xã Xuân Hồng (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã thu hút hàng vạn người dân và du khách thập phương khắp mọi miền về dâng hương, chiêm bái.
Hoa dã quỳ ở tỉnh Lâm Đồng nở rộ từ cuối tháng 10 đến tháng 12, khoe sắc vàng tươi nổi bật giữa không gian cao nguyên mát mẻ, tạo nên khung cảnh đẹp như tranh.
26 nghệ nhân, thanh đồng đã tham gia thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ ở đền Chợ Củi (huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) nhằm tôn vinh, quảng bá và phát huy các giá trị nghệ thuật này.
Đường đua phim Việt cuối năm đang trở nên sôi động với các tác phẩm mới dự kiến ra mắt. Những cái tên như "Linh miêu – quỷ nhập tràng", "Công tử Bạc Liêu" hay "Kính vạn hoa" hứa hẹn mang đến nhiều bất ngờ, tạo nên cuộc cạnh tranh quyết liệt tại rạp chiếu.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Lê Ngọc Châu đề nghị các sở, ngành, đơn vị liên quan bám sát kế hoạch, phối hợp chặt chẽ để tổ chức Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản văn hoá” trang trọng, bài bản.
Tham gia giao lưu thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ tỉnh tại đền Chợ Củi ( Nghi Xuân, Hà Tĩnh) có 26 nghệ nhân, thanh đồng, thủ nhang đến từ các tỉnh, thành phố trong cả nước.