Giúp việc nơi xứ người hay những “nô lệ” cô đơn

Cô bé hiền lành ấy bị cô chủ dùng bàn là nóng gí vào tay, còn bà chủ thì lấy sống dao băm vào tay khi em đang nấu ăn.

Đừng chết ở Ả Rập Xê Út là tự truyện của một người phụ nữ đi xuất khẩu lao động với mong muốn đổi đời qua lời hứa hẹn từ trung tâm. Chỉ đến khi đặt chân đến đất Tây Á cô mới nhận ra mình bị lừa, phải làm giúp việc cho những gia đình đông người, bị bóc lột đến mức lao lực. Được sự đồng ý của Sống - đơn vị giữ bản quyền sách - Zing.vn trích đăng một phần nội dung tự truyện.

Giúp việc nơi xứ người hay những “nô lệ” cô đơn

Sách Đừng chết ở Ả Rập Xê Út

Khoảng hai tuần sau thì tôi nhờ được Perla gửi Jo mua cho tôi một chiếc Sim có khuyến mãi 3G. Tôi cuống cuồng nhắn tin cho mọi người ở nhà. Tôi nhắn cho cả Hằng nữa. Em đã kết nối được với những người đi cùng chuyến với tôi.

Chúng tôi gọi cho nhau kể không biết bao nhiêu chuyện. Tội nhất là Hằng không thể về nhà khi chồng em đột ngột bị tai nạn ra đi. Em vật vã không ăn không ngủ và bị xuất huyết dạ dày. Đáp lại lời kêu cứu của em là những tính toán lạnh lùng từ công ty và từ chủ của em.

Sau khi mất liên lạc, Hằng nhắn tin cho đại lý ở Việt Nam trong cơn vô vọng để hỏi thăm tôi và xin đại lý nói với bà chủ cho em về để tang chồng rồi em sẽ sang lại. Mãi rồi Giang cũng trả lời em và khuyên em hãy tìm cách chạy trốn.

Giang chỉ cách cho em và dặn không được nói với ai vì nếu chủ Đại lý mà biết cô xui em bỏ trốn thì cô sẽ mất việc. Hằng không còn chỗ nào bấu víu tinh thần nên em nhất nhất làm theo lời Giang. Buổi chiều nhân lúc đi bỏ rác ngoài cổng, Hằng nhét giấy tờ và hợp đồng vào áo ngực rồi cứ thế cắm đầu bỏ chạy ra đường.

Vì không mặc Niqab nên chỉ một lúc sau là em bị cảnh sát đạo đức tóm cổ. Hằng dùng tiếng Ả Rập và ngôn từ tay chân để họ hiểu là em bị đánh, muốn ra lãnh sự quán của Việt Nam hoặc tới đại lý cũng được. Mất hồi lâu thì họ cũng chở em đi.

Họ đưa em tới đại lý và chỉ một lát sau thì chủ cũ của em xuất hiện. Họ cam kết không đánh em và sẽ đối xử tử tế nhưng Hằng nhất định không chịu. Em lắc đầu, khóc và liên tục nói Việt Nam, Việt Nam. Tối muộn thì người của lãnh sự quán cũng tới gặp em. Họ khuyên em quay lại nhà chủ và họ cũng hứa sẽ cùng đại lý kiểm soát việc nhà chủ đối xử với em như thế nào bằng cách cấp cho em một số điện thoại để nhắn tin và liên lạc.

Việc em quay về Việt Nam lúc này là không thể vì trong hợp đồng ghi rõ em sẽ phải trả tiền đền hợp đồng nếu muốn về. Đề phòng em không quay sang thì ít nhất em phải ở lại làm việc 6 tháng không lương thì mới có thể nói chuyện với chủ xin cho em được.

Khóc sưng cả mắt và biết không cựa quậy vào đâu được, cô bé hiền lành ấy lại lên xe chủ quay về. Họ giữ lời hứa, không đánh em được độ chục ngày. Nhưng sau đó khi em phát hiện ra cô chủ tằng tịu với anh lái xe người Ấn thì em bị cô ta kiếm đủ cớ đánh đập, thậm chí dùng cả bàn ủi dí vào tay Hằng khi em ủi đồ mà không vừa ý cô ta.

Bà chủ thì dùng sống dao băm vào mu bàn tay khi em nấu ăn không đúng ý của bà. Nhà rộng nhưng chỉ có mình em là giúp việc nên Hằng quần quật trong tiếng réo gọi của cả gia đình ấy. Em bảo thôi em chấp nhận vì không có cách nào thoát được. Đêm đến em khóc vì nhớ con, vì không về được khi chồng chết.

Xót xa nhưng tôi chỉ biết động viên em cố gắng. Bản thân tôi cũng phải giấu nhẹm việc mình bị hành hạ sống không bằng chết với mọi người ở quê nhà. Những lần làm việc sơ suất bị Mama đạp ngã xuống đất, rồi bà lại búng ngón tay ra hiệu cho tôi đứng dậy để bà tát túi bụi.

Những lúc bị Pharida đi ngang chỗ tôi nấu rồi tình cờ ngáng chân khi tôi bê nồi nước hầm cừu đang sôi xuống để chắt ra nấu cơm mà tôi vẫn phải nín lặng làm tiếp, mặc đống quần áo ướt nước cừu và lớp da trong người bỏng rát. Tôi biết nếu mách Mama thì tôi sẽ hứng đủ chuyện từ tất cả đám người làm. Đối phó với mình Mama đã đủ mệt nên tôi chọn cách làm thinh.

Chỉ có Sutana là tranh thủ lúc không có mặt bà ngoại, cô bé sẽ lẻn xuống bếp đứng lên bàn nhảy múa cho tôi xem. Hai tâm hồn cô đơn yêu quí nhau đến mức một buổi sáng sớm nọ, tôi thức giấc và thấy cô bé đang rúc dưới chân mình, mớ tóc xoăn thõng xuống đất. Kể từ đó tôi không khóa cửa hành lang, đợi cô bé lên nằm với mình, bất chấp việc bà ngoại cô sẽ trừng trị tôi nếu bắt gặp. Không ai biết và đó là nguồn an ủi lớn nhất của tôi trong ngôi nhà này.

Giúp việc nơi xứ người hay những “nô lệ” cô đơn

Trong những ngôi nhà rộng lớn, những người giúp việc bé nhỏ lao động quần quật, chịu đủ cực hình.

Những buổi đi trang trại dạy cho tôi biết cách nhờ vả đám đàn ông đang thèm khát nhìn đám phụ nữ chúng tôi từ xa. Giả bộ đổ rác hoặc giả bộ đi vệ sinh, tôi sẽ chạy thật nhanh ra chỗ họ và vẫy tay. Thế nào cũng có người tách ra khỏi tầm nhìn của Mama chạy tới phụ giúp cho chúng tôi. Nếu Mama xuất hiện, họ sẽ vờ như đứng tiểu tiện ở ngay đó. Cùng lắm sẽ chỉ bị quất vào mông và la hét vài câu vì không xin phép bà đã tự tiện đi vệ sinh mà thôi. Đổi lại họ sẽ có 10 hoặc 20 Riyah khi công việc xong xuôi.

Tôi hay đưa tiền cho họ thông qua người quản lý trang trại tên Aman. Đó chính là người mà Jo nói thích tôi. Aman sẽ đưa tiền cho người làm của mình. Có lần tôi đưa tiền cho Aman phía sau cây chà là trong bóng tối nhập nhoạng, cậu nhìn tôi rất lâu bằng đôi mắt lấp lánh, rồi cậu cúi xuống lấy vòi nước tưới cây ngay dưới gốc xịt sạch chân cho tôi và bỏ đi.

Theo Zing.vn

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Podcast tản văn: Lối cũ ta về

Podcast tản văn: Lối cũ ta về

Lối cũ không chỉ là một con đường, mà là nơi chất chứa yêu thương, là mảnh đất chôn rau cắt rốn, là chiếc nôi của những giấc mơ giữa trưa hè...
Podcast: Chuyện những người phụ nữ Hà Tĩnh được gặp Bác Hồ

Podcast: Chuyện những người phụ nữ Hà Tĩnh được gặp Bác Hồ

Trong ngôi nhà đơn sơ, những bức ảnh kỷ niệm thiêng liêng được treo ngay ngắn như những kỷ vật quý báu. Dù thời gian có qua đi hơn 55 năm thì nhũng ký ức được gặp Bác Hồ vẫn vẹn nguyên trong trái tim bà Tưởng Thị Diên - người Tiểu đội trưởng Tiểu đội dân quân gái Kỳ Phương năm nào....
Podcast: Hà Tĩnh in dấu chân Người

Podcast: Hà Tĩnh in dấu chân Người

Gần bảy thập kỷ đã đi qua, giọng nói trìu mến, thân thương của Bác vẫn còn vang vọng, thấm vào mỗi con tim. Khắc ghi lời Bác kính yêu, Đảng bộ và nhân dân Hà Tĩnh đoàn kết một lòng, ra sức xây dựng quê hương giàu đẹp như sinh thời Người căn dặn và mong muốn...
Đại sứ Nhật Bản ITO Naoki dự sự kiện giao lưu văn hóa tại Hà Tĩnh

Đại sứ Nhật Bản ITO Naoki dự sự kiện giao lưu văn hóa tại Hà Tĩnh

Tối 15/5, tại TP Hà Tĩnh đã diễn ra chương trình giao lưu văn hóa Việt - Nhật với chủ đề “Kết nối thế giới qua Truyện dân gian và Âm nhạc”. Tham dự có ngài ITO Naoki - Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Duy Lâm, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Tất Thắng.
Podcast mỗi tuần một câu chuyện: Đôi guốc của tam thể

Podcast mỗi tuần một câu chuyện: Đôi guốc của tam thể

Chú mèo tam thể soi mặt vào vại nước ở gốc cau, vuốt đi vuốt lại mấy sợi ria mép trắng như cước cho thật óng ả rồi thong thả bước ra sân tắm nắng. Gió hây hẩy, nắng nhè nhẹ vàng như mật, tam Thể khoan khoái nằm duỗi dài trên sân...
ABC News: Vì sao bánh mì Việt Nam khiến người Australia 'phát cuồng'?

ABC News: Vì sao bánh mì Việt Nam khiến người Australia 'phát cuồng'?

Trang tin tức ABC News vừa đăng tải bài viết với tiêu đề “Why are Australians obsessed with bánh mì, the Vietnamese roll with the complex history?” (Tạm dịch: Vì sao người Australia “mê” bánh mì Việt Nam, món ăn giản dị chứa đựng câu chuyện lịch sử đặc biệt), phản ánh sức hút ngày càng lớn của bánh mì Việt trên đất Australia.
Podcast truyện ngắn: Kỷ vật cuối cùng

Podcast truyện ngắn: Kỷ vật cuối cùng

Chiếc đồng hồ cũ kỹ nằm im lìm trong hộp gỗ, phủ đầy bụi thời gian. Đó là kỷ vật giản dị, chứa đựng cả một kho tàng ký ức về người bà đã khuất với biết bao câu chuyện, những hồi ức đẹp đẽ về một thời đã qua...
Ly sữa chua... “chát”!?

Ly sữa chua... “chát”!?

Vị thanh mát của ly sữa chua đánh đá post lên mạng hôm ấy giờ chỉ còn trong mường tượng, nhưng dư vị chua ít, chát nhiều còn đọng lại và phảng phất gần xa ở Hà Tĩnh.
Thắp sáng tinh thần từ bi và hướng thiện

Thắp sáng tinh thần từ bi và hướng thiện

Đại lễ Phật đản được tổ chức tại hơn 300 ngôi chùa lớn, nhỏ trên địa bàn Hà Tĩnh là dịp để cộng đồng nhìn nhận những giá trị sống tích cực, lan tỏa tinh thần từ bi, hướng thiện của Phật giáo.
Podcast tản văn: Vàng nắng vàng đồng

Podcast tản văn: Vàng nắng vàng đồng

Sinh ra và lớn lên ở quê, những cảnh vật, con người nơi đây đã quá quen thuộc với tôi. Tôi yêu dòng sông như dải lụa xanh uốn lượn ôm trọn xóm thôn; yêu những hàng bằng lăng tím lịm chạy dọc theo con đường làng; yêu cả những tường rào được phủ sắc hoa tigon đỏ tươi như màu máu con tim trong bài thơ tình lãng mạn của ai đó...
Podcast truyện ngắn: Bí mật dưới chân đèn

Podcast truyện ngắn: Bí mật dưới chân đèn

Tuổi trẻ của mẹ tôi là một phần ký ức đẹp đẽ của hai người lính. Tôi lại là con gái của mẹ. Đó là một nỗi niềm sâu kín. Kỷ vật này, tôi sẽ thay mẹ mình giữ mãi...
Podcast tùy bút: Về thăm quê Bác Làng Sen

Podcast tùy bút: Về thăm quê Bác Làng Sen

Về thăm quê Bác tháng 5, ta như được đi trong làn hương thơm dịu mát của hoa sen, loài hoa với phẩm cách thanh cao và luôn tỏa rạng, tỏa sáng, vừa thoảng hương thơm ngát, vừa bình dị gần gũi với đồng quê mộc mạc.
Podcast đến với bài thơ hay: Một chiều Đồng Lộc

Podcast đến với bài thơ hay: Một chiều Đồng Lộc

Đã có hàng trăm bài thơ ra đời tỏ lòng khâm phục và tiếc thương mười cô gái ở Ngã ba Đồng Lộc cùng bao người con đã ngã xuống nơi đây, dẫu vậy, “Một chiều Đồng Lộc” vẫn để lại dấu ấn riêng về tứ thơ và tình cảm của tác giả.
Podcast tản văn: Bến nước sông quê

Podcast tản văn: Bến nước sông quê

Có những dòng sông không chỉ chảy qua đất đai mà còn chảy dọc theo miền ký ức. Có những bến nước không chỉ là nơi neo đậu của những chuyến đò ngang, mà còn là nơi neo đậu của hồn quê, của tình người, và những kỷ niệm lắng sâu.
Podcast tản văn: Nhớ bóng tre làng

Podcast tản văn: Nhớ bóng tre làng

Tôi sinh ra và lớn lên từ làng, nơi có lũy tre xanh rì rào khăng khít, nơi ôm ấp tôi từ thuở ấu thơ đầu trần chân đất, nơi thật thà chất phác ruộng đồng vàng hươm, dòng kênh miệt mài tưới tắm đi qua bao vật đổi sao dời…
Podcast mỗi tuần một câu chuyện: Mùa lúa trổ bông

Podcast mỗi tuần một câu chuyện: Mùa lúa trổ bông

Chiều quê yên ả, những cánh đồng mướt xanh như tấm thảm trải dài vô tận. Màu xanh ngút ngàn căng tràn sức sống của lúa đương thì con gái khiến người xem như được tiếp thêm nguồn sinh lực sống mạnh mẽ...
Thái Lan lo du lịch Việt Nam vượt mặt

Thái Lan lo du lịch Việt Nam vượt mặt

Lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 3 tăng gần 50% so với trước đại dịch, trong khi Thái Lan tăng trưởng chậm khiến các doanh nghiệp lữ hành lo lắng.
Podcast truyện ngắn: Mùa cau trở lại

Podcast truyện ngắn: Mùa cau trở lại

"Mùa cau trở lại" của tác giả Sơn Trần. Với giọng kể chân thành, mộc mạc, câu chuyện không chỉ nói về mùa cau – mùa vụ gắn bó với đời sống người dân quê – mà còn thấm đẫm những tình cảm gia đình, nỗi nhớ quê hương, và tình yêu âm thầm mà sâu sắc.