Hai siêu phẩm hội họa được tìm thấy sau gần một thập kỷ bị đánh cắp

Cảnh sát Hy Lạp vừa tìm thấy lại hai siêu phẩm hội họa từng bị đánh cắp. Đó là hai tác phẩm được thực hiện bởi hai danh họa nổi tiếng trong thế kỷ 20 - Picasso và Mondrian.

Hai siêu phẩm hội họa được tìm thấy sau gần một thập kỷ bị đánh cắp

Hai siêu phẩm hội họa được tìm thấy sau gần một thập kỷ bị đánh cắp.

Gần một thập kỷ sau khi xảy ra vụ trộm tranh tại Triển lãm Quốc gia nằm ở Athens, Hy Lạp, cảnh sát nước này đã tìm lại được hai bức tranh nằm trong số ba bức tranh bị đánh cắp hồi tháng 1/2012.

Lúc sinh thời, chính danh họa người Tây Ban Nha - Picasso đã tặng bức tranh “Khắc họa đầu người phụ nữ” cho người dân Hy Lạp hồi năm 1949. Mới đây, cảnh sát Hy Lạp đã tìm được hai bức tranh bị đánh cắp năm xưa trong một hẻm núi ở Keratea, một vùng nông thôn nằm cách Athens khoảng 45km.

Bên cạnh bức “Khắc họa đầu người phụ nữ” của Picasso, bức “Cối xay gió Stammer” của họa sĩ người Hà Lan - Piet Mondrian cũng được tìm thấy.

Vụ trộm xảy ra hồi năm 2012 tại Triển lãm Quốc gia nằm ở Athens, Hy Lạp, chỉ diễn ra trong vòng 7 phút. Triển lãm này là nơi lưu giữ bộ sưu tập nghệ thuật lớn nhất của đất nước Hy Lạp. Khi ấy, băng trộm đã đột nhập vào trong triển lãm và cắt tranh ra khỏi khung.

Hiện tại, cảnh sát đã bắt giữ được một người đàn ông Hy Lạp 49 tuổi có liên quan tới vụ việc năm xưa.

Bức tranh thứ 3 cũng bị đánh cắp trong vụ việc này là một bức phác họa được thực hiện bởi họa sĩ người Ý sống ở thế kỷ 16 - ông Guglielmo Caccia. Bức tranh đã bị rách lớn trong quá trình xảy ra vụ trộm nên những kẻ trộm tranh sau đó đã tiêu hủy tác phẩm.

Hai siêu phẩm hội họa được tìm thấy sau gần một thập kỷ bị đánh cắp

Bức “Khắc họa đầu người phụ nữ” của Picasso.

Hai siêu phẩm hội họa được tìm thấy sau gần một thập kỷ bị đánh cắp

Cảnh sát Hy Lạp đã vừa tìm thấy lại hai siêu phẩm hội họa từng bị đánh cắp. Đó là hai tác phẩm được thực hiện bởi hai danh họa nổi tiếng trong thế kỷ 20 - Picasso và Mondrian.

Khi điều tra về vụ trộm tranh, người ta nhận thấy rằng điều kiện an ninh của triển lãm đã không được nâng cấp trong suốt hơn một thập kỷ, thậm chí có những yếu tố an ninh bộc lộ sự yếu kém, tạo nên sơ hở để những kẻ trộm tranh có thể lợi dụng.

Khi đó, có một số khu vực trong bảo tàng không có camera an ninh, chuông báo động hoạt động không tốt, có những khi báo động... “nhầm”. Tại thời điểm xảy ra vụ trộm, triển lãm cũng vừa giảm số lượng nhân viên an ninh.

Vào đêm xảy ra vụ trộm, chỉ có một người bảo vệ trực tại triển lãm. Khi chuông kêu lên, người này đã cẩn thận đi kiểm tra và phát hiện ra băng trộm rồi chạy đuổi theo, khiến kẻ trộm làm rơi lại một bức tranh sơn dầu của Mondrian.

Sau vụ việc, bảo tàng đã tiến hành nhiều bước thay đổi quan trọng trong cách thức vận hành và tăng cường hoạt động an ninh cho triển lãm. Tổng chi phí cho cuộc cải tổ này lên tới 59 triệu euro.

Theo Bích Ngọc/dantri/The Guardian

Đọc thêm

Podcast truyện ngắn: Mùa trái dầu bay

Podcast truyện ngắn: Mùa trái dầu bay

Gió vẫn thổi. Trái dầu vẫn rơi từ thinh không, xoay tròn hai cánh chạm đất. Trái dầu có hai cánh nhưng gắn liền cùng một bầu. Hồi đó, trận đánh cuối trước giờ giải phóng cũng là mùa dầu bay ngợp trời đất này.
Tự do hay thiếu văn hóa?

Tự do hay thiếu văn hóa?

Những hành động xúc phạm Vua Hùng hay đùa cợt với hình ảnh lãnh tụ Hồ Chí Minh trên mạng xã hội là những hành vi phản cảm, thiếu văn hóa, vô ơn, cần bị lên án và tẩy chay.
Podcast tản văn: Tím mùa hoa cũ

Podcast tản văn: Tím mùa hoa cũ

Và tôi, mỗi năm, lại lớn thêm một chút, lại nhớ thêm một phần - như thể cả ký ức của tôi đều nở mùa hoa xoan cũ…
Podcast truyện ngắn: Những hạt mầm ký ức

Podcast truyện ngắn: Những hạt mầm ký ức

Xa xa, trên con đường mòn sắp được mở rộng, những người nông dân đang trở về nhà từ cánh đồng vừa cày ải. Họ nhìn ra phía đồi chè. Dù chưa ai biết mai này sẽ ra sao, nhưng lúc này, chỉ lúc này thôi, tất cả vẫn còn nguyên vẹn.
Phạm Quỳnh Như - thi sĩ của đồng quê và trẻ nhỏ

Phạm Quỳnh Như - thi sĩ của đồng quê và trẻ nhỏ

Đọc thơ ông đã nhiều nhưng có dịp về thăm ngôi nhà của ông ở thôn Trần Phú, xã Thạch Trị (TP Hà Tĩnh), tôi mới thật sự hiểu vì sao giới văn nghệ Hà Tĩnh gọi Phạm Quỳnh Như là “thi sĩ của đồng quê”.