Về Hà Tĩnh

Học Bác, trưởng thôn vùng giáo 22 năm cùng người dân xây “miền quê đáng sống”

“Gần dân, nghe dân, việc gì có lợi cho dân thì làm” – từ lời dạy của Bác Hồ, hơn 2 thập kỷ qua, trưởng thôn vùng giáo Phạm Văn Đạo (xã Nam Phúc Thăng, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã cùng Nhân dân xứ đạo “vẽ” bức tranh về một “miền quê đáng sống”.

Học Bác, trưởng thôn vùng giáo 22 năm cùng người dân xây “miền quê đáng sống”
Học Bác, trưởng thôn vùng giáo 22 năm cùng người dân xây “miền quê đáng sống”

Sự cố môi trường biển năm 2016 ở Hà Tĩnh là thời điểm mà ông Phạm Văn Đạo nhớ mãi. Hồi đó, ông là Trưởng thôn 6, xã Cẩm Phúc (cũ). Thôn lúc đó có 276 hộ với khoảng 40% dân số là ngư nghiệp. Để có được danh sách đền bù thỏa đáng, để số tiền bồi thường đến tay những hộ dân bị thiệt hại, ông Đạo cùng ban cán sự thôn phải “mất ăn, mất ngủ” nhiều ngày liền.

Học Bác, trưởng thôn vùng giáo 22 năm cùng người dân xây “miền quê đáng sống”

Học Bác, trưởng thôn vùng giáo 22 năm cùng người dân xây “miền quê đáng sống”

Ông Đạo nhớ lại: “Bà con trong thôn đều là anh em, xóm giềng, lúc khó khăn ai cũng muốn “được đồng nào hay đồng ấy”. Lúc bấy giờ, mình phải gạt tình riêng, làm việc bằng “cái đầu lạnh” thì mới mong công bằng. Có những hộ, nông nghiệp là nghề chính, không có thuyền ghe, thỉnh thoảng theo vài người ra biển chài lưới song vẫn đòi quyền lợi. Những trường hợp như vậy, tuyên truyền, vận động chưa “thấm”, mình phải họp dân công khai và tiến hành bỏ phiếu kín. Khi làng xóm không chấp nhận thì họ mới vỡ lẽ. Nói như vậy để thấy, bất cứ việc gì chúng tôi cũng xử lý trên lập trường, tư tưởng của Nhân dân. Thuận lòng dân thì việc khó chừng nào cũng được cởi bỏ".

Học Bác, trưởng thôn vùng giáo 22 năm cùng người dân xây “miền quê đáng sống”

Thời điểm xảy ra sự cố môi trường biển, thôn 6 - xã Cẩm Phúc (cũ) có khoảng 40% dân số là ngư nghiệp.

Làm lãnh đạo thôn hơn 2 thập kỷ ở vùng giáo toàn tòng, ngay từ những ngày đầu nhậm chức, ông đã dốc tâm, sức và trí để cùng Nhân dân đeo đuổi đến cùng mục tiêu nâng cao đời sống.

Ông Đạo cho biết: “Đi bộ đội về, năm 1998, tôi được bầu giữ chức thôn phó thôn 12, xã Cẩm Phúc (cũ). Lúc đó, điều làm tôi băn khoăn nhất là 100% đường giao thông còn là đường đất, việc đi lại hết sức khó khăn, nhất là mùa mưa bão. Trong đầu tôi luôn canh cánh suy nghĩ phải bê tông hóa bằng được hệ thống đường giao thông."

Học Bác, trưởng thôn vùng giáo 22 năm cùng người dân xây “miền quê đáng sống”

Lối vào giáo họ là con đường bê tông đầu tiên của thôn 12, xã Cẩm Phúc (cũ).

“Mưa dầm thấm lâu”, kiên trì tuyên truyền, vận động, ý tưởng làm đường của ông Đạo được ban cán sự thôn “tiếp sức”, Nhân dân đồng tình. Ai có tiền góp tiền, ai có sức góp sức… Từ khi con đường vào nhà thờ Giáo họ Cồn Cao nham nhở ổ gà được thay bằng đường bê tông sạch sẽ, Nhân dân đã tự nguyện đóng góp để những cung đường còn lại trong thôn đồng loạt “thay áo mới”.

“Tuy vậy, không phải làm nhiều mà làm ẩu, chúng tôi quyết tâm làm đến đâu chắc chắn, sạch đẹp đến đó. Hồi đó, thôn 12 là đơn vị đi đầu của xã Cẩm Phúc trong phong trào bê tông hóa đường giao thông và nhiều tuyến đường đến nay vẫn còn sử dụng tốt” – ông Đạo phấn khởi.

Học Bác, trưởng thôn vùng giáo 22 năm cùng người dân xây “miền quê đáng sống”

Học Bác, trưởng thôn vùng giáo 22 năm cùng người dân xây “miền quê đáng sống”

Năm 2001, ông Đạo được Nhân dân tín nhiệm bầu giữ chức Trưởng thôn 12. Lúc này, khi hạ tầng đã cơ bản đồng bộ, nỗi trăn trở của người đứng đầu thôn là làm thế nào để giảm tỷ lệ hộ nghèo, nâng cao đời sống người dân. Nghiên cứu vị trí địa lý, tiểu khí hậu…, ông nhận thấy ngoài đi biển thì nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi là lĩnh vực có thể giúp người dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

Với ông Đạo, muốn dân tin không thể chỉ hô hào mà phải cho dân thấy. Quyết là làm, mô hình nuôi tôm kết hợp chăn nuôi gia súc, gia cầm của ông hình thành vào năm 2003.

Học Bác, trưởng thôn vùng giáo 22 năm cùng người dân xây “miền quê đáng sống”

Mô hình nuôi trồng thủy sản kết hợp chăn nuôi gia súc, gia cầm của ông Đạo hình thành vào năm 2003 giúp vợ chồng ông xây căn nhà kiên cố 3 gian trị giá 240 triệu đồng . Ngoài ra, đã tiếp sức cho 27 mô hình trong thôn giai đoạn đó.

“5 người con của tôi khôn lớn, vào đại học đều nhờ chăn nuôi. “Thắng đậm” ở vụ tôm đầu tiên, vợ chồng tôi đã xây căn nhà kiên cố 3 gian trị giá 240 triệu đồng vào năm 2004. Kinh nghiệm dạn dày, chúng tôi tăng hồ nuôi ở những lứa tiếp theo với lợi nhuận năm ít thì vài ba trăm triệu, năm nhiều thì khoảng 400 triệu đồng. Nhận thấy nguồn lợi, các hộ trong thôn đến để xem, để học và rồi 27 mô hình nuôi trồng thủy sản đầu tiên của thôn 12 ra đời giai đoạn đó” - ông Đạo hồ hởi.

Học Bác, trưởng thôn vùng giáo 22 năm cùng người dân xây “miền quê đáng sống”

Năm 2007, khi xã Cẩm Phúc triển khai sáp nhập 3 thôn (12, 13 và 15) thành thôn 6 với 276 hộ, Nhân dân tiếp tục “chọn mặt gửi vàng”, ông Đạo lần nữa được bầu giữ chức trưởng thôn. Lúc này, quy mô thôn tăng gần gấp đôi so với trước đã đặt ra cho ông và ban cán sự không ít thách thức.

Học Bác, trưởng thôn vùng giáo 22 năm cùng người dân xây “miền quê đáng sống”

Học Bác, trưởng thôn vùng giáo 22 năm cùng người dân xây “miền quê đáng sống”

“Với 100% giáo dân, nhiều hộ từ nơi khác đến định cư nên việc lãnh đạo, chỉ đạo có những thời điểm khó khăn. Tuy vậy, càng khó càng quyết tâm, lãnh đạo thôn đã dành thời gian “tổng điều tra dân số”. Theo đó, tên tuổi các thành viên, đường đi lối lại trong dân ông Đạo nhớ vanh vách. Chỉ có gần dân, ông mới có thể nắm đặc thù, thế mạnh; từ đó tư vấn, hướng dẫn cho dân hình thành các mô hình kinh tế. Có vùng đầu tư nuôi trồng thủy sản, vùng lại đánh bắt xa bờ, có nơi lấy chăn nuôi, nghề mộc làm chính... Nhờ vậy, Nhân dân dần có “của ăn của để”, nhà cửa khang trang, riêng thôn 6 đã có trên 50 mô hình kinh tế tiềm năng” – bà Phan Thị Chúc cán bộ phụ nữ thôn 6 tâm sự.

Học Bác, trưởng thôn vùng giáo 22 năm cùng người dân xây “miền quê đáng sống”

Ông Đạo động viên gia đình anh Trần Văn Dũng khắc phục hậu quả lũ lụt, chuẩn bị cho vụ mới.

Anh Trần Văn Dũng – một hộ dân thôn 6 vui mừng: “Trước đây, đời sống gia đình tôi chật vật. Nhận thấy mô hình nuôi trồng thủy sản của ông Đạo và nhiều hộ dân trong vùng cho hiệu quả, mình quyết làm theo. May mắn có ông Đạo thăm hỏi thường xuyên, sự cố gì ông đều tư vấn nên vượt qua khó khăn ban đầu, nay mô hình đã cho lãi 400 triệu đồng/năm. Đợt lũ vừa rồi cuốn trôi tôm, cá, các bác lãnh đạo thôn kịp thời động viên để gia đình xốc lại tinh thần, chuẩn bị cho vụ mới”.

Khi nhà đã “ấm”, người dân thôn 6 lại chung tay xây dựng khuôn viên cộng đồng sạch đẹp, tạo dấu ấn về một “miền quê đáng sống”. Tuy vậy, trong quá trình xây dựng nông thôn mới không phải mọi việc đều “thuận buồm xuôi gió”. Và với bản lĩnh, kinh nghiệm lãnh đạo “vừa cương vừa nhu” của vị thôn trưởng dạn dày đã hóa giải mọi khó khăn.

Học Bác, trưởng thôn vùng giáo 22 năm cùng người dân xây “miền quê đáng sống”

Học Bác, trưởng thôn vùng giáo 22 năm cùng người dân xây “miền quê đáng sống”

Gần đây nhất, tháng 4/2020, khi giải tỏa hành lang thi công tuyến đường liên thôn từ trung tâm xã về thôn 6 (đường mở rộng từ 6 lên 9m), có 13 hộ không đồng tình. Để không gián đoạn thi công, “đến từng ngõ, gõ từng nhà” đã đành, ông Đạo còn tranh thủ sự ủng hộ của cha xứ Vĩnh Phước để người dân tự nguyện hiến 140m2 đất, tháo dỡ 110m tường rào kiên cố.

Học Bác, trưởng thôn vùng giáo 22 năm cùng người dân xây “miền quê đáng sống”

Gia đình ông Phạm Xuân Hoa (phải) tự nguyện phá tường rào, hiến đất để mở rộng đường.

Học Bác, trưởng thôn vùng giáo 22 năm cùng người dân xây “miền quê đáng sống”

Ông Đạo vận động Nhân dân tiếp tục mục tiêu xây dựng vườn mẫu.

Hay như khi thi công tuyến đường liên thôn từ đê Phúc – Long – Nhượng đến đập 19/5 vừa qua, ông Đạo cũng mất nhiều thời gian thuyết phục 8 hộ dân hiến 160m tường rào và 400m2 đất để xóm làng thêm đẹp.

Học Bác, trưởng thôn vùng giáo 22 năm cùng người dân xây “miền quê đáng sống”

Ông Hoàng Kim Túy – Phó Chủ tịch UBND xã Nam Phúc Thăng tự hào: “Không phải ngẫu nhiên mà hơn 2 thập kỷ, qua nhiều lần sáp nhập thôn, xã, ông Phạm Văn Đạo vẫn được Nhân dân tin yêu đề bạt. Với những việc liên quan đến tài sản của người dân, vị trưởng thôn 57 tuổi không nóng vội mà luôn có cách để Nhân dân tự nhận thấy lợi ích của gia đình, cộng đồng mà tự nguyện hiến góp vì việc chung.

Hay như việc tuyên truyền, sáp nhập thôn 6 và thôn 7 vừa rồi, ông Đạo và ban cán sự thôn đã làm tốt vai trò của mình để gần 100% hộ dân (tổng trên 400 hộ) ủng hộ mặc dù điều kiện sau sáp nhập ở đây khó khăn bậc nhất của xã. Trong nhiều sự việc phức tạp, Trưởng thôn Phạm Văn Đạo đã thành công nhờ “dân vận khéo”. Khối đại đoàn kết, phong trào thi đua sản xuất của Nhân dân giáo họ Cồn Cao và Trị Sở sôi nổi nhờ những người lãnh đạo dạn dày kinh nghiệm như ông Đạo”.

Học Bác, trưởng thôn vùng giáo 22 năm cùng người dân xây “miền quê đáng sống”

Một mùa giáng sinh an lành nữa lại về với xứ đạo Vĩnh Phước.

Cũng theo ông Túy, ông Đạo không chỉ là một người dân tiên phong làm kinh tế, một trưởng thôn quyết đoán, mẫu mực mà nhiều năm qua đã tích cực tham gia công tác Ban hành giáo Giáo xứ Vĩnh Phước và giành được niềm tin của cha xứ bởi uy tín của mình.

Niềm hạnh phúc của vị thôn trưởng xông xáo, hiền từ nhưng không kém phần quyết liệt không chỉ là những tấm bằng khen, giấy khen của cấp trên trao tặng; điều làm ông ấm lòng và neo giữ niềm tin chính là tình cảm trân quý của Nhân dân dành cho mình. Để rồi động lực ấy tiếp tục thôi thúc ông cùng Nhân dân xứ đạo Vĩnh Phước tiếp tục “phác” những “nét vẽ” trong “bức tranh” về một “miền quê đáng sống”.

thiết kế: huy tùng

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Noel ấm áp, an lành

Noel ấm áp, an lành

Những ngày này, nhiều làng quê Hà Tĩnh lại rộn ràng không khí chờ đón lễ Noel. Dẫu không phải người xứ đạo nhưng tôi đã thấy mùa Giáng sinh ấm áp đang lan tỏa trong mình.
“Hành giả” Stêphannô Nguyễn Khắc Dương

“Hành giả” Stêphannô Nguyễn Khắc Dương

Trong cộng đồng Thiên Chúa giáo Việt Nam hiện nay, Stêphannô Nguyễn Khắc Dương, quê ở xã An Hòa Thịnh (Hương Sơn, Hà Tĩnh) là một tu sĩ được rất nhiều giám mục, linh mục, chức sắc tôn giáo, đồng bào có đạo biết đến và rất kính trọng.
Đoàn kết lương giáo - tô điểm quê hương

Đoàn kết lương giáo - tô điểm quê hương

Với tinh thần “Sống tốt đời, đẹp đạo”, đồng bào công giáo Hà Tĩnh đã tích cực gắn kết lương giáo, chung sức xây dựng, điểm tô cho bức tranh quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Thành Sen - thành phố bên bờ biển

Thành Sen - thành phố bên bờ biển

Một chiều như mọi chiều, tôi lại chạy xe chầm chậm trên những con phố cổ xưa của Thành Sen để ngắm nhìn những sắc màu mới đan xen màu ký ức. Xuôi về phía biển, một cảm giác vừa lạ lẫm, vừa hân hoan dào lên trong tôi - thành phố Hà Tĩnh đã mở rộng về bốn phía, làm dậy lên bao xúc cảm.
Thơm nức mũi món chả rươi Hà Tĩnh

Thơm nức mũi món chả rươi Hà Tĩnh

Chả rươi thơm ngậy, ngoài giòn, trong mềm là tinh túy của ẩm thực vùng đất ven bờ sông Lam. Đến mùa rươi, thưởng thức món đặc sản này mới cảm nhận được hết nét đẹp của văn hóa ẩm thực truyền thống của Hà Tĩnh.
Về sông Phủ thưởng thức đặc sản cua lông

Về sông Phủ thưởng thức đặc sản cua lông

Mô hình thí điểm nuôi cua lông tại phường Đại Nài (TP Hà Tĩnh) bước đầu mang tới nhiều triển vọng, vừa đem lại giá trị kinh tế cao vừa góp phần lan tỏa sản vật quê hương.
Tổ khúc giao duyên “Ví giặm nên duyên”

Tổ khúc giao duyên “Ví giặm nên duyên”

Tổ khúc giao duyên “Ví giặm nên duyên” do Quang Hiếu sưu tầm và biên soạn; đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Thành Sen bát cảnh...

Thành Sen bát cảnh...

“Tỉnh thành bát cảnh” - 8 cảnh đẹp, công trình của Thành Sen xưa mang theo những giá trị văn hóa, tinh thần và cả niềm tự hào của người TP Hà Tĩnh qua các thế hệ.