Nhắc đến Hội An, người ta thường nhớ đến nguyên Bí thư Thành uỷ Nguyễn Sự. Không thể phủ nhận ông Sự là một người có những đóng góp lớn định hình nên một Hội An - đô thị di sản được bảo tồn nguyên vẹn và chu đáo nhất nước, một bảo tàng sống về kiến trúc và lối sống đô thị.
Một góc Hội An. Nguồn Internet
Nhưng công bằng mà nói, để có một Hội An như hiện nay, cũng cần phải ghi nhận dấu ấn của đương kim Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, đặc biệt là trong thời gian ông làm lãnh đạo Quảng Nam những năm 2000.
Ông Nguyễn Xuân Phúc là một trong những cựu học viên chương trình Đào tạo cao cấp của Chương trình giảng dạy Kinh tế Fulbright (FETP) - tiền thân của Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright những khóa đầu tiên. Nhiều giảng viên kỳ cựu của Trường này vẫn còn nhớ đã từng được ông Phúc, lúc ấy là lãnh đạo Quảng Nam, mời đến thăm tỉnh này để “hiến kế” biến Hội An - khi ấy vẫn còn là một thị xã bình yên, nhưng chưa phải một thỏi “nam châm” thu hút khách du lịch - trở thành một điểm đến hấp dẫn. (Năm 2008, thị xã Hội An mới trở thành thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Nam và là thành phố thứ hai của tỉnh này sau thành phố Tam Kỳ). Đúng vào thời điểm đó, Quảng Nam cũng dự định xây một nhà máy nhiệt điện than ở gần Hội An.
Có mặt trong nhóm chuyên gia này, Giáo sư David Dapice (Đại học Harvard) - lúc đó đang cùng các cộng sự tại Đại học Harvard tham gia nghiên cứu kinh tế Việt Nam thời kỳ đầu Đổi mới và dự án Chương trình FETP - góp ý thẳng thắn với người học trò cũ, đại ý “Quảng Nam không thể vừa có một Hội An – di sản thế giới vừa nằm cạnh nhà máy nhiệt điện. Ông chỉ có thể chọn một mà thôi: hoặc du lịch hoặc nhiệt điện”.
Thời gian đã cho thấy lựa chọn của vị Chủ tịch tỉnh Quảng Nam năm ấy là đúng đắn (dù tất nhiên, ông không quyết định một mình).
Nhưng ngược lại, câu chuyện Hội An cũng đã tác động đến các giáo sư Mỹ và các giảng viên tại FETP. Nếu như trước đó, FETP chỉ cung cấp cho các nhà lãnh đạo địa phương Việt Nam những kiến thức kinh tế hàn lâm giống như giảng dạy ở bất cứ nơi nào khác trên thế giới, thì ngày nay, các vấn đề thực tiễn, các mô hình thành công và thất bại của Việt Nam và quốc tế đã trở thành một hợp phần hết sức quan trọng trong chương trình đào tạo của Fulbright - trường chính sách công được coi là hàng đầu của Việt Nam và khu vực.
Việt Nam và Lào vừa chính thức có Di sản Thiên nhiên thế giới liên biên giới đầu tiên mang tên “Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng và Vườn quốc gia Hin Nam Nor”.
Trong những năm tháng chiến tranh, với nhiều mất mát hi sinh những người vợ, người mẹ vẫn chịu đựng trong âm thầm lặng lẽ. Họ là nguồn động viên tinh thần to lớn cho những người lính nơi tiền tuyến.
UNESCO vừa thông qua quyết định mở rộng Di sản Thiên nhiên Thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng để bao gồm Vườn quốc gia Hin Nam Nô (Lào), đánh dấu lần đầu tiên Việt Nam có một di sản liên quốc gia.
Hội An vào top 10 thành phố tốt nhất thế giới 2025 do tạp chí du lịch Travel + Leisure bình chọn, xếp thứ 6 nhờ kiến trúc phố cổ và trải nghiệm đặc trưng.
"Tháng Bảy – Những bước chân không trở lại" của tác giả Linh Châu là lát cắt dịu dàng mà thấm thía về sự hy sinh âm thầm, những nỗi đau hóa thành lặng im trong lòng người ở lại.
Sở hữu hình thức đọc tiện lợi trong nhịp sống bận rộn, sách nói và sách điện tử đang mở ra cách tiếp cận tri thức linh hoạt, hiện đại với các bạn trẻ Hà Tĩnh trong nhịp sống số.
Giữa núi rừng bạt ngàn, niềm tin và tình người ấm áp lấp lánh hơn nắng. Đây là câu chuyện thắp sáng ước mơ nơi bản làng, nơi khát vọng vươn lên luôn cháy bỏng.
Với chương trình "Khúc tâm tình núi Hồng, sông La", đoàn Hà Tĩnh đã ghi dấu ấn tại hội diễn nghệ thuật quần chúng thường kỳ khu vực Bắc Trung Bộ, năm 2025 với 4 huy chương.
Lần đầu tiên tổ chức tại Hà Tĩnh, Liên hoan Phim Ấn Độ hứa hẹn mang đến cho khán giả nhiều trải nghiệm thú vị thông qua 4 tác phẩm nổi tiếng của kinh đô điện Bollywood.
“Nhật ký của một hạt mưa” của tác giả Anh Đức kể về một thế giới đầy màu sắc qua góc nhìn nhân hóa của hạt mưa với những thông điệp sâu sắc về cuộc sống, tình bạn và sự sẻ chia.
Giữa guồng quay của cuộc sống, có những lớp nghệ nhân ở Hà Tĩnh vẫn thầm lặng cống hiến, gìn giữ tinh hoa nghệ thuật truyền thống. Với họ, đó không chỉ là lòng nhiệt huyết, niềm đam mê mà còn là sứ mệnh giữ lửa, trao truyền các giá trị của di sản quê hương.
Dưới đây là những giảng viên đại học giàu có nhất thế giới, họ đã tận dụng kiến thức chuyên môn của bản thân để làm giàu bằng tri thức, trở thành những tỷ phú USD được xếp hạng chính thức.
Cổng làng, mang trong mình những giá trị văn hóa, lịch sử của làng quê. Dù bao năm tháng xa quê thì trong tâm thức cổng làng vẫn luôn gắn liền với biết bao kỷ niềm thân thương.
Câu chuyện thành công của du lịch Việt Nam phản ánh những nỗ lực của toàn ngành đã triển khai đồng bộ các giải pháp, từ tham mưu xây dựng chính sách, xúc tiến quảng bá, kích cầu du lịch...
Báo cáo của công ty tư vấn hàng đầu Boston Consulting Group (BCG) chỉ ra, thị trường du lịch toàn cầu sẽ đạt giá trị 15.000 tỷ USD trong vòng 15 năm tới, nhờ sự bùng nổ nhu cầu từ các thị trường mới nổi tiêu biểu như Việt Nam.
Phát huy vai trò là những hạt nhân trong bảo tồn, gìn giữ di sản, nhiều nghệ nhân trên địa bàn Hà Tĩnh đã tình nguyện tham gia, mở các lớp học miễn phí để truyền dạy dân ca cho các em học sinh.
Với chương trình "Khúc tâm tình núi Hồng, sông La", đoàn Hà Tĩnh hứa hẹn sẽ ghi dấu ấn tại hội diễn nghệ thuật quần chúng thường kỳ khu vực Bắc Trung Bộ 2025.
Nâng chén trà miệng bít bạc của các nghệ nhân Nam Trị, tôi lâng lâng nghĩ về quá khứ, nghĩ đến tương lai của cái nghề vàng, nghề bạc. Cái nghề mà ông cha đã một thời đeo đuổi!
Tờ The Guardian của Anh vừa công bố loạt ảnh đẹp nhất do độc giả gửi về. Trong đó, khoảnh khắc một chiếc thuyền bán hàng rong đầy màu sắc trên vịnh Hạ Long gây ấn tượng mạnh với độc giả quốc tế.
Mỗi người sinh ra đều có một hoàn cảnh riêng, không ai giống ai. Bởi vậy, hãy luôn cùng nhau cố gắng trong mọi hoàn cảnh, để mỗi ngày cảm nhận cuộc sống tươi đẹp hơn.