Hơn nửa thế kỷ, phim Tết cũng chỉ vậy thôi sao?

Phim Việt chiếu rạp năm 2015 quả là sôi động, đủ màu sắc, nhưng dịp Tết Bính Thân này coi bộ đơn điệu, đa số sẽ cười lấy được, ra rạp là hết dư âm.

Trong 5 phim Việt chiếu dịp Tết thì Tía tui là cao thủ (ĐD: NSND Trần Ngọc Giàu) mở màn sớm nhất, công chiếu ngày 29/1 - vẫn theo thể loại hài gia đình, với câu chuyện rất đơn giản. Theo khảo sát về xem phim Việt nào trong dịp Tết này trên Zing, tính đến chiều 27/1, Tía tui là cao thủ chiếm đến 51,04%, 27,07% dành cho 4 phim Việt còn lại, riêng ý kiến không chọn phim Việt thì chiếm 21,93%.

Phim Tết cũng như báo Tết, nó là một “đặc sản” khá riêng biệt của văn hóa Việt, nên các nhà sản xuất, các đạo diễn cũng cố gắng giữ phong vị đặc trưng đó. Gia đình, bản sắc truyền thống, tiếng cười sảng khoái… là những đặc trưng mà một phim Tết thành công thường có.

'Gia đình' Hoài Linh - Việt Hương đã được đạo diễn Trần Ngọc Giàu khai thác triệt để trong các phim của mình

Phim Tía tui là cao thủ đi theo hướng này, đặc biệt ở khía cạnh tiếng cười sảng khoái, nên tìm mọi cách để giữ chất, ngay cả cười lấy được, cười nhảm cũng chấp nhận. Nó cũng đi theo “cái e” của 3 phim Nhà có 5 nàng tiên, Năm sau con lại về, Quý tử bất đắc dĩ mà Trần Ngọc Giàu đã làm với nhà sản xuất Sóng Vàng. Mấy phim trước đều thành công vang dội về doanh thu nên họ tiếp tục theo lối cũ cũng dễ hiểu.

Dù có “chút ít màu” khác, nhưng căn bản Lộc phát (ĐD: Lê Bảo Trung) và Yêu là phải xài chiêu (ĐD: Khương Ngọc - Nguyễn Ngọc Hùng) cũng đi lối hài của Tía tui là cao thủ. Riêng phim tội phạm - hình sự Siêu trộm (ĐD: Hàm Trần) và phim kinh dị Ám ảnh (ĐD: Bảo Nguyễn) thì khó để gọi là phim Tết. Mà thật vậy, Ám ảnh dự kiến ra rạp dịp Hè 2015, nhưng không lấy được giấy phép, buộc phải chỉnh sửa rất nhiều.

Nhìn lại lịch sử phim Tết, nơi nó phát xuất và có nhiều thành tựu là ở Sài Gòn - TP.HCM. Nhiều năm gần đây, phim Tết là đặc sản riêng của TP.HCM, như năm nay với cả 5 phim. Trong các phim thành công theo hướng bán nhiều vé, chủ đạo vẫn là các phim hài, đôi khi hài dễ dãi càng thu hút. Và vì thế, dù chủ động hoặc bị động, cái phong vị hài đặc trưng cũng được gìn giữ qua năm tháng.

Tuy nhiên, có một băn khoăn là hơn nửa thế kỷ phim Tết, chẳng lẽ tiếng cười vẫn chỉ dừng lại ở mức giản đơn, đôi khi sơ sài đến như vậy. Chẳng lẽ nhà làm phim không muốn “nâng tầm” khán giả bằng những phim có chất lượng cao hơn, đặc biệt là khâu kịch bản.

Chẳng lẽ khán giả cũng không muốn đòi hỏi một tiếng cười sâu lắng, ý vị hơn? Chứ cứ như Tía tui là cao thủ thì phim Tết thế là hết! mấy chục năm chẳng đưa ra một câu chuyện gì mới mẻ, sâu sắc.

Đành rằng, như Thể thao & Văn hóa từng đề cập trước đây, khán giả xem phim Tết tại TP.HCM cũng lạ lắm. Họ (thường đi theo nhóm hoặc gia đình) có khi cả năm không đến rạp, Tết đến rảnh thì đi xem cho vui thôi. Họ là những khán giả ít có thói quen đến rạp, nên đòi hỏi chất lượng phim ở “dạng vừa” thôi.

Còn lượng khán giả ổn định của phim chiếu rạp tại TP.HCM là dân nhập cư, Tết đến thường về quê, nên phim Tết cũng là hết năm đối với họ. Còn lượng khán giả ổn định tuổi mới lớn, đa phần thích phim nhập ngoại, những trường hợp như Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh,Em là bà nội của anh là ngoại lệ.

Nhìn lại chất lượng phim Tết khoảng 10 năm trở lại đây, rồi xét các khía cạnh như vừa nêu, rõ ràng phim Tết như thế là hết! Trong khi thực tế con đường của phim Tết rất rộng mở, đa dạng, nhưng cả khán giả và nhà sản xuất cùng ngại dấn bước. Nên phim Tết chưa xem thì mới, chứ xem thật ra chẳng có gì mới trong nhiều năm qua.

Theo Văn Bảy/Thể thao & Văn hóa

Đọc thêm

Vợ đắc cử nhưng chồng tuyên thệ

Vợ đắc cử nhưng chồng tuyên thệ

Sau ba thập kỷ luật pháp đảm bảo quyền đại diện bình đẳng cho phụ nữ trong hội đồng làng ở Ấn Độ, hiện tượng 'chồng trưởng làng' vẫn ngự trị. Nhưng những tiếng nói mới đây đang dần phá vỡ im lặng.
Podcast tản văn: Mùa sắc hương

Podcast tản văn: Mùa sắc hương

Thời gian vi diệu và đỏng đảnh, nhưng hoa cứ rực rỡ, tỏa hương, hoa cứ say đắm với chính sức lan tỏa của mình trước đã. Bởi mai này, biết đâu mưa gió rủi may bất ngờ ập đến…
2 cây phượng tím đang 'hot' nhất Đà Lạt

2 cây phượng tím đang 'hot' nhất Đà Lạt

Ngôi nhà Đà Lạt kiểu xưa ở đường Xô Viết Nghệ Tĩnh và Trường Phổ thông Hermann Gmeiner là 2 địa điểm chụp ảnh gây chú ý ở Đà Lạt (Lâm Đồng) mùa phượng tím.
Podcast truyện ngắn: Bồng bềnh sương núi

Podcast truyện ngắn: Bồng bềnh sương núi

Cuối cùng, anh đã tìm được bông hoa thuần khiết này trên vùng núi cao. Anh đã say đắm hương sắc của nó. Anh muốn cùng em giữ ngọn lửa này để chúng ta sưởi ấm cho nhau. Phương ạ...
Podcast tản văn: Về quê để đến chợ phiên

Podcast tản văn: Về quê để đến chợ phiên

Nhìn lên tờ lịch mỏng, ngày tháng đã dần vợi đi ngay trước mắt. Tôi thu xếp nốt công việc. Giờ này ở quê chắc đang chộn rộn chuẩn bị những món hàng để ngày mai mang ra chợ phiên...
Podcast truyện ngắn: Giữa dòng

Podcast truyện ngắn: Giữa dòng

Lên bờ đi Rông. Đừng long bong đời mình với sóng nước thương hồ. Đời lênh đênh chấp chới nỗi nghiệt oan. Nội, rồi tía, rồi má, giờ đến Rông, đâu ai đi qua nỗi cơ cầu của sóng nước được...
Lạc vào thế giới Ikebana 'Nhất khí nhất hoa'

Lạc vào thế giới Ikebana 'Nhất khí nhất hoa'

8 năm theo đuổi nghệ thuật cắm hoa Ikebana phái Vị Sinh Lưu - Mishoryu, nghệ nhân Đỗ Thị Thu Phượng coi đó như một phép tu tập của mình. Mỗi bông hoa là một khí chất riêng biệt, dạy cho chị rất nhiều về thiên nhiên, vũ trụ.
Podcast tản văn: Trên bến sông quê

Podcast tản văn: Trên bến sông quê

Đứng trước dòng sông quê dịu dàng, tôi bỗng thấy lòng mình nhẹ tênh như chưa từng bon chen giữa phố thành vội vã, nghe trái tim bỗng rung lên những nhịp đập bồi hồi của thơ trẻ hôm qua...