Huy Cận và những đóng góp quan trọng cho thơ ca hiện đại Việt Nam

(Baohatinh.vn) - Huy Cận bắt đầu có thơ đăng báo từ năm 1936, tức là lúc tuổi đời còn rất trẻ, đang học tú tài ở Huế. Năm 19 tuổi, Huy Cận xuất bản tập thơ đầu tay “Lửa thiêng” và trở thành một trong những tên tuổi xuất sắc của phong trào Thơ Mới (1932-1942). Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, Huy Cận liên tiếp xuất bản 25 tập thơ thể hiện niềm vui và niềm tự hào trước cuộc sống mới của nhân dân, đất nước. Huy Cận đã có những đóng góp xuất sắc vào tiến trình phát triển thơ ca hiện đại Việt Nam.

Huy Cận bắt đầu có thơ đăng báo từ năm 1936, tức là lúc tuổi đời còn rất trẻ, đang học tú tài ở Huế. Năm 19 tuổi, Huy Cận xuất bản tập thơ đầu tay “Lửa thiêng” và trở thành một trong những tên tuổi xuất sắc của phong trào Thơ Mới (1932-1942). Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, Huy Cận liên tiếp xuất bản 25 tập thơ thể hiện niềm vui và niềm tự hào trước cuộc sống mới của nhân dân, đất nước. Huy Cận đã có những đóng góp xuất sắc vào tiến trình phát triển thơ ca hiện đại Việt Nam.

Dấu mốc thứ nhất là những đóng góp của ông trong phong trào Thơ Mới với ý nghĩa là một cuộc cách mạng trong thi ca, mở đầu cho sự phát triển của thơ ca hiện đại. Huy Cận nổi tiếng trong phong trào Thơ Mới bắt đầu từ bài thơ Chiều xưa đăng trên Báo Ngày nay của Tự lực văn đoàn. Nguyên văn bài thơ:

Huy Cận đã có công trong việc nâng cấp thể thơ lục bát lên một khả năng biểu đạt và biểu cảm hoàn toàn mới mẻ trong Thơ Mới bằng sự kết hợp một cách nhuần nhuyễn và tinh tế chất cổ điển Đường thi, cùng với những sáng tạo mới về cấu trúc ngôn ngữ, hình ảnh mang tinh thần thời đại (ảnh hưởng văn học Pháp).

Bài thơ Chiều xưa, cùng với những bài lục bát toàn bích khác như Buồn đêm mưa, Ngậm ngùi…, được đưa vào tập Lửa thiêng, tập hợp 50 bài thơ in báo từ năm 1939-1940. Chiều xưa, Buồn đêm mưa, Ngậm ngùi cũng nằm trong số những bài thơ quen thuộc và hay nhất trong Lửa thiêng, thể hiện được “điệu hồn” thơ Huy Cận trước cách mạng: Buồn, cô đơn, ảo não, một nỗi buồn tràn ngập không gian vũ trụ:

Xét trên phương diện đổi mới thi ca, Thơ Mới trước hết là một cuộc “nổi loạn”, một sự “phá phách” để đoạn tuyệt với những khuôn phép gò bó của “thơ cũ”, nhất là thơ luật, để giải phóng cho cảm hứng, đi tìm nhịp điệu cho trái tim của cái “tôi”. Việc tự do đi tìm nhịp điệu cho cái “tôi”, tự do bộc lộ nhu cầu của tâm hồn bằng một hình thức thơ linh hoạt nhất đã đưa đến “Một thời đại trong thi ca”, mà theo như Hoài Thanh: “Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lần một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kỳ dị như Chế Lan Viên… và thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu”. “Ảo não” như Huy Cận là sự “định danh” xác đáng về thơ Huy Cận trong Thơ Mới. Là vì Lửa thiêng tràn ngập nỗi buồn, cô đơn, sầu não, “sầu từ vạn cổ”, bao trùm lên cả mênh mông vũ trụ, xa thẳm thời gian, trở thành “nỗi hiu hắt trong cõi trời”, “một linh hồn trời đất” hay “cái sầu của vũ trụ” (Xuân Diệu, tựa tập “Lửa thiêng”):

Chính Huy Cận cũng đã tự nhận rằng: “Chàng Huy Cận khi xưa hay sầu lắm”. Nhà phê bình Hoài Thanh gọi Huy Cận là “Người đã gọi dậy cái hồn buồn của Đông Á, người đã khơi lại cái mạch sầu mấy nghìn năm vẫn ngấm ngầm trong cõi đất này”. Buồn, sầu, cô đơn, đìu hiu xa vắng trong Lửa thiêng đến từ hư vô, từ tạng chất tâm hồn, đến từ cảm quan về cuộc đời và từ những biến động của xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX. Nếu Xuân Diệu là cái tôi rạo rực, đắm say, vồ vập, cuống quýt trước thanh âm cuộc đời, “là nguồn sống dào dạt ở chốn nước non lặng lẽ này” (Hoài Thanh), thì Huy Cận đắm chìm trong “mộng”, trong cái mênh mông, vô biên của vũ trụ, của thời gian, đầy chất suy tư, triết lý.

Nhà thơ Huy Cận (hàng đầu, thứ hai bên phải sang) và các nhà thơ thời thơ mới. Ảnh tư liệu

Chính vì vậy, về hình thức thơ, nếu Xuân Diệu xuất hiện trong Thơ Mới với “y phục thơ tối tân”, rất Tây, thì Huy Cận bên cạnh sự tiếp thu, ảnh hưởng của thơ Pháp còn thấm đẫm chất Đường thi, thấm đẫm mạch nguồn thơ ca truyền thống. Từ khi Lửa thiêng xuất bản ghi danh Huy Cận vào số những nhà thơ xuất sắc của phong trào Thơ Mới, đã có hàng trăm công trình nghiên cứu lớn nhỏ, đều nhất quán trong việc khẳng định tài năng xuất chúng của Huy Cận, khẳng định giá trị, vẻ đẹp toàn bích của Lửa thiêng trên các phương diện như cảm hứng thời đại, cảm hứng cô đơn của con người với nỗi sầu vũ trụ, nỗi buồn thế kỷ, tình yêu thiên nhiên, tình yêu quê hương, đất nước, yêu tiếng nói dân tộc, và nỗi suy tư về cuộc đời… Lửa thiêng là “giọng điệu triết lý về cuộc đời, về con người và về vũ trụ của tôi”. Chính chất triết lý trong thơ Huy Cận đã nâng cấp cho Thơ Mới. Huy Cận đã góp phần vào sự phát triển của thơ ca hiện đại cùng với những đổi mới về nội dung, hình thức nghệ thuật và ở sự gia tăng chất triết lý cho thơ.

Từ trái sang phải: Xuân Diệu, Tố Hữu và Huy Cận - năm 1946. Ảnh tư liệu

Sau Cách mạng tháng Tám 1945, Huy Cận cũng như Xuân Diệu hay một số nhà thơ mới khác, mở lòng ra đón không khí cuộc sống mới, đất trời mới, nhanh chóng hòa mình vào cuộc sống của nhân dân, đất nước. Những tập thơ với tiêu đề tươi sáng, lạc quan, tràn đầy sự sống đã được xuất bản liên tục: “Trời mỗi ngày lại sáng” (1958), “Đất nở hoa” (1960), “Bài thơ cuộc đời” (1963), “Chiến trường gần đến chiến trường xa” (1973), “Ngày hằng sống, ngày hằng thơ” (1975), “Ngôi nhà giữa nắng” (1978), “Hạt lại gieo” (1984). Quả thực, chỉ nhìn vào tên mỗi tập thơ cũng đã thấy được một tinh thần mới trong thơ Huy Cận. Giờ đây, cái “tôi” ấy đã từ bỏ tháp ngà của những nỗi “sầu miên thảo” trở về với cuộc đời rộng lớn, hòa cùng nhịp sống với con người mới và cuộc đời rộng lớn. Đề tài lao động, sản xuất, chiến đấu đi vào thơ Huy Cận tự nhiên, chân thực với một tâm thế và cảm quan tươi sáng. Không còn là “mộng”, “mộng ảo”, “mơ ước hão” trước kia, cuộc sống ùa vào thơ ông là đời thực, sôi động của nhân dân, đất nước, của những năm tháng khó khăn nhưng đầy tin yêu, lạc quan. Những băn khoăn trước đây của “chàng Huy Cận” trong Thơ Mới:

đến giai đoạn này đã có câu trả lời thỏa đáng bằng những câu thơ về cuộc sống ấm áp, căng tràn sự sống:

Huy Cận hay viết về mưa. “Mưa xưa”, trong Lửa thiêng hiu hắt thê lương, giọt mưa là giọt sầu, mưa rơi là sự nối dài của “trăm muôn giọt lệ”. “Mưa nay” là mưa xuân, là tươi mát, là gieo sự sống “mưa xuân tươi tốt cả cây buồm”.

Tiếng gà gáy là âm thanh hay được Huy Cận chú ý. Nếu “tiếng gà xưa” xa vắng, hoang lạnh:

thì tiếng gà nay:

Nếu trước cách mạng, nhà thơ cảm thấy cô đơn rợn ngợp trước không gian vũ trụ mênh mông, hoang vắng: “Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp” thì sau cách mạng, vẫn là cảm hứng vũ trụ, nhưng là để khẳng định tư thế mới của con người làm chủ thiên nhiên, làm chủ cuộc đời

Nhà thơ Vũ Quần Phương (Hội nhà văn Việt Nam) trả lời PV Báo Hà Tĩnh bên lề Hội thảo Khoa học "Nhà thơ, nhà văn hóa Huy Cận - Những điều còn mãi".

Khác với người bạn thơ thân thiết, người bạn đồng hương đồng quận Xuân Diệu, phải đến 1958, nghĩa là 13 năm sau, Huy Cận mới xuất bản tập thơ đầu tiên. Điều này cho thấy, thơ Huy Cận sau cách mạng là kết quả của những cảm quan nghệ thuật mới về cuộc đời, con người đã được đúc kết, chắt lọc qua một quá trình trải nghiệm và thâu nhận chất liệu của cuộc sống mới. Cả trong hai giai đoạn sáng tác trước và sau cách mạng, nếu đọc kỹ sẽ thấy, thơ Huy Cận vẫn là nhất quán trong một mối quan tâm chung về cuộc đời và con người, như ông đã nói: “Dòng thơ tôi luôn nhất quán, đó là thơ của cuộc đời, của con người”. Về hình thức biểu đạt, thơ Huy Cận được tiếp nguồn từ mạch chảy của thơ ca truyền thống, mang vẻ đẹp cổ điển, hàm súc, dung dị, mộc mạc, dễ đi vào lòng người.

Vẻ đẹp, tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước là dòng mạch xuyên suốt trong thơ Huy Cận. Chưa bao giờ rời xa sự sống, nhân sinh, thiên nhiên, quê hương, đất nước, ông đến với cuộc đời và thơ bằng một tấm lòng chân thật, một trí tuệ lớn và một vốn hiểu biết phong phú về nhiều lĩnh vực. Hành trình sáng tác 70 năm của Huy Cận, vắt qua gần hết những mốc lớn trong quá trình phát triển của thơ Việt Nam hiện đại đã đóng góp quan trọng vào tiến trình phát triển ấy. “Rồi một ngày kia giã cõi này/ Xin cho gieo hết hạt trong tay”, tâm nguyện ấy của Huy Cận đã được hoàn thành bằng những nhiệm vụ lớn mà ông đã làm.

Từ trái qua phải: Huy Cận và Xuân Diệu tại Sài Gòn - năm 1940; Nhà thơ Huy Cận nói chuyện với Đoàn văn công tỉnh Hà Tĩnh tại xã Thạch Linh, tháng 2/1971; Nhà thơ Huy Cận đồng chủ tịch Đại hội Nhà văn Á - Phi tại Cairo (Ai Cập), tháng 2/1962.

Ảnh: tư liệu - video: Lê Tuấn

thiết kế: huy tùng

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Báo nói