(Baohatinh.vn) - Tham gia lớp bồi dưỡng kiến thức có 55 học viên là các giảng viên đến từ trường chính trị các tỉnh: Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Định.
Đại biểu dự khai giảng lớp học.
Sáng 20/4, tại TP Hà Tĩnh, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Trường Chính trị Trần Phú tỉnh Hà Tĩnh tổ chức lễ khai giảng lớp bồi dưỡng kiến thức kinh điển Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh năm 2024.
Dự lễ khai giảng có PGS.TS Hoàng Phúc Lâm - Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hà Tĩnh Hà Văn Hùng.
Trong thời gian từ tháng 4 - tháng 10/2024, các học viên tập trung nghiên cứu, trao đổi và thảo luận về các tác phẩm của C.Mác, Ph.Ăng-ghen, V.I.Lê-nin, Chủ tịch Hồ Chí Minh và tác phẩm về xây dựng Đảng của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Học viên tham gia là giảng viên trường chính trị 7 tỉnh miền Trung.
Học viên học tập, nghiên cứu 2 chuyên đề chuyên sâu, chuyên đề bổ trợ gồm: công tác bảo vệ chính trị nội bộ của Đảng; bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong giai đoạn hiện nay.
Phát biểu tại lễ khai giảng, PGS.TS Hoàng Phúc Lâm - Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Lớp bồi dưỡng nhằm nâng cao kiến thức kinh điển, chuyên sâu về lý luận chính trị đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa theo quy định; tiếp tục khẳng định giá trị nền tảng bền vững của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng thời đấu tranh phản bác những quan điểm sai trái, thù địch, góp phần bảo vệ Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa.
PGS.TS Hoàng Phúc Lâm - Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
PGS.TS Hoàng Phúc Lâm mong muốn với phương pháp tiếp cận, tư duy mới, các học viên thấm nhuần hơn các tác phẩm kinh điển; từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên cứu khoa học, giữ vững bản lĩnh chính trị, củng cố lập trường của giảng viên trường Đảng.
Sau lớp bồi dưỡng, học viên sẽ cụ thể hóa các kiến thức đã học để phục vụ tốt cho công tác giảng dạy; đồng thời tham mưu tích cực cho thường trực tỉnh ủy, ban tuyên giáo tỉnh ủy các tỉnh trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đáp ứng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ mới đang đặt ra trong giai đoạn hiện nay.
TS Nguyễn Trọng Tứ - Hiệu trưởng Trường Chính trị Trần Phú phát biểu cảm ơn sự hỗ trợ, tạo điều kiện mở lớp học của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Nâng cao kiến thức kinh điển Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ góp phần giúp các giảng viên tăng cường năng lực giảng dạy, nghiên cứu khoa học mà còn là tiêu chí quan trọng xây dựng trường chính trị đạt chuẩn mức độ 1.
Lớp bồi dưỡng được tổ chức là một trong những nội dung thực hiện Quyết định số 587/QĐ-TTg ngày 17/5/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giai đoạn 2019 - 2030”.
Chiến dịch Huế - Đà Nẵng (từ ngày 21-29/3/1975) là một trong 3 chiến dịch lớn của quân Việt Nam trong Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975. Thắng lợi của chiến dịch có ý nghĩa chiến lược, góp phần nhanh chóng giải phóng Sài Gòn và hoàn toàn miền Nam.
Kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước, ngày 30/4 tới đây, tại TP HCM sẽ diễn ra lễ diễu binh, diễu hành cấp quốc gia. Nhiều người băn khoăn diễu binh, diễu hành là gì? Diễu binh và duyệt binh khác nhau như thế nào?
Thắng lợi hoàn toàn và trọn vẹn của cuộc chiến 20 năm chống đế quốc Mỹ bằng Đại thắng mùa Xuân năm 1975 là kết tinh ý chí, sức mạnh, truyền thống oanh liệt giữ nước của toàn dân tộc. Đặc biệt là nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân tài tình, linh hoạt của Đảng ta, làm nên sức mạnh tổng hợp để chiến thắng mọi kẻ thù hùng mạnh và tàn bạo nhất trong lịch sử.
Dự thảo Luật Cán bộ, công chức sửa đổi bỏ quy định thi nâng ngạch, thay bằng việc bổ nhiệm vào ngạch tương ứng với yêu cầu vị trí việc làm. Cán bộ xã đáp ứng tiêu chuẩn sẽ được chuyển thành công chức.
Trong không khí trang trọng, tuổi trẻ Hà Tĩnh đã thắp sáng những ngọn nến để tưởng nhớ, tri ân các anh hùng liệt sỹ đã ngã xuống vì độc lập, tự do của Tổ quốc.
Bến số 3 đi vào khai thác không chỉ đánh dấu bước phát triển mới của Công ty CP cảng quốc tế Lào - Việt mà còn là minh chứng cho việc thực hiện có chiều sâu, thiết thực và hiệu quả các cam kết giữa Chính phủ hai nước Lào và Việt Nam
Chiều 28/4, tại TP Hà Tĩnh, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp, trao đổi với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith và đoàn đại biểu cấp cao Lào nhân dịp đoàn sang dự Lễ khánh thành Bến số 3 Cảng quốc tế Lào - Việt và dự lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Chủ tịch nước Lương Cường bày tỏ cảm ơn sâu sắc đến Đảng, Nhà nước và Nhân dân Lào đã luôn kề vai sát cánh, chia ngọt sẻ bùi, hết lòng hỗ trợ Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập trước đây cũng như trong sự nghiệp bảo vệ, xây dựng đất nước ngày nay.
Đồng chí Thongloun Sisoulith - Tổng Bí thư BCH Trung ương Đảng, Chủ tịch nước CHDCND Lào và đồng chí Lương Cường - Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao 2 nước tham dự lễ khánh thành Bến số 3 Cảng quốc tế Lào – Việt.
Bộ trưởng Nội vụ cho biết các chức danh lãnh đạo chủ chốt tại chính quyền cấp xã sẽ được tổ chức theo hướng kiêm nhiệm để giảm số lượng và không nhất thiết bố trí cấp phó ở các cơ quan chuyên môn.
Trong khuôn khổ chương trình công tác tại Hà Tĩnh, Chủ tịch nước Lương Cường đã gặp gỡ, trao đổi với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith nhân dịp đồng chí sang dự lễ khánh thành Bến số 3 Cảng quốc tế Lào-Việt vào chiều 28/4.
Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith và đoàn đại biểu cấp cao của Đảng, Nhà nước Lào vừa đến thăm, làm việc với cán bộ, chiến sỹ Quân khu 4. Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Duy Lâm và Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải cùng dự.
Khi rừng cờ đỏ sao vàng tung bay trong ngày 30/4/1975 mừng đất nước thống nhất, non sông thu về một mối, lòng mỗi người dân Việt Nam đều trào lên niềm vui sướng và tự hào.
Mô hình “Gắn kết và đồng hành” giúp Trung đoàn 841 (Bộ CHQS tỉnh) phối hợp chặt chẽ với gia đình và địa phương quản lý, giáo dục, rèn luyện chiến sĩ trẻ tốt hơn.
Công trình có tổng mức đầu tư hơn 9 tỷ đồng, xây dựng trên cơ sở giữ nguyên hiện trạng Miếu thờ liệt sĩ lòng hồ Kẻ Gỗ (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) và mở rộng với tổng diện tích khoảng 5.000 mét-vuông.
Trung tâm Báo chí tuyên truyền các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) chính thức khai trương tại trụ sở Hội Nhà báo TP Hồ Chí Minh, 14 Alexandre de Rhodes, phường Bến Nghé, quận 1, TP Hồ Chí Minh vào sáng 27/4/2025.
Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 diễn ra trong gần hai tháng, qua 3 chiến dịch. Trong đó, chiến dịch Tây Nguyên là chiến dịch mở đầu cũng là đòn đột phá chiến lược.
Với vị trí yết hầu, Hà Tĩnh là trọng điểm đánh phá, hủy diệt của máy bay Mỹ. Song, những cây cầu bị bom đánh sập lại được dựng lên, những con đường hư hỏng được khôi phục để đảm bảo thông suốt mạch máu giao thông chi viện cho tiền tuyến miền Nam.
Gần nửa thế kỷ trôi qua, ký ức về những ngày tháng cầm máy ảnh tác nghiệp trong mưa bom bão đạn, vượt biên giới sang nước bạn Lào để “vào hang bắt cọp” vẫn còn in đậm trong tâm trí người phóng viên chiến trường - nhà báo, thiếu tá Trương Quang Hường (TP Hà Tĩnh).
Chiến tranh nhân dân là một di sản quý báu của dân tộc ta trong quá trình đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Trong cuộc chiến chống chiến tranh phá hoại của Mỹ, thế trận chiến tranh được Hà Tĩnh triển khai linh hoạt, hiệu quả, giúp địa phương thực hiện tốt vai trò là hậu phương của tiền tuyến miền Nam và tiền tuyến của hậu phương miền Bắc.
Công trình “Sáng mãi tên anh” tại Khu tưởng niệm Lý Tự Trọng (Thạch Hà, Hà Tĩnh) có ý nghĩa to lớn trong việc giáo dục truyền thống cách mạng cho đoàn viên, thanh thiếu nhi.
Sáng 27/4, buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã diễn ra trên đường Lê Duẩn (Quận 1, TP Hồ Chí Minh). Sự kiện quy tụ khoảng 13.000 người thuộc 48 khối, đại diện cho các lực lượng vũ trang, công nhân, nông dân, trí thức, thanh niên và các tổ chức đoàn thể.
Thời khắc lá cờ giải phóng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập trưa ngày 30/4/1975 đã đi vào lịch sử dân tộc, là sự kiện trọng đại – ngày miền nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, non sông thu về một mối. Đó không chỉ là chiến thắng vĩ đại của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đầy khó khăn gian khổ, mà còn là biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, của ý chí độc lập, tự cường và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.
Hà Tĩnh vừa hoàn thành việc lấy ý kiến Nhân dân về Đề án sắp xếp ĐVHC cấp xã năm 2025 với tỷ lệ đồng tình cao hơn 98,8%. Điều đó không chỉ cho thấy đề án được chuẩn bị công phu, đảm bảo chất lượng mà còn thể hiện tinh thần tâm huyết, trách nhiệm của người dân trước thời cơ, vận hội mới của quê hương, đất nước.
Bên dòng La xanh mát, nơi khí thiêng sông núi hòa quyện cùng mạch nguồn cách mạng, xã Tùng Ảnh (Đức Thọ, Hà Tĩnh) đang viết nên bản hòa ca mới, là hành trang vững chắc để quê hương cố Tổng Bí thư Trần Phú tự tin bước vào kỷ nguyên mới của dân tộc.
Dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), TP Hồ Chí Minh tổ chức chuỗi hoạt động lễ hội đặc sắc trải dài trong tháng 4, hứa hẹn mang đến cho người dân và du khách những trải nghiệm văn hóa, nghệ thuật độc đáo.
Nhân Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải đã đến thăm hỏi, tặng quà tri ân các mẹ Việt Nam anh hùng trên địa bàn huyện Đức Thọ. Cùng đi có Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Nguyễn Đình Hải.
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh bày tỏ sự tri ân, lòng biết ơn sâu sắc đối với những cống hiến, hy sinh của các thương, bệnh binh, gia đình người có công trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Thăm hỏi, động viên các Mẹ Việt Nam anh hùng trên địa bàn huyện Đức Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải bày tỏ lòng tri ân đối với những đóng góp, hy sinh to lớn của các gia đình trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.