Kết quả nghiên cứu khoa học của Hà Tĩnh “nở hoa, kết trái”

(Baohatinh.vn) - Không có kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ nào cất tủ, 100% những công trình nghiên cứu của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN (Sở KH&CN - Hà Tĩnh) đều được ứng dụng rộng rãi, biến thành sản phẩm mang lại giá trị cho cộng đồng.

Kết quả nghiên cứu khoa học của Hà Tĩnh “nở hoa, kết trái”

Hàng triệu cây giống các loại đã được Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN Hà Tĩnh nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào và cung cấp ra thị trường.

Với hơn 8 năm công tác tại Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Hà Tĩnh, chị Trần Thị Thu Trang (cán bộ Phòng Kỹ thuật) đã chủ trì và tham gia nhiều đề tài, dự án KH&CN liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, giống cây trồng. Trong đó, phần lớn các dự án đã được thương mại hóa như dự án ương nuôi cua xanh, sản xuất chế phẩm sinh học nấm rễ cộng sinh, các dự án nuôi cấy mô sản xuất cây giống…

Chị Trang chia sẻ: Nếu người dân có nhu cầu và đặt hàng, Trung tâm hoàn toàn có thể cung cấp tất cả giống cây trồng với số lượng lớn. Với lợi thế của phương pháp nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào, cây giống sẽ giữ được tất cả gen của cây bố mẹ, đảm bảo đúng dòng, đúng giống.

Kết quả nghiên cứu khoa học của Hà Tĩnh “nở hoa, kết trái”

Việc nghiên cứu thành công công nghệ sản xuất giống lan kim tuyến mở ra cơ hội phát triển loại cây dược liệu có giá trị kinh tế này thành cây hàng hóa, góp phần tăng thu nhập cho người dân.

Ngoài những giống cây trồng phục vụ sản xuất như chuối, keo lai, một số loài phong lan… thì mới đây, chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu công nghệ nuôi cấy mô sản xuất giống lan kim tuyến. Đây là loài cây dược liệu khó tính, rất khó trồng cũng như nhân giống. Kết quả nghiên cứu nhằm mục tiêu bảo tồn, lưu giữ các giống gốc dưới dạng mầm trong ống nghiệm phục vụ công tác nhân giống khi thị trường có nhu cầu. Hiện tại, chúng tôi đang thử nghiệm 1.000 cây ra vườn.

Còn chị Nguyễn Thị Hà (cán bộ Phòng Kỹ thuật Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Hà Tĩnh) cho hay, một trong những thành công lớn trong thời gian gần đây là chúng tôi nghiên cứu, ứng dụng thành công công nghệ sản xuất giá thể dinh dưỡng trồng rau, hoa từ bã nấm và phế phẩm nông nghiệp tại hộ gia đình.

Ưu điểm của công nghệ này là đất trồng rau xanh truyền thống sẽ được thay thế bằng một hỗn hợp giá thể mới có nguồn dinh dưỡng hữu cơ thân thiện với môi trường, không có chất độc, không vi sinh vật gây hại, không có thuốc bảo vệ thực vật. Kết quả nghiên cứu đã mở ra một hướng đi mới cho người dân đô thị có nhu cầu tự sản xuất rau sạch hay trồng hoa, cây cảnh các loại…

Kết quả nghiên cứu khoa học của Hà Tĩnh “nở hoa, kết trái”

Công nghệ sản xuất giá thể dinh dưỡng trồng rau, hoa từ bã nấm và phế phẩm nông nghiệp

Thực tế cho thấy, trong những năm gần đây, hầu hết các sản phẩm của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Hà Tĩnh được thương mại hóa cho thấy các đề tài nghiên cứu của Trung tâm ngày càng đi sát nhu cầu thực tế của nhân dân.

Trong đó, một số sản phẩm nổi bật được thương mại hóa, sản xuất đại trà và cung cấp rộng rãi trên thị trường có thể kể đến như: Công nghệ tự động trong sản xuất nước mắm; công nghệ xử lý cung cấp nước sạch phục vụ sinh hoạt; công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi, nước thải y tế; công nghệ xử lý mối, nuôi cấy mô tế bào thực vật; sản xuất đông trùng hạ thảo trong môi trường nhân tạo, công nghệ sản xuất một số sản phẩm trà thảo dược…

Đặc biệt, trong năm 2019, Trung tâm đã mở thêm một số dịch vụ mới như tư vấn, tập huấn đào tạo, xử lý môi trường, chương trình OCOP.

Kết quả nghiên cứu khoa học của Hà Tĩnh “nở hoa, kết trái”

Trung tâm đã làm chủ công nghệ sản xuất một số loại trà gừng, trà vằng và hiện đang nghiên cứu sản xuất trà cà gai leo cung ứng cho thị trường, nhằm nâng cao sức khỏe người dân.

Giám đốc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Dương Thị Ngân cho biết: “Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KH&CN vào các lĩnh vực của đời sống xã hội; phát triển các lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ sinh học, tạo giống mới có năng suất, chất lượng trong sản xuất nông, lâm nghiệp, cung ứng cho nông dân trong tỉnh đưa vào sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao, là những nhiệm vụ trọng tâm mà chúng tôi đã và đang tích cực triển khai thực hiện. Có thể thấy, từ các kết quả nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học, công nghệ đã góp phần khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của tỉnh”.

Bà Ngân cũng thông tin thêm, trước mắt, Trung tâm đang tập trung nghiên cứu xây dựng mô hình sản xuất phân bón chất lượng cao tại Hà Tĩnh. Còn về lâu dài, chúng tôi tiếp tục nghiên cứu, nâng cao chất lượng các chế phẩm sinh học; nghiên cứu thử nghiệm tạo thêm một số chế phẩm mới: chế phẩm bảo vệ thực vật; chế phẩm bổ sung thức ăn chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; chế phẩm bảo quản chế biến.

Ngoài ra, tập trung huy động các nguồn dịch vụ khoa học công nghệ nhằm nâng cao nguồn thu phục vụ hoạt động đơn vị; khai thác thêm dịch vụ tư vấn phát triển sản phẩm OCOP…

Chủ đề Khoa học - kỹ thuật

Đọc thêm

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.