Ông Lê Anh Phương, Giám đốc Đại học Huế bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ trong thời gian ông Phương làm Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế.
Sáng 18/1, Viện KSND TP Huế cho biết, cơ quan này vừa phê chuẩn quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam của Cơ quan CSĐT Công an cùng cấp đối với ông Lê Anh Phương, Giám đốc Đại học Huế để điều tra về hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ.
Trong sáng cùng ngày, các lực lượng của Công an và Viện KSND TP Huế đã có mặt tại trụ sở Đại học Huế (số 3 Lê Lợi, TP Huế) để thực hiện các nhiệm vụ liên quan việc khám xét nơi làm việc của ông Phương.
Được biết, sai phạm của ông Lê Anh Phương xảy ra trong thời gian ông này giữ chức vụ Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế.
Trước đó, ngày 10/1, ông Phương có đơn xin nghỉ ốm gửi cơ quan và các trường đại học thành viên. Ông Phương ủy nhiệm cho ông Bùi Văn Lợi, Phó Giám đốc Đại học Huế điều hành và giải quyết công việc của Đại học Huế trong thời gian này.
Được biết, ông Lê Anh Phương sinh năm 1974, quê tỉnh Quảng Bình. Ông Phương có trình độ Tiến sĩ công nghệ thông tin, được bổ nhiệm chức danh Phó Giáo sư vào năm 2017.
Ông Phương từng giữ chức Phó Bí thư Đảng ủy Đại học Huế, Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm. Tháng 7/2022, ông Lê Anh Phương được Bộ GD&ĐT bổ nhiệm giữ chức vụ Giám đốc Đại học Huế, nhiệm kỳ 2021-2026.
Trước khi bị bắt, ông Lê Anh Phương từng bị gửi đơn tố cáo về những sai phạm trong quản lý điều hành ở thời kỳ ông giữ chức Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế.
Lập khống hồ sơ để hưởng hơn 663 triệu đồng tiền bồi thường giải phóng mặt bằng phục vụ dự án cao tốc Bắc - Nam, nhóm bị cáo ở huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) phải nhận bản án nghiêm minh.
Căn cứ các quy định pháp luật, TAND tỉnh Hà Tĩnh đã tuyên án tử hình 3 bị cáo Vongmounty Maimy, Maikhen Xaiyaphon và Sisonekeo Toy (Lào) về tội “Vận chuyển trái phép chất ma túy”.
Về đêm tại TP Hà Tĩnh, nhiệt độ xuống mức thấp, trời rét song người điều khiển phương tiện vẫn nghiêm túc chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông, cho xe dừng ngay ngắn trước vạch kẻ quy định.
Theo Thông tư số 73/2024/TT-BCA có hiệu lực từ 1/1/2025, Công an xã chỉ được tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trên các tuyến đường xã, đường thôn thuộc địa bàn quản lý.
Ý thức, văn hóa chấp hành pháp luật về giao thông của mỗi người dân được coi là “chìa khóa” trong công tác đảm bảo an toàn, giảm thiểu tai nạn giao thông ở Hà Tĩnh.
Từ ngày 1-14/1/2025, lực lượng Cảnh sát Giao thông toàn quốc đã phát hiện, xử lý trên 174.600 trường hợp vi phạm trật tự, an toàn giao thông; tước quyền sử dụng giấy phép lái xe...
Những biển tuyên truyền, nhắc nhở mức phạt khi vượt đèn đỏ được đặt tại nhiều ngã tư ở Hà Tĩnh góp phần nâng cao ý thức người tham gia giao thông, chấn chỉnh tình trạng vượt đèn đỏ.
Những ngày cao điểm trước Tết, việc trang bị kỹ năng xử lý tình huống và thoát nạn khi xảy ra sự cố cháy nổ tại các trường học được Công an Hà Tĩnh tăng cường triển khai.
Ngoài việc bị đình chỉ hoạt động 4,5 tháng, Viện thẩm mỹ quốc tế VICHY (TP Hà Tĩnh) còn bị xử phạt 25 triệu đồng khi thực hiện dịch vụ chưa được cấp phép.
Dễ dàng mua các tiền chất, tràn lan các video, clip dạy chế tạo pháo nổ đã khiến nhiều học sinh Hà Tĩnh học và làm theo, dẫn đến vi phạm pháp luật, tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ rất lớn.
Theo Nghị định 168, các hành vi vi phạm an toàn giao thông xảy ra trên cao tốc đã được nâng mức phạt lên nhiều lần, trong đó 3 lỗi đặc biệt nguy hiểm có số tiền phạt lên tới 40 triệu đồng.
Chỉ vì cần tiền thỏa mãn nhu cầu cá nhân, Nguyễn Văn Trọng (SN 1989, xã Kỳ Văn, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã bất chấp hậu quả, sa chân vào con đường bất chính…
Quy định mới về xử lý người vi phạm Luật ATGT có hiệu lực thi hành được nhiều người dân đồng tình, tuy nhiên vẫn có một bộ phận cho rằng, mức xử phạt quá nặng.
Cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản gửi Vụ Vận tải, Vụ Pháp Chế (Bộ GTVT) về việc tham gia ý kiến về việc chuyển nhiệm vụ quản lý, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ sang Bộ Công an.
Một người dân ở Cẩm Xuyên tử vong sau va chạm với xe tải; bắt giữ đối tượng gây thương tích cán bộ thôn; buôn bán 900 bao thuốc lá lậu, người đàn ông bị phạt 40 triệu đồng; nhóm đối tượng lừa bán xe máy qua mạng lĩnh án…
Mặc dù nhiều người sử dụng tài khoản mạng xã hội tham gia các hội, nhóm phản động, chống đối do vô tình, hiếu kỳ nhưng đã tạo ra sự “ảo tưởng” về “lực lượng chống đối” cho các cá nhân, tổ chức phản động.
Các nội dung liên quan tới việc tổ chức hội thi “Tổ liên gia an toàn PCCC” đang được lực lượng Công an Hà Tĩnh tập trung tuyên truyền, phổ biến tới các tổ liên gia trên địa bàn.
Lên mạng xã hội Facebook, Zalo rao bán xe máy giá rẻ nhưng không có thật để lừa đảo người dân, 3 bị cáo lĩnh 72 tháng tù giam do TAND huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) tuyên phạt.
Chủ tịch UBND huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) vừa ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 40 triệu đồng đối với 1 cá nhân trên địa bàn do buôn bán thuốc lá nhập lậu.
Từ 1/1/2025, mức phạt lỗi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông (vượt đèn đỏ) theo quy định của Nghị định 168/2024/NĐ-CP sẽ tăng lên gấp từ 3-6 lần so với trước. Đồng tình với mức phạt mới, người dân Hà Tĩnh cũng mong hệ thống đèn đỏ phải chuẩn chỉnh để họ không bị bất ngờ, lỡ nhịp khi tham gia giao thông.
Công an TP Hà Tĩnh xử lý 20 trường hợp lợi dụng việc xuống đường ăn mừng sau khi đội tuyển Việt Nam vô địch ASEAN Cup 2024 để vi phạm luật an toàn giao thông trong tối 5 và rạng sáng 6/1.
Qua tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm trên các tuyến giao thông, CSGT Công an Hà Tĩnh có những đóng góp quan trọng trong phát hiện, đấu tranh, phòng ngừa và ngăn chặn có hiệu quả các loại tội phạm.