Kỳ lạ hòn đảo “tí hon" nhưng có đến cả nghìn cư dân sinh sống

Mặc dù sống trong môi trường chật hẹp đến “nghẹt thở” nhưng cư dân ở đảo vẫn để dành một khoảng trống để xây dựng… quán bar.

Hòn đảo Migingo nằm trên hồ Victoria, gần biên giới của hai nước Kenya và Uganda, đồng thời cách đảo Piramide khoảng 1,8 km về phía Bắc, được mệnh danh là hòn đảo có mật độ dân số dày nhất thế giới.

Kỳ lạ hòn đảo “tí hon nhưng có đến cả nghìn cư dân sinh sống

Hòn đảo 2.000 m2 nhưng lại có đến hơn 1.000 người sinh sống.

Mang danh là đảo, nhưng Migingo chỉ nhỏ bằng một ngôi trường khi có tổng diện tích vỏn vẹn 2.000 m2. Tuy nhiên, hòn đảo này lại được mẹ thiên nhiên ban tặng một lượng thủy sản phong phú và đa dạng.

Kỳ lạ hòn đảo “tí hon nhưng có đến cả nghìn cư dân sinh sống

Chính điều này đã khiến rất nhiều người chuyển đến Migingo để an cư lạc nghiệp, và tính đến năm 2017, dân số tại đây đã tăng lên hơn 1.000 người. Con số này tương đương với việc diện tích bình quân đầu người tại nơi này chỉ khoảng 2m2/người, bằng với kích thước của một phòng vệ sinh thông thường.

Kỳ lạ hòn đảo “tí hon nhưng có đến cả nghìn cư dân sinh sống

Bên cạnh đó, do sở hữu một hệ thực vật rất “nghèo nàn” nên Migingo vốn đã chật còn thêm ngột ngạt hơn. Bởi vì không gian quá hạn hẹp, nên cư dân trên đảo phải xây dựng nhà cửa san sát nhau, họ chủ yếu sống trong những túp lều bằng tôn xập xệ, tạm bợ và công việc chính là đánh bắt thủy sản.

Kỳ lạ hòn đảo “tí hon nhưng có đến cả nghìn cư dân sinh sống

Một quán bar nhỏ tại đảo Migingo

Mặc dù sống trong điều kiện thiếu thốn cả đất đai lẫn vật chất, nhưng người dân nơi đây lại rất “chịu chơi”. Họ có thể dành riêng một khoảng đất trống chỉ để xây dựng quán bar phục vụ đời sống tinh thần, nhưng lại “thả lơ” an ninh khi đảo không có lấy một đồn cảnh sát nào.

Kỳ lạ hòn đảo “tí hon nhưng có đến cả nghìn cư dân sinh sống

Mọi khiếu nại đều phải nhờ đến đồn cảnh sát ở đảo kế bên.

Được biết, đảo Migingo trước đây thuộc lãnh thổ của Kenya, nhưng Uganda lại tố ngư dân ở đây xâm lấn vùng biển của nước này để đánh bắt cá.

Đây chính là nguyên nhân khơi mào xung đột của hai quốc gia và đỉnh điểm là vào năm 2008, một cuộc chiến đã bùng nổ ở châu Phi. Từ đó, căng thẳng giữa hai bên ngày càng gia tăng, chỉ đến năm 2016, Kenya và Uganda mới thực sự nguôi ngoai khi ký thỏa thuận có lợi cho hai bên.

Kỳ lạ hòn đảo “tí hon nhưng có đến cả nghìn cư dân sinh sống

Cư dân trên đảo ngày càng ít đi do lượng thủy sản cạn kiệt

Hiện nay, lượng cá ở quanh đảo Migingo đã vơi dần và cư dân trên đảo đã dần chuyển đến những vùng đất mới, nơi thực phẩm dồi dào và không gian sống thoải mái hơn.

Theo dantri

Đọc thêm

Văn hóa đọc trong thời đại số

Văn hóa đọc trong thời đại số

Có những người vẫn duy trì thói quen đọc truyền thống, nhưng cũng có nhiều người tiếp cận tri thức qua những phương tiện mới. Thay vì đọc sách giấy, họ tìm đến sách điện tử, audiobook...
Podcast truyện ngắn: Mùa trái dầu bay

Podcast truyện ngắn: Mùa trái dầu bay

Gió vẫn thổi. Trái dầu vẫn rơi từ thinh không, xoay tròn hai cánh chạm đất. Trái dầu có hai cánh nhưng gắn liền cùng một bầu. Hồi đó, trận đánh cuối trước giờ giải phóng cũng là mùa dầu bay ngợp trời đất này.
Tự do hay thiếu văn hóa?

Tự do hay thiếu văn hóa?

Những hành động xúc phạm Vua Hùng hay đùa cợt với hình ảnh lãnh tụ Hồ Chí Minh trên mạng xã hội là những hành vi phản cảm, thiếu văn hóa, vô ơn, cần bị lên án và tẩy chay.
Podcast tản văn: Tím mùa hoa cũ

Podcast tản văn: Tím mùa hoa cũ

Và tôi, mỗi năm, lại lớn thêm một chút, lại nhớ thêm một phần - như thể cả ký ức của tôi đều nở mùa hoa xoan cũ…
Podcast truyện ngắn: Những hạt mầm ký ức

Podcast truyện ngắn: Những hạt mầm ký ức

Xa xa, trên con đường mòn sắp được mở rộng, những người nông dân đang trở về nhà từ cánh đồng vừa cày ải. Họ nhìn ra phía đồi chè. Dù chưa ai biết mai này sẽ ra sao, nhưng lúc này, chỉ lúc này thôi, tất cả vẫn còn nguyên vẹn.
Phạm Quỳnh Như - thi sĩ của đồng quê và trẻ nhỏ

Phạm Quỳnh Như - thi sĩ của đồng quê và trẻ nhỏ

Đọc thơ ông đã nhiều nhưng có dịp về thăm ngôi nhà của ông ở thôn Trần Phú, xã Thạch Trị (TP Hà Tĩnh), tôi mới thật sự hiểu vì sao giới văn nghệ Hà Tĩnh gọi Phạm Quỳnh Như là “thi sĩ của đồng quê”.