Về Hà Tĩnh

La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp - Ngời sáng tài năng và nhân cách

Trong những trang sử vàng của dân tộc, La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp (1723-1804) được khắc tạc bằng những đóng góp có giá trị trên nhiều lĩnh vực như giáo dục, chính trị, văn học. Ông được coi là một trong những nhân vật kiệt xuất của thế kỷ XVIII. Đến nay, sau 3 thế kỷ, gia tài mà ông để lại vẫn còn nguyên giá trị.

La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp - Ngời sáng tài năng và nhân cách

Hà Tĩnh vốn nổi danh là miền địa linh nhân kiệt với những dòng họ lắm hiền tài, Nguyễn Thiếp là người được thừa hưởng những tinh hoa của dòng họ Nguyễn nổi tiếng ở đất Can Lộc. Theo nhiều sử liệu, thủy tổ của ông ở Cương Gián (Nghi Xuân), ông nội của ông là cụ Nguyễn Khai lấy vợ lẽ ở làng Nguyệt Ao, tổng Lai Thạch, huyện La Sơn, phủ Đức Quang, sinh con cháu rồi lập chi họ Nguyễn ở đây (nay là thôn Lũy, xã Kim Song Trường, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh). Bố ông là Nguyễn Quang Trạch lấy vợ là con cháu dòng họ Nguyễn nổi tiếng ở làng Trường Lưu xưa. Được mẹ ân cần dạy dỗ, chăm lo việc học, Nguyễn Thiếp đã sớm hấp thu những tinh hoa văn hóa của dòng họ, từ nhỏ đã ham học, ham đọc sách. Năm 19 tuổi, ông được gửi ra Thái Nguyên, ở cùng chú là Tiến sỹ Nguyễn Hành (đang làm Hiến sát sứ Thái Nguyên) để học tập. Không chỉ được chú dạy dỗ, ông còn được chú gửi cho Hoàng giáp Nguyễn Nghiễm (cha của Đại thi hào Nguyễn Du) để học thêm. Có lẽ đây là những năm tháng ông tích lũy được nhiều nhất về kiến thức, hình thành nên tư tưởng, tư duy của một phu tử.

La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp - Ngời sáng tài năng và nhân cách

Đền thờ La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp ngày nay thuộc địa phận thôn Lũy, xã Kim Song Trường (Can Lộc, Hà Tĩnh), quê hương ông. Ảnh: Thiên Vỹ

Nguyễn Thiếp tuy có thi cử và cũng từng giữ những chức quan nhỏ nhưng đó không phải là mục tiêu lớn nhất của ông. Bao trùm lên tên tuổi của ông chính là đạo học sâu xa do chính ông tích lũy, nghiên cứu. Đạo học đó được ông truyền dạy cho nhiều thế hệ học trò, ứng dụng vào trong những kế sách chính trị, quân sự và cả những sáng tác văn chương.

Nguyễn Thiếp đã đỗ thi Hương năm 1743 và sau đó thi Hội đỗ tam trường. Năm 1756, Nguyễn Thiếp ra nhậm chức Huấn đạo ở huyện Anh Đô (nay là Anh Sơn), năm 1762, ông được bổ chức Tri huyện Thanh Chương (Nghệ An). Đây cũng là quãng thời gian ông chứng kiến sự mục ruỗng của triều đình, chán ghét cảnh suy nhược, lộng quyền của vua Lê, chúa Trịnh, ông chọn rời bỏ quan trường, lui về dạy học. Năm 1768, Nguyễn Thiếp xin cáo quan, về lập trại Bùi Phong trên núi Thiên Nhẫn (Nam Đàn, Nghệ An) bắt đầu dạy học. Tuy chỉ dạy học ở vùng đất Hồng Lam nhưng danh tiếng của ông lan truyền khắp cả nước. Ông nổi tiếng là người đạo hạnh thanh cao, có trình độ uyên bác. Cả nước hâm mộ tôn ông là bậc thầy. Ông chủ trương trước học sách tiểu học để bồi đắp lấy gốc, sau học kinh, truyện để biết ngọn ngành; luôn coi trọng thực chất, không coi trọng số lượng; mở rộng ngành sư phạm ra toàn diện cho con cháu toàn dân kể cả con em quan lại triều cũ được phép đi học văn, học võ, thuộc lại ở các trấn cựu triều, đều tùy đâu tiện thì đi học... Tư tưởng và phương pháp giáo dục đó của ông đến nay vẫn còn nguyên giá trị.

La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp - Ngời sáng tài năng và nhân cách

Khu lăng mộ La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp và vợ là bà Đặng Thị Nghi được xây dựng trên núi Bùi Phong (thuộc dãy Thiên Nhẫn) ở xã Nam Kim, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ảnh: Đức Quang

La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp - Ngời sáng tài năng và nhân cách

Hoàng giáp Nguyễn Nghiễm trong một lần trả lời công thần nhà Tây Sơn Trần Văn Kỷ về nhân tài của đất Hoan Châu đã nói: “Đạo học sâu xa thì Lạp Phong cư sỹ, văn phong phép tắc thì Thám hoa Nguyễn Huy Oánh, còn thiếu niên đa tài đa nghệ chỉ có Nguyễn Huy Tự” (Lạp Phong cư sỹ chính là Nguyễn Thiếp). Chính vì cái “đạo học sâu xa” ấy nên dù đã rời xa chốn quan trường nhưng tiếng tăm của ông vẫn còn vang danh. Nguyễn Thiếp vẫn là một nhân tài mà nhiều đời vua chúa muốn trọng dụng. Tuy nhiên, ông chỉ cảm kích tấm chân tình của vua Quang Trung mà nhận lời giúp việc nước. Chính ông là người góp phần to lớn làm nên chiến thắng mùa xuân năm Kỷ Dậu (1789) của vua Quang Trung trước quân xâm lược nhà Thanh (Trung Quốc). Tuy nhiên, điều ông coi trọng nhất vẫn là giáo dục và chính ông, trong những năm tháng đồng hành cùng vua Quang Trung cũng đã đóng góp rất nhiều cho sự nghiệp cải cách giáo dục của nhà Tây Sơn.

La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp - Ngời sáng tài năng và nhân cách

Tượng La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp đặt tại đền thờ ông ở xã Kim Song Trường (Can Lộc). Ảnh: Thiên Vỹ

Tại khoa thi Hương đầu tiên dưới triều đại Quang Trung được tổ chức ở Nghệ An vào năm 1789, Nguyễn Thiếp được cử làm Đề điệu kiêm Chánh Chủ khảo. Năm 1791, vua Quang Trung lại cho mời ông vào Phú Xuân để bàn việc nước. Trong lần gặp này, ông đã dâng lên vua Quang Trung một bản tấu bàn về 3 vấn đề: Một là “Quân đức” (đại ý khuyên vua nên theo đạo Thánh hiền để trị nước); hai là “Dân tâm” (đại ý khuyên vua nên dùng nhân chính để thu phục lòng người) và ba là “Học pháp” (đại ý khuyên vua chăm lo việc giáo dục). Tuy là ba, nhưng chúng có quan hệ mật thiết với nhau và đều lấy quan niệm “dân là gốc nước” làm cơ sở.

La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp - Ngời sáng tài năng và nhân cách

Nguyễn Thiếp viết: “Dân là gốc nước, gốc vững nước mới yên”. Những lời tấu ấy được vua nghe theo. Ngay trong năm 1791, vua Quang Trung đã ban chiếu lập Sùng Chính thư viện, đặt ở Vĩnh Dinh, trên núi Nam Hoa, tỉnh Nghệ An, nơi mà Nguyễn Thiếp đang ở và mời ông làm Viện trưởng. Sau khi lập “Sùng Chính thư viện”, Nguyễn Thiếp đã đề ra những cải cách văn hóa, giáo dục một cách cụ thể, khoa học. Nguyễn Thiếp hết lòng chăm sóc việc dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm để dạy học, phổ biến trong dân chúng thực hiện cải cách giáo dục, đào tạo nhân tài. Công việc của Viện Sùng Chính có ý nghĩa rất lớn đối với việc đặt cơ sở cho công cuộc cải cách giáo dục của nhà Tây Sơn. Công lao lớn nhất của Nguyễn Thiếp là thực hiện chủ trương của vua Quang Trung đề cao chữ Nôm, đưa chữ Nôm trở thành văn tự chính thức của nước ta. Ông đã dịch nhiều bộ sách quan trọng từ chữ Hán sang chữ Nôm, như các bộ: Tiểu học, Tứ thư (gồm 32 tập) và các bộ Kinh thi, Kinh thư, Kinh dịch... sang chữ Nôm để chuẩn bị quy chế mới về học tập và thi cử dưới thời Tây Sơn.

La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp - Ngời sáng tài năng và nhân cách

Di tích nền nhà cũ của La Sơn phu tử trên núi Bùi Phong (xã Nam Kim, Nam Đàn, Nghệ An), đồng thời cũng là Viện Sùng Chính do vua Quang Trung lập nên giao Nguyễn Thiếp làm chủ. Ảnh: Đức Quang

Là người con của vùng đất văn chương khoa bảng, Nguyễn Thiếp cũng sáng tác văn chương, tuy số lượng tác phẩm của ông không nhiều nhưng đây cũng là lĩnh vực ghi dấu tài năng và nhân cách của ông. Theo tác giả Hoàng Xuân Hãn, thơ văn của Nguyễn Thiếp có tập Hạnh Am thi cảo gồm 84 bài chữ Hán. Ngoài ra, Nguyễn Thiếp còn sáng tác tập Hạnh am di văn gồm một số bài văn của ông phúc đáp, cáo từ, tạ ơn... gửi vua Quang Trung. Tác phẩm của Nguyễn Thiếp đã nói lên tâm tư tình cảm của một nho sĩ bất lực trước thời cuộc, không muốn đeo đuổi cuộc sống công danh sự nghiệp trước tình cảnh tranh giành quyền lực của giai cấp thống trị và những cuộc nổi dậy của nông dân. Tuy không nhiều những giá trị mà thơ của ông để lại vẫn được đánh giá là có đóng góp không nhỏ cho dòng văn học Hán, Nôm Việt Nam thế kỷ XVIII.

La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp - Ngời sáng tài năng và nhân cách

Với nhiều giá trị lịch sử văn hóa, năm 1994, đền thờ La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp tại thôn Lũy, xã Kim Song Trường (Can Lộc) được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ VH-TT&DL) xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia. Ảnh: Đức Quang

Trở lại xã Kim Song Trường giữa những ngày quê hương náo nức kỷ niệm 300 năm năm sinh của Nguyễn Thiếp, chúng tôi như cảm nhận được linh khí của miền thổ tú. Tên tuổi những bậc hiền tài như Thám hoa Phan Kính, Thám hoa Nguyễn Huy Oánh, nhà thơ Nguyễn Huy Tự, Nguyễn Huy Hổ, Tiến sĩ thượng thư Dương Trí Trạch, Hoàng giáp Vũ Diệm... lại ngời lên trong tâm trí. Tại Mật thôn xưa, noi gương La Sơn phu tử, đời nối đời, các thế hệ con cháu họ Nguyễn ở đây đều nêu cao việc học, coi trọng đạo lý, yêu nước, thương nòi... Hiện nay, nhiều người đang học tập, công tác trên nhiều lĩnh vực, ở nhiều miền đất nước. Trong đó, nhiều người là giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ, nhà giáo, sĩ quan quân đội, doanh nhân thành đạt... có nhiều đóng góp cho quê hương, đất nước. Hằng năm, trong những dịp lễ tết, họ đều trở về bản quán để tưởng nhớ tiền nhân, để thẩm thấu vào mình linh khí của quê hương, để nuôi lớn những khát vọng dựng xây và phát triển...

Video: Theo dấu chân nhà hiền triết Nguyễn Thiếp.

Ảnh, video: Thiên Vỹ - Đức Quang

thiết kế: huy tùng

Chủ đề Kỷ niệm 300 năm ngày sinh La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp

Đọc thêm

Ngắm diện mạo đôi bờ sông Trí

Ngắm diện mạo đôi bờ sông Trí

Dự án nâng cấp tuyến kè và đường hai bên bờ sông Trí hoàn thành đã mang lại diện mạo đô thị cho phường trung tâm phía Nam Hà Tĩnh.
Thú vị đi chợ cá Cồn Gò một sớm mai hồng

Thú vị đi chợ cá Cồn Gò một sớm mai hồng

Khi bình minh ló rạng, những con thuyền trở về đầy ắp tôm cá sau một chuyến ra khơi, niềm hân hoan hòa cùng tiếng sóng reo vui, dậy cả khu chợ cá Cồn Gò, xã Thiên Cầm (Hà Tĩnh).
Làng Phú Quý trù phú, xanh tươi

Làng Phú Quý trù phú, xanh tươi

Về thôn Phú Quý, xã Đông Kinh, tỉnh Hà Tĩnh. Dạo bước trên những tuyến đường bê tông nhựa rộng rãi, không chỉ cảm nhận được sự bình yên, trù phú mà còn thấy rõ sức sống mới của miền quê trù phú, xanh tươi 
Địa danh hành chính và câu chuyện văn hóa

Địa danh hành chính và câu chuyện văn hóa

Mỗi tên đất, tên làng trên dải đất Việt Nam không chỉ là một danh từ định vị trên bản đồ, mà là một thực thể sống, mang trong mình trầm tích của thời gian, ký ức của bao thế hệ và hồn cốt của cả một vùng văn hóa. Với Hà Tĩnh, mảnh đất “địa linh nhân kiệt”, một thời là phên dậu của đất nước, câu chuyện về địa danh hành chính lại càng trở nên đặc biệt, bởi nó song hành cùng lịch sử đầy biến động.
Tăng sức hút cho du lịch biển Xuân Thành

Tăng sức hút cho du lịch biển Xuân Thành

Biển Xuân Thành, thuộc xã Tiên Điền (Hà Tĩnh) không chỉ cuốn hút bởi vẻ nguyên sơ của sóng xanh, cát trắng, mà còn đang “thay da đổi thịt” từng ngày với diện mạo mới đầy sức sống.
Ẩm thực biển Hà Tĩnh nâng tầm trải nghiệm du lịch

Ẩm thực biển Hà Tĩnh nâng tầm trải nghiệm du lịch

Từ nguồn hải sản phong phú, tươi ngon bậc nhất miền Trung, qua bàn tay khéo léo và sự sáng tạo các đầu bếp tâm huyết, ẩm thực biển Hà Tĩnh đang trở thành “thỏi nam châm” níu chân du khách mỗi mùa hè.
Hồng Lĩnh - mạch nguồn hướng tới tương lai

Hồng Lĩnh - mạch nguồn hướng tới tương lai

Phường Bắc Hồng Lĩnh và Nam Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) sẽ tiếp tục phát huy truyền thống, hiện thực hóa khát vọng xây dựng đô thị văn minh, hiện đại, đáp ứng kỳ vọng của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.
Biển Hà Tĩnh nườm nượp du khách

Biển Hà Tĩnh nườm nượp du khách

Trong 2 ngày nghỉ cuối tuần, các khu, điểm du lịch biển Hà Tĩnh luôn đông nghịt người dân và du khách tìm đến "giải nhiệt", thưởng thức hải sản.
Thắp sáng giá trị gia đình Việt giữa nhịp sống mới

Thắp sáng giá trị gia đình Việt giữa nhịp sống mới

Bằng nhiều cách tiếp cận và truyền tải linh hoạt, ngành VH-TT&DL Hà Tĩnh đang nỗ lực làm mới công tác gia đình, để các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp tiếp tục được khơi dậy và lan tỏa trong cộng đồng.
Biển Xuân Thành ngày càng hấp dẫn du khách

Biển Xuân Thành ngày càng hấp dẫn du khách

Không gian trong lành, dịch vụ du lịch ngày càng hoàn thiện, biển Xuân Thành (Nghi Xuân – Hà Tĩnh) đang trở thành điểm đến hấp dẫn du khách trong những ngày hè sôi động.
Khi ví, giặm "chạy show"…

Khi ví, giặm "chạy show"…

Không còn đơn thuần xuất hiện trên sân khấu hội diễn tuyên truyền, dân ca ví, giặm ở Hà Tĩnh từng bước hiện diện trong các show diễn giải trí, chuyển hóa thành sản phẩm của công nghiệp văn hóa.
Anh Nghĩa làm nhiều việc nghĩa

Anh Nghĩa làm nhiều việc nghĩa

Bằng nhiều việc làm cụ thể, thiết thực như hiến đất mở đường, giúp đỡ người nghèo, tích cực trong các hoạt động của địa phương, anh Trương Quang Nghĩa, thôn Bắc Thượng, xã Thạch Đài (TP Hà Tĩnh) đã góp sức làm cho quê hương thay da đổi thịt.
Đình làng - nơi lưu giữ những giá trị truyền thống

Đình làng - nơi lưu giữ những giá trị truyền thống

Cây đa, bến nước, sân đình là biểu tượng của làng quê trong tâm thức bao thế hệ. Trong đó, đình làng là nơi sinh hoạt văn hóa của cộng đồng, nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống đặc trưng của mỗi làng quê, đang cần được khôi phục và phát huy.
Bí thư chi bộ tâm huyết xây dựng khu dân cư mẫu

Bí thư chi bộ tâm huyết xây dựng khu dân cư mẫu

Tâm huyết, gương mẫu đi đầu và kiên trì vận động người dân là “bí quyết” giúp ông Lê Văn Phẩm - Bí thư Chi bộ thôn Phúc Thuận, xã Thuận Lộc (TX Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) triển khai thực hiện thành công các mục tiêu xây dựng khu dân cư kiểu mẫu.