Chương trình nghệ thuật tại Lễ kỷ niệm 300 năm Ngày sinh La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp đã tạo ấn tượng cùng những cảm xúc trong lòng khán giả về một nhân cách, tài năng của quê hương Hà Tĩnh.
Trong những trang sử vàng của dân tộc, La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp (1723-1804) được khắc tạc bằng những đóng góp có giá trị trên nhiều lĩnh vực như giáo dục, chính trị, văn học. Ông được coi là một trong những nhân vật kiệt xuất của thế kỷ XVIII. Đến nay, sau 3 thế kỷ, gia tài mà ông để lại vẫn còn nguyên giá trị.
Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu của các học giả đi trước, trong bài viết này, chúng tôi tập trung phân tích tính cách đặc thù nổi trội của người xứ Nghệ và sự thể hiện tính cách đó ở La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp (Can Lộc, Hà Tĩnh) thông qua cách ứng xử của ông với những người có quyền lực cao nhất lúc bấy giờ, đặc biệt là với Quang Trung Nguyễn Huệ.
La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp (xã Kim Song Trường, Can Lộc, Hà Tĩnh) được đánh giá là nhà quân sự tài ba, nhà văn hóa, giáo dục kiệt xuất của dân tộc ở thế kỷ 18. Những di sản ông để lại cho hậu thế vẫn còn nguyên giá trị trong đời sống hôm nay.
La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp (1723 - 1804, xã Kim Song Trường, Can Lộc, Hà Tĩnh) là học trò của Xuân Quận công Nguyễn Nghiễm (1708 - 1775) nhưng lại là anh em rể với Toản Quận công Nguyễn Khản (1734 - 1786).
Từ nền móng được tạo dựng qua mối lương duyên giữa Vua Quang Trung và nhà hiền triết Nguyễn Thiếp cách đây hơn 200 năm, đến nay, trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, mối quan hệ giữa Hà Tĩnh và Bình Định ngày càng khăng khít và phát triển.
Công tác chuẩn bị Lễ kỷ niệm 300 năm ngày sinh La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp (1723 - 2023) được các cấp, ngành ở Hà Tĩnh ráo riết thực hiện, sẵn sàng để sự kiện diễn ra thành công.
La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp (xã Kim Song Trường, Can Lộc, Hà Tĩnh) là người học rộng tài cao, trở thành tấm gương sáng về tinh thần học tập và sự tu dưỡng về đạo đức cho hậu thế. Truyền thống quê hương, gia đình, dòng họ có những ảnh hưởng đến cuộc đời và sự nghiệp của ông.
Tượng La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp và danh nhân Đào Tấn được đặt tại công viên Can Lộc (thị trấn Tuy Phước) góp phần giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ, siết chặt thêm nghĩa tình giữa 2 huyện Tuy Phước (Bình Định) và Can Lộc (Hà Tĩnh).
Quê hương Nghệ Tĩnh không những để lại nhiều dấn ấn quan trọng trong cuộc đời, sự nghiệp của Nguyễn Thiếp mà còn hiện hữu trong tấm lòng Phu tử với những áng thơ văn đầy niềm tự hào, yêu quý, suy tư.
Xã Kim Song Trường (Can Lộc - Hà Tĩnh) đang dồn sức thực hiện các nhiệm vụ chính trị - xã hội. Đó là cách người dân trên vùng quê hướng tới kỷ niệm 300 năm ngày sinh La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp.
Trở lại Mật thôn (nay là thôn Lũy, xã Kim Song Trường, Can Lộc, Hà Tĩnh), ngắm vẻ thâm nghiêm của đền thờ La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp, chúng tôi thêm khắc sâu lòng biết ơn đối với những cống hiến to lớn của ông với đất nước.
Nguyễn Thiếp (1723 - 1804) được sinh ra trong một gia đình hiếu học tại làng Mật Thôn, xã Nguyệt Ao, tổng Lai Thạch, huyện La Sơn, phủ Đức Quang (nay thuộc Can Lộc, Hà Tĩnh). Ông là một trong bốn nhân vật được giới học thuật xếp vào hàng phu tử (nhà hiền triết) trong lịch sử dân tộc.
Sáng 18/9, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và UBND huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) đã tổ chức lễ khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo di tích đền thờ La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp tại xã Kim Lộc. Tham dự buổi lễ có Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Võ Hồng Hải, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn.
Sáng 21/2, tại xã Kim Lộc, UBND huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) tổ chức lễ khởi công xây dựng công trình tu bổ, tôn tạo di tích đền thờ La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp.
La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp là một nhà tư tưởng, nhà thơ, học giả nổi tiếng, là vị quân sư tối cao của Hoàng đế Quang Trung. Ðền thờ ông ở xã Kim Lộc (Can Lộc) được Bộ Văn hóa - Thông tin cấp bằng di tích lịch sử cấp quốc gia ngày 20/7/1994. Thế nhưng, sau hơn 20 năm, hiện nay, đền thờ đang xuống cấp trầm trọng.
Nhóm khảo cứu Trung tâm Dữ liệu Di sản Văn hóa thuộc Ban Quản lý Di tích Quốc gia đặc biệt Khu lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du vừa phát hiện Bản Chiếu cầu hiền của vua Cảnh Thịnh (Quang Toản) gửi La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp tại xã Kim Lộc, huyện Can Lộc.
Nơi khúc ruột miền Trung đầy gian khó và rất đỗi thân thương, có một mảnh đất đã hội tụ linh khí ngàn năm và nổi danh trong lịch sử văn hiến nước nhà - đất Hồng Lam. Trên mảnh đất ấy, suốt dọc chiều dài thời gian, biết bao nhiêu người con tài danh, yêu chuộng văn chương khoa bảng, coi trọng đạo học đã làm nên một bản sắc Hà Tĩnh không thể trộn lẫn như: La Sơn Phu tử Nguyên Thiếp, Nguyễn Huy Oánh, Nguyễn Huy Tự, Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Đoàn Tử Quang, Lê Quảng Ý, Lê Quảng Chí, Ngô Xuân Diệu, Cù Huy Cận…