Lấy văn hóa làm điểm tựa xây dựng nông thôn mới

(Baohatinh.vn) - Xã Thạch Châu (huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) luôn quan tâm, chăm lo xây dựng đời sống văn hóa tinh thần và lấy đây làm điểm tựa để xây dựng nông thôn mới.

5-3219.jpg
Việc bảo vệ, phát huy các công trình kiến trúc, các giá trị văn hóa góp phần gìn giữ hồn cốt làng quê truyền thống trong bức tranh NTM kiểu mẫu ở Thạch Châu.

Những ngày này, con cháu trong dòng họ Lê Xuân ở thôn Thanh Tân (xã Thạch Châu) đang háo hức, phấn khởi chuẩn bị các phần việc quan trọng để ngày 22/10 sẽ tổ chức đón nhận bằng di tích lịch sử – văn hóa cấp tỉnh nhà thờ họ Lê Soạn, Lê Tiềm. Đây là một trong những dòng họ có truyền thống hiếu học, khoa bảng, có nhiều bậc hiền nhân yêu nước thương dân. Tiêu biểu trong đó có tướng quân Lê Soạn được vua Dụ Tông ban tước Tụy Trung hầu và người cộng sản kiên trung Lê Tiềm (một trong những thành viên thành lập Đông Dương Cộng sản Liên đoàn - tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam), cũng là người đã thành lập Chi bộ Xuân Gia (nay là Đảng bộ xã Thạch Châu).

Đại tá Lê Xuân Chất - nguyên Thanh tra Bộ Quốc phòng (thành viên Hội đồng Gia tộc họ Lê Xuân) chia sẻ: “Con cháu chúng tôi luôn coi việc bảo tồn, lưu giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dòng họ là cách tưởng nhớ nguồn cội, ghi nhớ công đức của tổ tiên, công lao của các bậc hiền nhân. Đây cũng là động lực tinh thần cho con cháu hôm nay ra sức học tập, lao động, cống hiến để ngày càng trưởng thành, có được cuộc sống tiến bộ và có trách nhiệm trong việc xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp”.

2c-2303.jpg
Con cháu dòng họ Lê Xuân luôn nêu gương các bậc hiền nhân để phấn đấu học tập, rèn luyện, cùng chung tay xây dựng quê hương. (Ảnh tư liệu).

Thạch Châu là vùng đất giàu trầm tích văn hóa, việc duy trì và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống luôn được xem là hồn cốt trong công cuộc xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn. Hiện nay, trên địa bàn xã có di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia nhà thờ họ Phan Huy, 5 di tích cấp tỉnh và hàng chục nhà thờ họ, công trình kiến trúc văn hóa khác đang được chăm lo, bảo tồn, gìn giữ. Mỗi năm, địa phương huy động nguồn xã hội hóa từ 500 – 700 triệu đồng vào việc trùng tu, tôn tạo, sửa chữa các công trình này.

Những công trình này vừa tạo nên những nét chấm phá đặc sắc trong bức tranh NTM nâng cao, vừa là môi trường sinh hoạt tâm linh, giáo dục truyền thống, nuôi dưỡng tinh thần yêu nước, phát huy trách nhiệm với quê hương... của thế hệ trẻ.

dsc-1818-1630.jpg
Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia nhà thờ họ Phan Huy - nơi lưu giữ những vẻ đẹp của cội nguồn, giáo dục cho thế hệ trẻ.

Để đáp ứng yêu cầu sinh hoạt văn hóa của Nhân dân, Thạch Châu đã không ngừng đầu tư công sức, kinh phí, tâm huyết để xây dựng hệ thống cơ sở vật chất văn hóa khang trang, hiện đại.

Theo đó, từ năm 2012 đến nay, bình quân mỗi năm địa phương này huy động khoảng 1,2 tỷ đồng và hàng ngàn ngày công để xây dựng, chỉnh trang khuôn viên các nhà văn hóa thôn, các điểm sinh hoạt cộng đồng. Ngoài ra, trên địa bàn cũng đã xây dựng “Nhà văn hóa cộng đồng - ngôi nhà trí tuệ” hiện đại và nhà thư viện xã khang trang với hơn 3.500 đầu sách phục vụ 200 – 250 lượt bạn đọc. Hơn 1 thập kỷ qua, xã Thạch Châu luôn dẫn đầu toàn huyện về thực hiện tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa (tiêu chí số 6) trong xây dựng NTM.

12-5558.jpg
Nơi sinh hoạt cộng đồng khang trang, sạch đẹp, hiện đại của người dân thôn Hồng Lạc.

Ông Lê Xuân Quyền – Bí thư Chi bộ thôn Hồng Lạc thông tin: Mô hình “Nhà văn hóa cộng đồng – ngôi nhà trí tuệ” của thôn có diện tích hơn 80 m2,tổng mức đầu tư hơn 650 triệu đồng, khánh thành vào tháng 8/2023.

Nhà văn hóa có hơn 2.000 đầu sách các loại, nội dung đa dạng, phong phú cùng đầy đủ bàn ghế, máy tính, máy chiếu, bảng biểu... đã đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu để hướng tới vẻ đẹp chân – thiện – mỹ của người dân trong thôn”.

1235-3388.jpg
Thạch Châu là địa phương đi đầu trong toàn huyện về việc giáo dục truyền thống văn hóa và nuôi dạy con trẻ.

Cùng với đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng thì đời sống tinh thần của người dân trên địa bàn cũng không ngừng được chăm lo, cải thiện.

Chị Phan Thị Bích – công chức văn hóa xã Thạch Châu cho biết: “Để nâng cao chất lượng tiêu chí nổi trội, chúng tôi đang tiếp tục thực hiện tốt việc xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, lễ hội, việc tang; xây dựng quy ước, hương ước; phối hợp tổ chức tập huấn cho người dân về kỹ năng sống và văn hóa ứng xử (tỷ lệ hiện đạt trên 70%, phấn đấu sớm đạt 100%); tăng tỷ lệ cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa (hiện đạt trên 90%).

Đặc biệt, chúng tôi sẽ duy trì hoạt động tốt các mô hình câu lạc bộ văn hóa (dân ca ví, giặm, bình đẳng giới, thơ...) và các câu lạc bộ thể thao (bóng chuyền, dưỡng sinh, bóng bàn, cầu lông...) hiện có để nâng cao đời sống tinh thần cho bà con”.

161-6305.jpg
Bức tranh NTM kiểu mẫu Thạch Châu nổi bật với những điểm nhấn về văn hóa, giáo dục.

Bí thư Đảng ủy xã Thạch Châu Nguyễn Tiến Tám chia sẻ: “Trong hành trình xây dựng NTM của xã nhà, chúng tôi luôn bám sát Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 của BCH Trung ương Đảng về xây dựng và phát triển văn hóa và con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu bền vững đất nước và lựa chọn văn hóa là lĩnh vực nổi trội để xây dựng xã NTM . Đặc biệt, chúng tôi luôn có sự quan tâm đúng mức đối với việc phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội gắn với xây dựng chuẩn mực con người Thạch Châu và nâng cao trình độ dân trí.

Nhờ sự kiên trì vào cuộc, nỗ lực đầu tư, có cách làm sáng tạo nên đến cuối năm 2023, chúng tôi đã đạt chuẩn 8/8 tiêu chí của lĩnh vực văn hóa và hiện nay đang tiếp tục “gia cố” để ngày càng tốt hơn”

Chủ đề Xây dựng nông thôn mới

Đọc thêm

Đối thủ của 'Cám'

Đối thủ của 'Cám'

Loạt phim ra rạp tháng 10 là một bữa tiệc điện ảnh thịnh soạn với đủ hương vị, từ hành động, tình cảm, hài hước cho tới giật gân, kinh dị.
Podcast truyện ngắn: Lối về

Podcast truyện ngắn: Lối về

Tôi bao lần về quê, ngồi dưới chân bà, cảm nhận được hơi trầu ấm từ người bà tỏa ra thơm nồng thế mà bà vẫn mơ hồ khi nhắc nhớ tên từng đứa con đứa cháu...
Podcast tản văn: Ký ức mùa lũ

Podcast tản văn: Ký ức mùa lũ

Có lẽ cũng không hiếm làng quê như làng tôi, mỗi năm ngoài 4 mùa xuân, hạ, thu, đông còn có thêm một mùa - mùa lũ. Những đứa trẻ sinh ra ở làng, lớn lên dẫu bám làng hay thoát ly đều không thể nào quên được ký ức mùa lũ...
Ảnh du lịch đẹp nhất 2024 lần đầu công bố

Ảnh du lịch đẹp nhất 2024 lần đầu công bố

The Independent Photographer công bố những tác phẩm lọt vào vòng chung kết Giải Thưởng Nhiếp Ảnh Du Lịch 2024. Các góc chụp khai thác tốt đề tài con người và mối quan hệ với tự nhiên.
Truyện ngắn: Thương câu ca cổ

Truyện ngắn: Thương câu ca cổ

Hân đẹp, cái đẹp của gái một con, mặn mà, nẩy nở. Đôi mắt lấp lánh, hàng mi cong, đặc biệt là nụ cười tươi duyên, làm biết bao gã đàn ông mê đắm...
Tản văn: Gõ nhẹ cánh cửa mùa...

Tản văn: Gõ nhẹ cánh cửa mùa...

Khi tôi khẽ đẩy cánh cửa, trong một sớm mai để đón chào một ngày mới, hơi lạnh nhẹ len theo màn sương mờ đục phả vào không gian cảm giác se sẽ...
Thành bại của 'Tấm Cám'

Thành bại của 'Tấm Cám'

Nhờ vào thương hiệu đã quá nổi tiếng, những bản chuyển thể/phóng tác của "Tấm Cám" phần lớn đều được đón nhận. Song, nội dung các tác phẩm trên vẫn còn gây tranh luận.
Những vần thơ day dứt sau thiên tai ở miền Bắc

Những vần thơ day dứt sau thiên tai ở miền Bắc

Bão số 3, lũ quét, sạt lở đã gây ra nhiều nỗi đau trên một số tỉnh thành miền Bắc. Cảm tác trước nỗi đau của đồng bào, nhiều tác giả ở Hà Tĩnh đã viết những bài thơ đầy xúc động...
Ký ức đêm hội trăng rằm

Ký ức đêm hội trăng rằm

Với trẻ em Việt Nam nói chung, Hà Tĩnh nói riêng, tết Trung thu luôn là một thế giới rực rỡ, thần tiên. Ký ức mỗi mùa trăng đã nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta lớn lên cùng năm tháng.
Podcast truyện ngắn: Chuột Bún bán bánh

Podcast truyện ngắn: Chuột Bún bán bánh

Những mùa Trung thu, tôi luôn nhận được quà của bà Chuột Bún là những chiếc bánh Trung thu thơm phức. Cũng từ đó, cái tên Chuột Bánh luôn đi liền với tình bạn thời tiểu học của tôi.