Lý do hacker trả lại 600 triệu USD tiền mã hóa

Sau khi xâm nhập và lấy đi lượng lớn tiền mã hóa, hacker bỗng dưng hoàn trả, đồng thời tiết lộ mục đích thật sự của vụ tấn công.

Theo Reuters , tin tặc đứng sau vụ đánh cắp 610 triệu USD tiền mã hóa của Poly Network đã lần lượt trả lại phần lớn tài sản. Hiện chúng chỉ giữ số Ethereum trị giá 33 triệu USD và được “nạn nhân” treo thưởng 500.000 USD để giao trả toàn bộ.

Hôm 11/8, tin tặc bắt đầu trả lại số tiền đã đánh cắp. Một số nhà phân tích blockchain suy đoán chúng cảm thấy khó rửa tiền từ vụ tấn công lớn như vậy. Tuy nhiên, hacker khẳng định họ chỉ “hack cho vui” và không quan tâm đến tiền.

Lý do hacker trả lại 600 triệu USD tiền mã hóa

Hacker tuyên bố chỉ tấn công “cho vui”. Ảnh: Unsplap

“Quá trình giao trả vẫn chưa hoàn tất. Để đảm bảo việc khôi phục tài sản của người dùng một cách an toàn, chúng tôi hy vọng sẽ duy trì liên lạc với Mr. White Hat và truyền tải thông tin chính xác đến công chúng”, Poly Network cho biết trên Twitter.

Nền tảng tài chính phi tập trung (DeFi) này dùng từ “ông Mũ trắng” (Mr. White Hat) khi đề cập đến những hacker gây ra vụ trộm tiền mã hóa lớn nhất lịch sử.

Một người tự nhận đứng sau vụ tấn công cho biết Poly Network đã đề nghị khoản tiền thưởng 500.000 USD để trả phần tài sản còn lại và hứa không truy cứu trách nhiệm. Nhóm hacker phát ngôn thông qua mục hỏi đáp, nhúng trong giao dịch coin.

“Khi phát hiện ra lỗ hổng, tôi có một cảm giác rất khó chịu. Hãy tự hỏi bản thân mình phải làm gì khi đứng trước khối tài sản khổng lồ. Lặng lẽ đề nghị nhà phát triển dự án sửa chữa nó? Ai cũng có thể trở thành kẻ phản bội khi được trao 1 tỷ USD”, đại diện nhóm tấn công cho biết.

Kẻ này khẳng định việc trả lại tài sản của vụ trộm đã được lên kế hoạch ngay từ đầu. Chúng không quan tâm đến tiền và tỏ ra đồng cảm với những nạn nhân. “Tôi biết mọi người rất đau khổ khi bị tấn công. Họ không cần phải trả giá cho bài học này”.

Tom Robinson, chuyên gia nghiên cứu của công ty phân tích blockchain Elliptic, cho biết người viết đoạn hỏi đáp nói trên “chắc chắn” là tin tặc đứng sau cuộc xâm nhập vào Poly Network.

“Các tin nhắn nhúng trong giao dịch được gửi từ tài khoản của hacker. Chỉ có người nắm giữ tài sản bị đánh cắp mới có thể gửi chúng”, Robinson nói với CNBC .

Theo các chuyên gia tiền điện tử, vụ trộm cho thấy rủi ro của nền tảng tài chính phi tập trung. Các DeFi cho phép người dùng thực hiện trao đổi, thường là bằng coin, mà không cần đơn vị kiểm soát truyền thống như ngân hàng hoặc sàn giao dịch.

Theo Zing

Đọc thêm

Cách xóa tất cả lịch sử chat trên ChatGPT

Cách xóa tất cả lịch sử chat trên ChatGPT

Trước đây, để xóa lịch sử trò chuyện trên ChatGPT, bạn phải nhấn vào từng đoạn chat một cách thủ công, vừa mất thời gian lại tốn công sức nếu có nhiều cuộc trò chuyện.
Lý do AI của iPhone tốt hơn Android

Lý do AI của iPhone tốt hơn Android

Nhiều tính năng mới của trí tuệ nhân tạo của Apple hoạt động trên thiết bị hoặc đám mây bảo mật. Đây là lợi thế cạnh tranh so với các thiết bị Android.
Loạt tính năng AI mới của Apple

Loạt tính năng AI mới của Apple

Apple Intelligence sẽ hỗ trợ tiếng Việt vào cuối năm, thêm tính năng dịch trực tiếp, nhận dạng hình ảnh để tìm kiếm hoặc lấy thông tin, tạo hình với ChatGPT.
BlackBerry sắp trở lại

BlackBerry sắp trở lại

Một công ty Trung Quốc muốn hồi sinh mẫu smartphone BlackBerry Classic (Q20) với hệ điều hành Android và trang bị phần cứng hiện đại.
AI có hại cho trẻ em?

AI có hại cho trẻ em?

Trong bối cảnh AI tạo sinh ngày càng dễ tiếp cận, các chuyên gia và phụ huynh cần quan tâm nhiều hơn về tác động của chatbot AI lên tâm lý trẻ em.
Hồi chuông báo động cho Apple

Hồi chuông báo động cho Apple

Sự kết hợp giữa OpenAI, cha đẻ ChatGPT và bậc thầy thiết kế Jony Ive trong việc tạo ra một thế hệ thiết bị AI mới khiến cách tiếp cận của Apple bị đặt dấu hỏi.
iPhone 17 sẽ đắt đến đâu?

iPhone 17 sẽ đắt đến đâu?

Dựa vào chính sách thuế thay đổi liên tục, xu hướng giá của các đời máy trước, iPhone 17 có thể là chiếc iPhone đắt nhất từ trước đến nay.
Viettel đấu giá thành công băng tần 700 MHz

Viettel đấu giá thành công băng tần 700 MHz

Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) vừa đấu giá thành công quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với khối tần B2 – B2’ của băng tần 700MHz trong vòng 15 năm tới.