Mê mẩn cây bạch quả 800 tuổi trải thảm lá vàng vào mùa thu

Thời điểm này trong năm là lúc mà cây bạch quả 800 tuổi nổi tiếng tại Wonju, Gangwon-do, Hàn Quốc trải thảm lá vàng rực rất bắt mắt.

Bạch quả là một trong những loài cây cổ nhất được trồng ở Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc. Ở Hàn Quốc, cây bạch quả được trồng nhiều trên các đường phố vì chúng có màu vàng đẹp mắt vào mùa thu, có khả năng chống lại bệnh bạc lá và côn trùng gây hại cũng như cung cấp bóng râm.

Trong số các cây bạch quả trồng ở Hàn Quốc có một cây bạch quả cổ thụ vô cùng nổi tiếng được trồng ở Bangye-ri, Wonju, Gangwon-do. Cây này ước tính khoảng 800 đến 1.000 năm tuổi. Cây bạch quả cao 35 m và lá cây chuyển vàng rực vào cuối mùa thu.

Mê mẩn cây bạch quả 800 tuổi trải thảm lá vàng vào mùa thu

Cây bạch quả 800 tuổi nổi tiếng Hàn Quốc (ảnh chụp ngày 11/11/2021).

Cây bạch quả đẹp mắt này nằm cách Seoul 130 km về phía đông và là điểm đến yêu thích của du khách vào thời điểm từ tháng 10 tới tháng 11 khi mà toàn bộ lá cây đổi màu vàng rực và trải tấm thảm vàng trên nền đất. Do cây đã lâu đời, một số nhánh cây được hỗ trợ bởi các thanh chống vì chúng đã yếu và có thể dễ dàng bị gãy.

Mê mẩn cây bạch quả 800 tuổi trải thảm lá vàng vào mùa thu

Cây trải thảm lá vàng vào cuối thu (ảnh chụp ngày 11/11/2021).

Nhiều truyền thuyết và câu chuyện khác nhau đã được kể trong làng về cây này. Theo đó, một người đàn ông từ tộc Seongju Lee đã trồng cây bạch quả này và chăm sóc nó rất lâu trước khi rời làng.

Trong một câu chuyện khác, một nhà sư ghé qua ngôi làng khi đang trên đường đến một vùng khác và ông đã để lại cây gậy khi rời làng. Cây gậy đã trở thành cây bạch quả ngày nay. Ngoài ra, vì tin rằng cây là nơi sinh sống của một con rắn trắng, dân làng coi cây là linh thiêng, không nên đụng đến và cho rằng mùa màng sẽ bội thu nếu lá cây chuyển màu vàng đồng loạt vào mùa thu.

Cây bạch quả ở Bangye-ri, Wonju là một cây cổ thụ được người dân địa phương chăm sóc trong nhiều thế kỷ và được tôn sùng như một loài cây thiêng liên quan đến nhiều truyền thuyết và câu chuyện. Cây bạch quả này cũng là một tư liệu quý giá để hiểu về văn hóa dân gian của khu vực. Vì lý do này, nó đã được chỉ định và bảo vệ như một di tích tự nhiên.

Bạch quả xuất hiện lần đầu tiên cách đây hơn 290 triệu năm. Cây được trồng sớm trong lịch sử loài người và hiện vẫn được trồng phổ biến ở nhiều nước Châu Á. Hạt, lá và quả bạch quả - theo truyền thống đã được sử dụng để điều trị các bệnh khác nhau chẳng hạn như chứng mất trí, hen suyễn, viêm phế quản, rối loạn thận và bàng quang.

Theo Dân trí

Đọc thêm

Podcast truyện ngắn: Những hạt mầm ký ức

Podcast truyện ngắn: Những hạt mầm ký ức

Xa xa, trên con đường mòn sắp được mở rộng, những người nông dân đang trở về nhà từ cánh đồng vừa cày ải. Họ nhìn ra phía đồi chè. Dù chưa ai biết mai này sẽ ra sao, nhưng lúc này, chỉ lúc này thôi, tất cả vẫn còn nguyên vẹn.
Phạm Quỳnh Như - thi sĩ của đồng quê và trẻ nhỏ

Phạm Quỳnh Như - thi sĩ của đồng quê và trẻ nhỏ

Đọc thơ ông đã nhiều nhưng có dịp về thăm ngôi nhà của ông ở thôn Trần Phú, xã Thạch Trị (TP Hà Tĩnh), tôi mới thật sự hiểu vì sao giới văn nghệ Hà Tĩnh gọi Phạm Quỳnh Như là “thi sĩ của đồng quê”.
'Địa đạo – Mặt trời trong bóng tối' vượt qua mức doanh thu 45 tỷ đồng

'Địa đạo – Mặt trời trong bóng tối' vượt qua mức doanh thu 45 tỷ đồng

Ra mắt ngày 4/4 tại các rạp trên toàn quốc, bộ phim lịch sử, chiến tranh cách mạng do tư nhân đầu tư vốn “Địa đạo – Mặt trời trong bóng tối” đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của khán giả khắp cả nước. Chỉ sau 2 ngày công chiếu chính thức, 4 ngày chiếu sớm, bộ phim đã vượt qua mức doanh thu 45 tỷ đồng và tiếp tục tăng.
Dạ hội văn nghệ “Hồng Lĩnh tự hào địa linh”

Dạ hội văn nghệ “Hồng Lĩnh tự hào địa linh”

Dạ hội văn nghệ với chủ đề “Hồng Lĩnh tự hào địa linh” để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người dân và du khách về tham dự Đại lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương tại TX Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh).
Ngôi nhà trí tuệ - nơi lan tỏa tinh thần học tập

Ngôi nhà trí tuệ - nơi lan tỏa tinh thần học tập

Trải qua 4 năm triển khai, mô hình "Ngôi nhà trí tuệ" tại Hà Tĩnh đã khẳng định vai trò thúc đẩy phong trào khuyến học và xây dựng xã hội học tập tại các địa phương. Đây là nơi cung cấp nguồn tài liệu, sách báo phong phú đáp ứng nhu cầu học tập của người dân ở mọi lứa tuổi.