Một cuốn sách, hai chàng trai, và những thương yêu đong đầy

Đó là tập tản văn “Yêu thương xa, yêu thương gần” của Lưu Quang Minh và Trần Duy Thành.

mot cuon sach hai chang trai va nhung thuong yeu dong day

Tập tản văn Yêu thương xa, yêu thương gần của 2 tác giả trẻ vừa ra mắt.

Rất nhiều tên tuổi làng văn đã đóng đinh tên mình với Sài Gòn. Vài năm gần đây, Sài Gòn đương đại được gọi tên với tần suất dày đặc ở các tập tản văn/tạp bút. Các cây viết trẻ cày xới Sài Gòn ở nhiều góc nhìn khác nhau. Chỉ cần nhắc tên tựa sách đã thấy… Sài Gòn rồi.

Có thể kể ra, là Sài Gòn bao nhớ, Sài Gòn cứ vội, Sài Gòn mê, Sài Gòn dòng sông tuổi thơ, Sài Gòn thị thành hoang dại, Sài Gòn vẫn hát, Sài Gòn chuyện đời của phố, Tìm nhau giữa Sài Gòn, Chuyện nhỏ Sài Gòn… Vậy nên người viết hồ nghi, liệu còn gì để người ta viết về Sài Gòn nữa không? Để không dẫm chân lên nhau, trùng lặp cảm xúc lên nhau?

Vậy mà vẫn còn. Và còn nhiều. Yêu thương xa, yêu thương gần minh chứng cho điều đó.

Lưu Quang Minh ở Sài Gòn, Trần Duy Thành ở Hà Nội, xa như… hai đầu nỗi nhớ. Viết, như một cơ duyên để cả hai biết nhau, gặp nhau và quyết định cùng ngồi lại viết chung một cuốn sách sẻ chia cảm xúc tuổi trẻ, tình người, tình bạn, tình yêu và cảm xúc sống theo cách nhìn, cách nghĩ của mỗi người.

Nếu như Lưu Quang Minh khá nam tính, đi thẳng vào các vấn đề đời sống, thời sự, những điểm vui chơi giải trí, mua sắm thời thượng của Sài Gòn (Work – Eat – Shop, Bơi giữa ngày mưa, Những giờ kẹt xe, Phố Tây…); thì Trần Duy Thành lại dừng lâu hơn ở những tản văn phảng phất tính “nữ” với đề tài thiên về xúc cảm sâu lắng, tình yêu và nỗi nhớ.

mot cuon sach hai chang trai va nhung thuong yeu dong day

Nhà văn trẻ Lưu Quang Minh.

Người đọc dễ rưng rưng cùng tác giả khi nghe kể về người cậu gần gũi thân thiết thuở nào (Cậu), về câu chuyện tình nhẹ nhàng nảy mầm từ mùa Phục Sinh của hai người trẻ, tha thiết và chân tình (Phục Sinh tâm hồn), hay mùa xuân an lành trong bầu không khí Tết, gương mặt người thân ánh nét cười của niềm vui để cảm giác yêu thương quay về, ấm nồng và gần gụi (Tết là khi ta về với yêu thương)…

Cứ vậy, Sài Gòn ghi dấu vào tản văn của Lưu Quang Minh và Trần Duy Thành bằng những điều gần gụi, bé xinh, bằng những điều khắc khoải mãi còn thương sâu, trọn vẹn những năm tháng thanh xuân nhiệt thành, giàu tin yêu và hi vọng, nhưng cũng không ít những ngày “nổi gió”.

Tuổi trẻ được sống và cảm nhận trong một thành phố như vậy thật đáng sống biết bao. Những con người, những hành động thương yêu, những bài học từ cuộc đời hiện lên lấp lánh theo từng trang viết.

mot cuon sach hai chang trai va nhung thuong yeu dong day

Cây viết đang được chú ý Trần Duy Thành.

Cảm nhận về Yêu thương xa, yêu thương gần, cây viết trẻ với bút danh GreenStar, đồng trang lứa với hai tác giả, cho rằng: “Với ai yêu Sài Gòn, kể hết cảm xúc dành cho nơi này có lẽ sẽ xếp thành một cuốn sách. Yêu thương xa, yêu thương gần chính là một cuốn sách như thế, dành cho những ai đã, đang và sẽ sống ở Sài Gòn.”

Còn tác giả Ánh Mai chia sẻ: “Hai cây bút nâng niu phần đáng yêu nhất của Sài Gòn, như cách những trái tim vẫn dành cho nhau và biến điều đó thành câu chữ để gìn giữ, trân quý. Yêu thương xa, yêu thương gần không chỉ có bóng hình người, mà còn là nhịp đập của một thành phố, nơi người trẻ vẫn không ngừng tìm đến, để được sống và được yêu.”

Như vậy, Yêu thương xa, yêu thương gần, là Lưu Quang Minh và Trần Duy Thành viết cho độc giả, nhưng có thể họ đang viết cho nhau lắm chứ. Một người nhìn từ bên ngoài, một người nhìn từ bên trong, tạo nên cái nhìn vừa bao quát vừa cặn kẽ, vừa đủ rộng lại vừa đủ sâu, về Sài Gòn.

Tác giả Lưu Quang Minh sinh năm 1988 tại TP.HCM. Anh là cử nhân Thiết kế Đồ họa, tác giả của các tập truyện ngắn: Gia tài tuổi 20, Sài Gòn ẩm thực trong tôi, Thực hay mơ, Viết cho người tôi yêu, Những tâm hồn đồng điệu…

Tác giả Trần Duy Thành sinh năm 1995 tại Ninh Bình. Hiện anh đang theo học ngành Tâm lý học, Học viện Quản lý Giáo dục Hà Nội. Anh là tác giả của tập truyện ngắn Say nắng Sài Gòn và có mặt ở một số tập truyện ngắn dành cho giới trẻ.

Theo Zing.vn

Đọc thêm

Podcast tản văn: Nắng xiên khoai

Podcast tản văn: Nắng xiên khoai

Khoai lang không chỉ là món ăn mà là đặc trưng quê hương, gợi nhớ sự tảo tần của mẹ, tình cha, và tuổi thơ lấp lánh không thể quên.
Podcast truyện ngắn: Rừng và em

Podcast truyện ngắn: Rừng và em

Giữa núi rừng bạt ngàn, niềm tin và tình người ấm áp lấp lánh hơn nắng. Đây là câu chuyện thắp sáng ước mơ nơi bản làng, nơi khát vọng vươn lên luôn cháy bỏng.
Podcast truyện ngắn: Nhật ký của một hạt mưa

Podcast truyện ngắn: Nhật ký của một hạt mưa

“Nhật ký của một hạt mưa” của tác giả Anh Đức kể về một thế giới đầy màu sắc qua góc nhìn nhân hóa của hạt mưa với những thông điệp sâu sắc về cuộc sống, tình bạn và sự sẻ chia.
Nỗ lực trao truyền ví, giặm cho thế hệ trẻ

Nỗ lực trao truyền ví, giặm cho thế hệ trẻ

Giữa guồng quay của cuộc sống, có những lớp nghệ nhân ở Hà Tĩnh vẫn thầm lặng cống hiến, gìn giữ tinh hoa nghệ thuật truyền thống. Với họ, đó không chỉ là lòng nhiệt huyết, niềm đam mê mà còn là sứ mệnh giữ lửa, trao truyền các giá trị của di sản quê hương.
"Rệu rã" di tích gần 400 tuổi

"Rệu rã" di tích gần 400 tuổi

Chùa Tịnh Lâm (phường Hà Huy Tập, tỉnh Hà Tĩnh) được xây dựng từ thế kỷ thứ XVII, nay đã xuống cấp nghiêm trọng.
Ươm mầm dân ca ví, giặm

Ươm mầm dân ca ví, giặm

Phát huy vai trò là những hạt nhân trong bảo tồn, gìn giữ di sản, nhiều nghệ nhân trên địa bàn Hà Tĩnh đã tình nguyện tham gia, mở các lớp học miễn phí để truyền dạy dân ca cho các em học sinh.
Podcast bút ký: Làng thợ bạc Nam Trị

Podcast bút ký: Làng thợ bạc Nam Trị

Nâng chén trà miệng bít bạc của các nghệ nhân Nam Trị, tôi lâng lâng nghĩ về quá khứ, nghĩ đến tương lai của cái nghề vàng, nghề bạc. Cái nghề mà ông cha đã một thời đeo đuổi!
Podcast truyện ngắn: Chiếc xe đạp

Podcast truyện ngắn: Chiếc xe đạp

Mỗi người sinh ra đều có một hoàn cảnh riêng, không ai giống ai. Bởi vậy, hãy luôn cùng nhau cố gắng trong mọi hoàn cảnh, để mỗi ngày cảm nhận cuộc sống tươi đẹp hơn.
Podcast truyện ngắn: Lênh đênh đời thúng

Podcast truyện ngắn: Lênh đênh đời thúng

Một già, một trẻ, nương tựa vào nhau mà sống. Bên nhau qua từng mùa biển động. Ngoại không còn đủ sức để vươn ra xa bờ, chỉ còn trông cậy vào chiếc thúng chòng chành...