Nga cung cấp S-300 cho Syria sau vụ "mưa tên lửa" của Mỹ?

Mặc dù khẳng định lực lượng phòng không Syria đã có màn đánh chặn tên lửa xuất sắc trước vụ không kích của Mỹ và đồng minh nhưng quân đội Nga vẫn cân nhắc bán hệ thống tên lửa phòng không S-300 cho nước này.

nga cung cap s 300 cho syria sau vu mua ten lua cua my

Theo Bộ Tổng Tham mưu Nga, 103 tên lửa đã được Mỹ và đồng minh phóng đi để tấn công 3 mục tiêu chính của quân đội Syria ở Damascus và Homs, tuy nhiên 71 tên lửa trong đó đã bị bắn hạ và không có sân bay quân sự nào bị hư hại trong vụ tấn công này.

nga cung cap s 300 cho syria sau vu mua ten lua cua my

Các mục tiêu được Mỹ nhắm đến là các căn cứ quân sự và cơ quan nghiên cứu, nơi được cho là đang tàng trữ vũ khí hóa học. Quân đội Nga không can thiệp vào việc đánh chặn tên lửa, trong khi những vũ khí phòng không của Syria chỉ là những loại mua từ Liên-xô từ 30 năm trước như S-215, S-200 và Buk.

nga cung cap s 300 cho syria sau vu mua ten lua cua my

Bộ Tổng Tham mưu Nga cho biết, họ đã sửa chữa và nâng cấp các hệ thống phòng không của Syria trong suốt hơn một năm qua và sẽ tiếp tục làm điều này.

nga cung cap s 300 cho syria sau vu mua ten lua cua my

“Một vài năm trước, chúng tôi đã từ chối cung cấp hệ thống S-300 cho Syria theo yêu cầu của các đối tác phương Tây. Tuy nhiên, những gì đã diễn ra khiến chúng tôi phải cân nhắc lại vấn đề này, không chỉ là cung cấp cho Syria mà còn cả nhiều quốc gia khác”, đại diện của Bộ Tổng Tham mưu Nga nói về khả năng cung cấp S-300 của quân đội Syria.

nga cung cap s 300 cho syria sau vu mua ten lua cua my

Nga và Syria từng ký thỏa thuận mua bán 4 hệ thống phòng không S-300 từ năm 2010. Mỗi tổ hợp được trang bị 144 tên lửa đánh chặn với giá trị hợp đồng ước tính lên tới 900 triệu USD.

nga cung cap s 300 cho syria sau vu mua ten lua cua my

Tuy nhiên, thỏa thuận này đã bị hủy bỏ vào năm 2013 sau sức ép của phương Tây và Israel.

nga cung cap s 300 cho syria sau vu mua ten lua cua my

Hệ thống tên lửa phòng không S-300 có từ năm 1978, nhưng đã được hiện đại hóa liên tục để trở thành một hệ thống phòng không tiên tiến và vẫn có khả năng đe dọa tốt các máy bay mới nhất hiện nay.

nga cung cap s 300 cho syria sau vu mua ten lua cua my

Hệ thống này có thể đồng thời theo dõi đến 100 mục tiêu và xử lý được từ 12 đến 36 mục tiêu trong số đó. Ở những phiên bản S-300PMU1/2 trở về sau, khả năng của radar được tăng cường, đủ sức theo dõi đến 300 mục tiêu và xử lý cùng lúc tới 72 vật thể bay.

nga cung cap s 300 cho syria sau vu mua ten lua cua my

Các hệ thống phòng không của Syria hiện nay chủ yếu là loại tầm thấp và lỗi thời nên chỉ có thể bảo vệ được một vài địa điểm quan trọng trước những chiến đấu cơ nước ngoài.

nga cung cap s 300 cho syria sau vu mua ten lua cua my

Tuy nhiên, với tầm bắn của S-300, Syria sẽ đủ khả năng ngăn phương Tây thiết lập một vùng cấm bay khi can thiệp quân sự vào nước này như những gì Mỹ đã từng làm ở Libya vào năm 2011

Theo anninhthudo.vn/Sputnik

Đọc thêm

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nước CHDCND Lào làm việc tại Hà Tĩnh

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Lào làm việc tại Hà Tĩnh

Sáng 20/4, đoàn công tác Bộ Quốc phòng Lào do Thứ trưởng - Thượng tướng Vông Khăm Phôm Mạ Kon dẫn đầu có buổi làm việc với lãnh đạo Hà Tĩnh về công tác chuẩn bị cho lễ khai trương bến số 3, Cảng quốc tế Lào - Việt. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Báu Hà tiếp và làm việc với đoàn.
Bồi hồi ký ức tháng 4

Bồi hồi ký ức tháng 4

50 năm trôi qua, tầm vóc, ý nghĩa và những bài học lịch sử của Đại thắng mùa Xuân 1975 vẫn luôn vẹn nguyên giá trị. Đặc biệt, với những người lính trực tiếp tham gia giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đó mãi là ký ức không thể nào quên.
Quân khu 4 - tiền tuyến kiên cường, hậu phương vững chắc

Quân khu 4 - tiền tuyến kiên cường, hậu phương vững chắc

Tại hội thảo "Quân khu 4 - Tiền tuyến kiên cường, hậu phương vững chắc", đại biểu Hà Tĩnh đã trình bày tham luận "Phát huy kinh nghiệm xây dựng hậu phương, chi viện tiền tuyến, đưa Hà Tĩnh trở thành tỉnh khá của cả nước".
Sắp xếp tổ chức quân sự địa phương đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới

Sắp xếp tổ chức quân sự địa phương đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới

Ngày 2/4, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương lần thứ 13, xem xét, cho ý kiến vào Đề án về tổ chức quân sự địa phương “tinh, gọn, mạnh” đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Quốc phòng, điều hành hội nghị.