Ngày Nyepi vào tháng Ba hằng năm, người dân Bali không nói chuyện với nhau, dừng mọi hoạt động và dành toàn thời gian cầu nguyện trong im lặng.
Năm nay, Nyepi rơi vào 22/3, là ngày im lặng - một lễ kỷ niệm của người Bali, Indonesia. Ngày này được tổ chức mỗi dịp Isawarsa (năm mới của người Saka), theo lịch của người Bali. Nyepi bắt đầu từ 6h, kết thúc vào 6h sáng hôm sau. Thời gian này dành riêng cho việc tự suy ngẫm nên bất kỳ điều gì có thể cản trở hành động đó đều bị hạn chế.
Một số hoạt động bị cấm như: đốt lửa; đèn điện phải chỉnh, bật ở mức thấp; không làm việc; không giải trí; không du lịch; không nói chuyện và một số người sẽ không ăn gì vào ngày này. Do đó, những con phố nhộn nhịp ở Bali trở nên vắng tanh không bóng người vào lễ Nyepi. Những người được nhìn thấy ngoài đường thường là pecalang - cảnh sát Nyepi hay nhân viên an ninh tuần tra trên phố - nhằm đảm bảo các lệnh cấm được tuân thủ.
Đường phố Bali vào ngày Nyepi
Tuy Nyepi là ngày lễ của người theo đạo Hindu, nhưng cư dân và khách du lịch không theo đạo cũng phải tuân thủ các quy định khi đến Bali. Du khách có thể tự do làm mọi thứ trong khách sạn nhưng không được phép ra bãi biển hay đường phố vui chơi, ngoại trừ các trường hợp khẩn cấp. Dù vậy, trải nghiệm ngày Nyepi là một trong những điều thú vị ở “thiên đường du lịch” mà hiếm nơi nào có.
Trước ngày Nyepi là nghi lễ Melasti kéo dài ba ngày. Người dân trên đảo mặc đồ truyền thống, mang lễ vật đến các ngôi đền gần biển để thực hiện nghi thức thanh tẩy, gột rửa tội lỗi trong năm cũ, đồng thời lấy nước thiêng từ biển mang về. Sau đó là loạt nghi lễ cúng tế cầu bình an. Đặc biệt, nghi lễ Pengrupukan lúc hoàng hôn được tổ chức trước hiên nhà. Người ta đập xoong nồi, ống tre tạo tiếng động ồn ào, náo nhiệt và đốt đuốt lá dừa khô để xua đuổi ma quỷ. Trước “ngày im lặng” một hôm, người dân Bali tổ chức diễu hành rước tượng quỷ Ogoh-ogoh khắp phố.
Người dân rước tượng Ogoh-ogoh vào dịp Nyepi ở Bali.
Tượng Ogoh-ogoh thường được làm bằng vải, tre, xốp... nhiều kích cỡ, hình dạng ấn tượng. Sau khi diễu hành, người ta sẽ đốt tượng tại nghĩa trang hoặc trưng bày tượng lớn trong các hội trường. Đôi khi, những bức tượng đẹp sẽ được trưng bày trong bảo tàng hoặc bán cho các nhà sưu tập. Nơi tốt nhất để xem diễu hành Ogoh-ogoh là dọc các bãi biển Kuta, Seminyak, Nusa Dua và Sanur.
Sau Nyepi là ngày Ngembak Geni (ngày Thắp lửa), được tổ chức như một ngày đầu năm mới ở Bali. Người dân được phép đốt lửa và sử dụng điện trở lại. Đây là lúc những người theo đạo Hindu ở Bali đến thăm gia đình, hàng xóm, tụ tập bạn bè để cùng thực hiện một số nghi lễ tôn giáo. Còn thanh niên ở làng Sesetan (Nam Bali) có nghi lễ Omed-omedan (Nghi lễ hôn) để chào mừng, cầu nguyện năm mới may mắn.
Việc “cày” phim xuyên đêm đã trở thành thói quen của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Tuy nhiên, đằng sau thú vui ấy là những hệ lụy khôn lường cho sức khỏe thể chất và tinh thần.
Đồng diễn dân vũ, diễu hành với áo dài và Giải Pickleball nữ toàn tỉnh 2025 là những hoạt động sẽ được Hội LHPN Hà Tĩnh tổ chức nhằm chào mừng các ngày lễ lớn và Quốc tế phụ nữ.
“Captain America: Brave New World” nhận nhiều phản hồi tích cực sau buổi chiếu sớm. Phim được kỳ vọng làm bùng nổ phòng vé toàn cầu sau những tuần đầu năm ảm đạm.
Sau 5 ngày ra mắt và dẫn đầu top phim ăn khách toàn quốc mùa Tết 2025, "Đèn âm hồn" cũng đã gây "sốt" phòng vé Hà Tĩnh. Tuy nhiên, với nhiều khán giả, tác phẩm chưa như kỳ vọng.
Chuyên gia nghiên cứu về lịch cho rằng, mốc thời gian năm Mậu Thân 2148 được cho có nhuận 2 tháng Giêng là quá xa. Việc tính toán trải dài trăm năm khó chính xác do vòng quay Trái Đất không ổn định.
Để tỏ lòng thành kính vị vua lãnh đạo Nhân dân chống lại quân xâm lược nhà Đường, lễ giỗ Vua Mai đã được tổ chức trọng thể, linh thiêng, ý nghĩa ở xã Mai Phụ, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh)
Những ngày đầu xuân mới, cao nguyên Mộc Châu khoác lên mình màu trắng tinh khôi của bạt ngàn hoa mận, báo hiệu mùa xuân về. Với hơn 3.200 ha mận trải rộng khắp các triền đồi, Mộc Châu trở thành vùng trồng mận hậu lớn nhất của cả nước. Trong dịp này, du khách từ khắp mọi miền tìm về để chiêm ngưỡng, ngắm nhìn và lưu lại những hình ảnh với hoa mận trắng muốt, tinh khôi.
Dân ca Quan họ Bắc Ninh lời cổ: Dọn quán bán hàng. Phối khí: NSƯT Mạnh Thắng. Đoàn nghệ thuật tỉnh Bắc Ninh biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Cầm chiếc bánh buộc lạt vuông vức do chính tay Thàn gói, đôi mắt mẹ bỗng chùng xuống, cảm giác nghẹn ngào cứ thế dâng lên. Bao lâu rồi nhà mới gói bánh chưng, hình như khoảnh khắc này mùa xuân mới về thật rồi đấy...
Lễ cầu quốc thái dân tại chùa Trường Ninh (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) nhằm hướng lòng thành kính, nguyện cầu cho đất nước hưng thịnh, Nhân dân an lạc, mưa thuận gió hòa.
Nhà thờ Nguyễn tộc đại tôn (xã Kỳ Phú, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) là nơi thờ phụng, lưu giữ các bản thần sắc, cổ tự về hai vị danh thần Nguyễn Văn Nhu, Nguyễn Trọng Thường.
Dân ca Quan họ Bắc Ninh lời cổ: Ngồi tựa song đào. Phối khí: NS Lưu Ngọc. Đoàn nghệ thuật tỉnh Bắc Ninh biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Lễ khai ấn đầu xuân Ất Tỵ là một trong những hoạt động quan trọng của Khu di tích lịch sử văn hoá Đại Hùng (TX Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) cầu quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa.
Những ngày đầu năm mới 2025, tác phẩm Hoa tiên của Nguyễn Huy Tự (1743-1790) được tái bản nhằm chuẩn bị cho sự kiện tưởng niệm 235 năm Ngày mất của danh nhân - tháng 9/2025.
Để có những cảnh quay chân thực của phim "Mưa đỏ", Điện ảnh Quân đội nhân dân đã dựng cả phim trường Thành cổ Quảng Trị với những bối cảnh hoàng tráng, công phu.
Dân ca Quan họ Bắc Ninh lời cổ: Trầu cau Quan họ - Người ở đừng về. Sáng tác: Cố NS Đức Miêng; Phối khí: Trần Minh, Đào Anh Tuấn. Đoàn nghệ thuật tỉnh Bắc Ninh biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Hình ảnh trong thơ của người lính trẻ Trần Việt Hoàng (quê Can Lộc, Hà Tĩnh) chứa đựng nhiều yếu tố nổi bật mà tinh tế, không đơn thuần miêu tả mà được đẩy lên thành biểu tượng sâu sắc.
Chương trình nghệ thuật do Sở VH-TT&DL Hà Tĩnh chỉ đạo tổ chức là những lời ca tiếng hát mừng đất nước đổi mới, mừng Đảng quang vinh, mừng Xuân Ất Tỵ 2025.
Trong ngày khai hội, chùa Hương Tích (Can Lộc, Hà Tĩnh) đã đón hơn 8.000 lượt người dân, du khách về tham gia các hoạt động và tham quan, vãn cảnh, dâng hương.
Thông báo ngày 2/2 của ban tổ chức cho biết, lễ hội đã khai mạc từ ngày 11/1 tại Hwacheon - thị trấn miền núi xa xôi thuộc tỉnh Gangwon của Hàn Quốc.
Dân ca Quan họ Bắc Ninh lời cổ: "Năm liệu bảy lo", do đoàn nghệ thuật tỉnh Bắc Ninh biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Năm 2024, Taylor Swift khép lại chuyến lưu diễn kéo dài gần 2 năm vòng quanh thế giới đạt doanh thu gần 2 tỷ USD. Đây là con số trong mơ với một nghệ sĩ biểu diễn trong thời kỳ kinh tế khó khăn.
Tiết mục hát xoan Phú Thọ "Mó cá" do các nghệ nhân dân gian phường xoan An Khái (Kim Đức, Phú Thọ) biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Tiết mục múa độc lập: Bên khung dệt. Biểu diễn: Tốp múa nữ. Đoàn nghệ thuật Nam Tây Nguyên tỉnh Lâm Đồng biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Các hoạt động sôi nổi nhân dịp đầu xuân tại Đình Hoa Vân Hải (Nghi Xuân - Hà Tĩnh) nhằm thắt chặt tình làng xóm, động viên các tầng lớp nhân dân tích cực thi đua lao động sản xuất.
Tiết mục hát xoan Phú Thọ "Hát ru mời rượu" do các nghệ nhân dân gian phường Xoan An Khái, Kim Đức, Phú Thọ biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.