Người dân vùng “rốn lũ” Vũ Quang bất an vì nước nhiễm phèn

(Baohatinh.vn) - Hơn 200 hộ dân ở thôn 1, 2 của xã Đức Bồng (Vũ Quang, Hà Tĩnh) đang phải sống trong tình cảnh “khát” nước sạch trầm trọng do nguồn nước giếng bị nhiễm phèn.

bqbht_br_img-4597-copy.jpg
bqbht_br_img-4599-copy.jpg
Ông Nguyễn Quang Trung lo lắng bên bể nước nhiễm phèn của gia đình.

Chỉ tay vào bể nước vàng khè, ông Nguyễn Quang Trung (thôn 1, xã Đức Bồng) cho biết: "Lâu nay, nước giếng khoan của gia đình bị nhiễm phèn vàng như nghệ. Để có thể sử dụng, tôi phải đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước như: bể lắng, bể lọc... với chi phí hơn 5 triệu đồng. Tuy nhiên, do nguồn nước bị nhiễm phèn nên hệ thống xử lý bị hư hỏng thường xuyên”.

bqbht_br_img-4596-copy.jpg
Khu vực bể chứa của gia đình ông Trung chuyển màu do nguồn nước bị nhiễm phèn.

Theo ông Trung, dù đã qua xử lý nhưng nguồn nước ở đây vẫn đục, có mùi hôi khó chịu. “Không có nước sạch nên hằng ngày gia đình vẫn phải sử dụng nguồn nước nhiễm phèn để sinh hoạt. Người lớn thì còn đỡ chứ nhìn mấy đứa nhỏ phải dùng nước bẩn như thế, chúng tôi lo lắm. Dù biết sử dụng nguồn nước như vậy trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và dễ phát sinh bệnh tật, nhưng chúng tôi không có sự lựa chọn nào khác” - ông Trung phản ánh.

bqbht_br_img-4598-copy.jpg
Có nước sạch để dùng là mong muốn của ông Bính và nhiều người dân ở thôn 2.

Tình trạng nước bị nhiễm phèn không chỉ xảy ra ở thôn 1, hơn 10 năm nay, người dân tại thôn 2 (xã Đức Bồng) cũng phải sống trong cảnh "khát" nước sạch. Việc sử dụng nguồn nước bị nhiễm phèn, không đảm bảo vệ sinh đã trở thành nỗi lo lắng của nhiều người dân nơi đây.

Ông Lê Xuân Bính (thôn 2, xã Đức Bồng) cho biết, nước của gia đình khi bơm lên có màu đục và có mùi hôi, đổ vào chậu một lát sau sẽ có lớp phèn bám dưới đáy. Để có nước, ông đã đầu tư máy lọc song độ phèn vẫn khá cao.

“Biết rằng khi sử dụng nguồn nước này sẽ không đảm bảo sức khoẻ nhưng với tình hình chưa có nước sạch như hiện tại, chúng tôi đành chấp nhận sống chung” - ông Bính cho biết.

bqbht_br_img-4595-copy.jpg
bqbht_br_img-4594-copy.jpg
Dù đã lọc nhưng nguồn nước của gia đình chị Nguyễn Thị Hoài (thôn 2) vẫn đục, có váng và mùi hôi.

Đang lấy nước từ thùng dự trữ nước mưa để nấu cơm, chị Nguyễn Thị Hoài (người dân thôn 2) cho biết: “Mùa này, chúng tôi thường tranh thủ hứng thêm nước mưa để sử dụng, tuy nhiên, đó cũng chỉ là giải pháp mang tính tạm thời. Bà con trên địa bàn đã nhiều lần kiến nghị tới các cấp về việc nguồn nước bị nhiễm phèn. Dù vậy, đến nay vẫn chưa được khắc phục. Về lâu dài, chúng tôi rất mong được xây dựng nhà máy nước sạch để bà con ổn định cuộc sống”.

bqbht_br_img-4592-copy.jpg
Do nguồn nước của gia đình bị nhiễm phèn nặng nên 9 hộ xung quanh phải sử dụng nguồn nước tại nhà bà Lê Thị Tịnh.

Theo tìm hiểu của phóng viên, để đảm bảo sức khoẻ, một số hộ dân trên địa bàn thôn 2 (xã Đức Bồng) đã khảo sát, lựa chọn khu vực có nguồn nước nhiễm phèn nhẹ hơn để cùng sử dụng.

Đứng cạnh giếng khơi với 9 cái máy bơm được đặt trên nắp, bà Lê Thị Tịnh cho biết: “So với những hộ khác trong thôn, giếng nước của gia đình tôi đỡ phèn hơn. Chia sẻ với bà con, tôi đã cho 9 hộ xung quanh đến lắp đặt máy bơm và đường ống để dẫn nước về nhà. Về mùa mưa còn có đủ nước để sử dụng chứ mùa nắng thì rất bất tiện. Việc chính quyền các cấp sớm đầu tư xây dựng nhà máy nước sạch là điều rất cần thiết, đáp ứng niềm mong mỏi của bà con”.

bqbht_br_img-4600-copy.jpg
Nhiều hộ dân sử dụng nước mưa để sinh hoạt.

Trao đổi với phóng viên, Bí thư Đảng ủy xã Đức Bồng Nguyễn Ngọc Hoán xác nhận tình trạng nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn thôn 1, 2 bị nhiễm phèn đã kéo dài hơn 10 năm nay, với hơn 200 hộ (gần 800 nhân khẩu) bị ảnh hưởng. Người dân cũng như chính quyền địa phương đã phản ánh thực trạng này tới các cấp có thẩm quyền thông qua các đợt tiếp xúc cử tri.

“UBND xã đã khuyến cáo người dân xây bể lọc hoặc mua nước bình sử dụng, nhưng đời sống người dân còn khó khăn nên việc đầu tư rất khó. Trong điều kiện hạn hẹp, địa phương rất mong các cấp quan tâm, sớm xây dựng nhà máy nước sạch như nguyện vọng của bà con nhằm đảm bảo cuộc sống và giúp địa phương hoàn thiện tiêu chí nước sạch trong xây dựng NTM nâng cao” - ông Hoán bày tỏ.

Video: Người dân thôn 1, 2 (xã Đức Bồng, Vũ Quang) sử dụng nguồn nước nhiễm phèn để sinh hoạt.

Chủ đề An sinh xã hội

Đọc thêm

Rửa rau sống thế nào cho sạch?

Rửa rau sống thế nào cho sạch?

Hầu hết, rau củ sau khi thu hoạch và bày bán đều phải trải qua khâu sơ chế. Tuy nhiên, người dân cần sơ chế lại để đảm bảo an toàn.
Nên dùng tăm tre hay chỉ nha khoa?

Nên dùng tăm tre hay chỉ nha khoa?

Tăm tre và chỉ nha khoa đều là dụng cụ giúp làm sạch và loại bỏ thức ăn thừa trên răng. Vậy ưu nhược điểm của chúng là gì và loại nào tốt hơn?
Check - in không gian tết cổ truyền ở đâu?

Check - in không gian tết cổ truyền ở đâu?

Nhiều quán cà phê ở TP Hà Tĩnh được trang trí với những chiếc đèn lồng, hoa đào, hoa mai... nhằm tạo không gian ấm cúng, gần gũi, mang đến không khí Tết sớm phục vụ khách hàng.
Cảnh giác chấn thương cổ chân khi chơi pickleball

Cảnh giác chấn thương cổ chân khi chơi pickleball

Cổ chân là vùng chuyển tiếp giữa trục thẳng đứng của đùi và cẳng chân với trục ngang của bàn chân. Cấu tạo của cổ chân gồm nhiều xương nhỏ nối với nhau bởi các khớp và dây chằng. Do đó khi chơi pickleball, tăng phạm vi chuyển động của chân thì rất dễ bị chấn thương.
Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Theo các bác sỹ, cảm cúm và cảm lạnh là hai bệnh lý khác nhau, tuy nhiên lại có những triệu chứng tương đồng nên rất nhiều người nhầm lẫn.