“Người thầy đầu tiên” gieo niềm tin về nhân cách, nghị lực

Câu chuyện mãi khắc sâu trong đáy lòng tôi rằng tình thầy trò là tình cảm rất cao quý, rất thiêng liêng, rằng tình thầy trò thật đẹp, thật ấm áp và gần gũi.

Hồi nhỏ, tôi may mắn được đọc mấy cuốn sách quý, những cuốn sách đã thay đổi tư duy, cách sống và cả cuộc đời của tôi. Nếu cuốn Hai vạn dặm dưới biển đã gieo vào tôi, một cậu bé quê mùa ở xã Đông Hòa, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình, ước mơ và quyết tâm khám phá bầu trời rộng lớn, khám phá thế giới bao la, quyết bay cao, bay xa, vượt khỏi lũy tre làng thì cuốn Người thầy đầu tiên (tác giả Aitmatov) đã khắc sâu vào tâm trí tôi lòng biết ơn vô hạn đối với các thầy giáo, cô giáo.

Người thầy phụng sự hết mình

Thầy Đuysen trong cuốn sách Người thầy đầu tiên đã phụng sự hết mình, đã hy sinh tất cả để cho ước mơ của trò An-tư-nai vượt lên, vươn lên, để sau này trở thành viện sĩ. Câu chuyện tạo ra sực xúc động rất lớn trong tôi. Hình ảnh hai thầy trò cứ nằm mãi trong tâm tôi ngay từ khi đọc lần đầu tiên. Tôi phát nguyện học tập tấm gương của cả thầy Đuysen và trò An-tư-nai. Bởi kết quả của sự cố gắng và nỗ lực hết mình của cả thầy lẫn trò nằm trên mọi mong đợi và sự tưởng tượng của bất cứ ai, trong đó có tôi.

Ngay từ khi đọc sách, thầy Đuysen đã thành mẫu người mơ ước của tôi hồi nhỏ. Tôi (và có lẽ tất cả chúng ta trong thời nay) rất cần những thầy giáo Đuysen để gieo những ước mơ, để chăm sóc những hy vọng, để vung trồng những ý chí và tưới tắm những quyết tâm để bứt phá và lột xác, để lột xác thật nhiều học trò như An-tư-nai.

“Người thầy đầu tiên” gieo niềm tin về nhân cách, nghị lực

Hình ảnh hai cây phong trong Người thầy đầu tiên khắc sâu vào tâm khảm nhiều bạn đọc Việt.

Có lẽ nhờ đọc Người thầy đầu tiên mà tôi đã quyết tâm cao độ và năm 1979 đã đỗ vào trường cấp 3 Chuyên ngoại ngữ, Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội. Chuyện xảy ra cách đây đúng 40 năm. Để rồi ở ngôi trường đặc biệt này tôi không chỉ có một “người thầy đầu tiên” như cô Việt, thầy Canh, cô Chung, thầy Hoạt, cô Chi, thầy Cầu, và bao thầy cô khác.

Có lẽ cũng nhờ gieo vào tâm mình mong muốn khát khao, mong muốn cháy bỏng, mong muốn sục sôi, mong muốn cụ thể rõ ràng thông qua câu chuyện của thầy Đuysen và cô học trò An-tư-nai mà tôi đã từ một cậu bé học lực yếu của kỳ 1 lớp 8 (có 2 môn dưới điểm trung bình, suýt bị đuổi học) đã thi đại học đạt 24.5 điểm, thừa điểm để nhận học bổng sang học. Để rồi ở đây, tôi đã gặp những thầy Đuysen khác, người Liên Xô, trên đất nước Liên Xô của thời đó. Tôi đã đọc bản tiếng Nga của cuốn sách đặc biệt này ngay trong năm đầu tiên ở nước Nga.

Từ ngày đọc cuốn sách Người thầy đầu tiên đến nay, trong tâm khảm tôi vẫn hiện nguyên hình thầy Đuyssen không chỉ là một người thầy giáo tuyệt vời mà còn thật sự là một người cha, người anh, người bạn vô cùng đáng yêu và đáng kính. Câu chuyện mãi khắc sâu trong đáy lòng tôi rằng tình thầy trò là tình cảm rất cao quý, rất thiêng liêng, rằng tình thầy trò thật đẹp, thật ấm áp và gần gũi.

Cuộc đời dẫn dắt thế nào mà từ những năm 2000 tôi lại trở thành thầy giáo. Thật tình cờ. Thật lạ. Nhưng có lẽ cũng chẳng tình cờ đâu mà do cuốn sách Người thầy đầu tiên đã gieo vào tâm tôi hình ảnh tốt lành của người thầy đầu tiên và có lẽ vũ trụ muốn trao cho tôi sứ mệnh người thầy ngay từ những ngày tháng đầu tiên của thế kỷ 21.

Từ đó đến nay, qua các lớp học, các khóa đào tạo, may thay, tôi cũng đã có hàng trăm học trò. Tôi đã thực sự phụng sự hết mình. Tôi đã truyền cảm hứng cho biết bao thế hệ học trò. Tôi đã thành tâm truyền lửa cho các em. Tôi đã luôn lấy những đức tính tuyệt vời, lấy tình yêu thương và tấm lòng cao cả của thầy Đuysen để giảng bài, để chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm, để dạy dỗ các học trò của mình. Tuyệt vời vô cùng.

Đến bất cứ đâu thấy cây phong, tôi lại nhớ về “Người thầy đầu tiên”

Đến giờ phút này tôi vẫn nhớ hình ảnh hai cây phong cao lớn được trồng cạnh nhau trên một ngọn đồi lộng gió. Tôi chắc sẽ chẳng bao giờ quên hình ảnh được khắc sâu trong tác phẩm Người thầy đầu tiên về 2 thầy trò Đuyssen và An-tư-nai. Tôi nhớ rằng khi sang đến Matxcova tôi đã đi tìm ngay cây phong. Tôi yêu cây phong từ ngày đó đến mãi bây giờ. Cây phong luôn là một cây đẹp, một cây biểu tượng tuyệt vời trong tôi. Sau này, mỗi khi đến bất cứ quốc gia nào thấy cây phong, tôi lại ngắm nhìn khôn nguôi và nhớ về Người thầy đầu tiên .

“Người thầy đầu tiên” gieo niềm tin về nhân cách, nghị lực

Sách Người thầy đầu tiên bản đặc biệt với bìa đũi thêu phát hành dịp 20/11.

Ngay cả lúc này ngồi đây, tôi vẫn thấy mình là một phần hiện thân của cô học trò An-tư-nai. Những khó khăn, gian khổ, với thời tiết khắc nghiệt đã không làm cho thầy trò An-tư-nai nhụt chí. Tôi cũng đã học theo tấm gương đó. Nghị lực phi thường, niềm tin sắt đá đã giúp cho những nhân cách lớn tỏa sáng. Và tôi cũng đã học theo, bắt chước theo, dù chỉ mới đạt được một phần rất nhỏ câu chuyện trong Người thầy đầu tiên .

Phải nói thật rằng, có những đoạn trong Người thầy đầu tiên tôi đã thuộc lòng và vẫn nhớ như nguyên dù mấy chục năm đã trôi qua. Những động viên tinh thần thiêng liêng vô giá mà người thầy đặc biệt này đã dành cho học trò yêu quý vẫn đang ngự trị trong tâm tôi.

“An-tư-nai, bây giờ thầy với em cùng làm chung một việc. Hai cây phong này thầy mang về cho em đấy. Chúng ta sẽ cùng trồng. Và trong khi chúng lớn lên, ngày một thêm sức sống, em cũng sẽ trưởng thành, em sẽ là một người tốt. Em có một tâm hồn đẹp và một đầu óc ham học. Thầy bao giờ cũng nghĩ rằng em sẽ trở thành người thành đạt”.

Chúng tôi quyết định tái bản cuốn sách đặc biệt Người thầy đầu tiên để chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 năm nay, ngày mà trong suốt 12 năm nay chúng tôi đặt cho một cái tên mới rất ý nghĩa nghĩa “Tết thầy trò”. 20 tháng 11 phải là tết của cả thầy lẫn trò, của tất cả những người thầy Đuyssen và tất cả các trò An-tư-nai. Cuốn sách này chúng tôi muốn dâng lên để kính tặng những thầy giáo cô giáo kính yêu của chúng ta, người đã có công dạy dỗ ta nên người, đúng theo nghĩa: “Ơn giáo dưỡng một đời nên huệ mạng; Nghĩa ân sư muôn kiếp khó đáp đền”.

Theo Zing

Đọc thêm

Podcast tản văn: Nắng xiên khoai

Podcast tản văn: Nắng xiên khoai

Khoai lang không chỉ là món ăn mà là đặc trưng quê hương, gợi nhớ sự tảo tần của mẹ, tình cha, và tuổi thơ lấp lánh không thể quên.
Podcast truyện ngắn: Rừng và em

Podcast truyện ngắn: Rừng và em

Giữa núi rừng bạt ngàn, niềm tin và tình người ấm áp lấp lánh hơn nắng. Đây là câu chuyện thắp sáng ước mơ nơi bản làng, nơi khát vọng vươn lên luôn cháy bỏng.
Podcast truyện ngắn: Nhật ký của một hạt mưa

Podcast truyện ngắn: Nhật ký của một hạt mưa

“Nhật ký của một hạt mưa” của tác giả Anh Đức kể về một thế giới đầy màu sắc qua góc nhìn nhân hóa của hạt mưa với những thông điệp sâu sắc về cuộc sống, tình bạn và sự sẻ chia.
Nỗ lực trao truyền ví, giặm cho thế hệ trẻ

Nỗ lực trao truyền ví, giặm cho thế hệ trẻ

Giữa guồng quay của cuộc sống, có những lớp nghệ nhân ở Hà Tĩnh vẫn thầm lặng cống hiến, gìn giữ tinh hoa nghệ thuật truyền thống. Với họ, đó không chỉ là lòng nhiệt huyết, niềm đam mê mà còn là sứ mệnh giữ lửa, trao truyền các giá trị của di sản quê hương.
"Rệu rã" di tích gần 400 tuổi

"Rệu rã" di tích gần 400 tuổi

Chùa Tịnh Lâm (phường Hà Huy Tập, tỉnh Hà Tĩnh) được xây dựng từ thế kỷ thứ XVII, nay đã xuống cấp nghiêm trọng.
Ươm mầm dân ca ví, giặm

Ươm mầm dân ca ví, giặm

Phát huy vai trò là những hạt nhân trong bảo tồn, gìn giữ di sản, nhiều nghệ nhân trên địa bàn Hà Tĩnh đã tình nguyện tham gia, mở các lớp học miễn phí để truyền dạy dân ca cho các em học sinh.
Podcast bút ký: Làng thợ bạc Nam Trị

Podcast bút ký: Làng thợ bạc Nam Trị

Nâng chén trà miệng bít bạc của các nghệ nhân Nam Trị, tôi lâng lâng nghĩ về quá khứ, nghĩ đến tương lai của cái nghề vàng, nghề bạc. Cái nghề mà ông cha đã một thời đeo đuổi!
Podcast truyện ngắn: Chiếc xe đạp

Podcast truyện ngắn: Chiếc xe đạp

Mỗi người sinh ra đều có một hoàn cảnh riêng, không ai giống ai. Bởi vậy, hãy luôn cùng nhau cố gắng trong mọi hoàn cảnh, để mỗi ngày cảm nhận cuộc sống tươi đẹp hơn.
Podcast truyện ngắn: Lênh đênh đời thúng

Podcast truyện ngắn: Lênh đênh đời thúng

Một già, một trẻ, nương tựa vào nhau mà sống. Bên nhau qua từng mùa biển động. Ngoại không còn đủ sức để vươn ra xa bờ, chỉ còn trông cậy vào chiếc thúng chòng chành...