Nhà biên kịch phim “Vĩ tuyến 17 ngày và đêm” qua đời ở tuổi 90

Theo thông tin từ gia đình, nhà biên kịch Hoàng Tích Chỉ mất vào ngày 20.3, hưởng thọ 90 tuổi. 

Nhà biên kịch Hoàng Tích Chỉ sinh năm 1932 tại Từ Sơn, Bắc Ninh, trong gia đình có nhiều người hoạt động nghệ thuật. Anh trai ông là họa sĩ Hoàng Tích Chù, nhà báo Hoàng Tích Chu, nhà viết kịch Hoàng Tích Linh.

Ông tốt nghiệp lớp biên kịch khóa một, trường Điện ảnh Việt Nam. Ông từng là Trưởng phòng biên tập của Hãng phim truyện Việt Nam, sau đó giữ chức Giám đốc Hãng phim truyện I.

Hoàng Tích Chỉ là biên kịch, đạo diễn của nhiều bộ phim nổi tiếng như: “Vĩ tuyến 17 ngày và đêm” chuyển thể từ tiểu thuyết “Bão tuyến” do ông sáng tác, “Em bé Hà Nội”, “Biển gọi”, “Trên vĩ tuyến 17”, “Mối tình đầu”, “Đất mẹ”,... Ông còn xuất bản một số tiểu thuyết như “Mắt bão”, “Tướng cướp hoàn lương”, “Bóng ma rừng Sác”...

Nhà biên kịch Hoàng Tích chỉ là một trong những đại diện cho thế hệ nghệ sĩ tài năng, nhiệt huyết, trách nhiệm với nghề. Với tâm niệm người cầm bút phải bám sát hiện thực cuộc sống nóng bỏng đang diễn ra, ông cùng nhiều nghệ sĩ cùng thế hệ đã có mặt ở chiến trường ác liệt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Nhiều nhân vật trong tác phẩm của ông được xây dựng từ những nguyên mẫu ở những nơi ông đã đến, quan sát và trải nghiệm.

Nhà biên kịch phim “Vĩ tuyến 17 ngày và đêm” qua đời ở tuổi 90

Nhà biên kịch Hoàng Tích Chỉ qua đời ở tuổi 90. Ảnh: TL

“Vĩ tuyến 17 ngày và đêm” là một bộ phim chân thực và sinh động nhất cuộc sống chiến đấu hai bên vĩ tuyến 17. Kịch bản bộ phim được viết và hoàn thành với thời gian 5 năm trong điều kiện chiến tranh ác liệt.

Nhà biên kịch Hoàng Tích Chỉ và đạo diễn Hải Ninh đã nhiều lần vào giới tuyến để tìm kiếm tư liệu và nhân vật “từ phía bên kia vĩ tuyến 17”. Lực lượng cách mạng cả “hai miền” đã giúp ekip hoàn thành tác phẩm bằng cách bí mật đưa các nhân vật sống và chiến đấu bên kia vĩ tuyến, vượt sông Bến Hải sang gặp nhà biên kịch Hoàng Tích Chỉ và đạo diễn Hải Ninh. Số phận thật, cuộc chiến đấu, những hy sinh và tâm sự chân thật giúp cho kịch bản bộ phim được hoàn thiện, và đưa “Vĩ tuyến 17 ngày và đêm” trở thành thước phim kinh điển của dòng phim cách mạng Việt Nam.

Theo Laodong

Đọc thêm

Tản văn: Chiếc nón của mẹ

Tản văn: Chiếc nón của mẹ

Khi đã trải qua quá nhiều va vấp trên đường đời, tôi càng thấm thía hơn những nghĩa tình ấy. Chợt nhận ra, mẹ cũng chính là một chiếc nón vĩ đại che chở tôi đến hết cuộc đời…
Hoa hậu AI đầu tiên trên thế giới lộ diện

Hoa hậu AI đầu tiên trên thế giới lộ diện

Kenza Layli - một nhân vật hoàn toàn được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo, vừa giành giải Hoa hậu AI. Người đẹp ảo này vốn có sức ảnh hưởng về mảng phong cách sống, thu hút lượng người theo dõi đông đảo trên Instagram, TikTok.
Vòng xòe nở hoa

Vòng xòe nở hoa

Đến Nghĩa trang Liệt sỹ Điện Biên Phủ, bà không tin là trong đời mình, có ngày lại được tự tay thắp hương lên mộ những vị anh hùng dân tộc...
Tản văn: Căn nhà tuổi thơ

Tản văn: Căn nhà tuổi thơ

Tôi lớn lên, cảm giác như không gian nhỏ hẹp đi. Cái man mác buồn bơ vơ của ngày nhỏ cũng không còn nữa. Thiếu thốn qua đi, kỷ niệm không còn nguyên sơ nữa...
Khoảnh khắc

Khoảnh khắc

Đêm tàn dần. Bình minh bắt đầu lên từ phía bên kia thành phố. Huyên đi qua một đêm thức trắng, kỷ niệm chầm chậm trôi trong đầu như một cuốn phim...
Tản văn: Hừng nắng sau cơn mưa

Tản văn: Hừng nắng sau cơn mưa

Sau mỗi lần trời mưa, tôi thường có thói quen ngồi ở một chỗ nào đó thật cao để đón lấy cái hừng nắng đầu tiên. Cái hừng nắng trông non nớt mà lại vô cùng mạnh mẽ...
Vienna tiếp tục là thành phố đáng sống nhất thế giới

Vienna tiếp tục là thành phố đáng sống nhất thế giới

Thủ đô Vienna của Áo một lần nữa được “xướng tên” là thành phố đáng sống nhất trên thế giới, theo bảng xếp hạng thường niên của Economist Intelligence Unit (EIU) - cơ quan nghiên cứu kinh tế thuộc tập đoàn dịch vụ thông tin và truyền thông toàn cầu The Economist, trong đó có báo The Economist.
Khủng hoảng không bắt đầu từ truyền thông

Khủng hoảng không bắt đầu từ truyền thông

Chuyên gia truyền thông Lê Quốc Vinh khẳng định ‘khủng hoảng không bắt đầu từ truyền thông’, mà bắt đầu từ chính triết lý, văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp, tổ chức…