Nhật ký Trường Sa: Sức sống nơi tiền tiêu của Tổ quốc

(Baohatinh.vn) - Đến Trường Sa, đi dưới những con đường rợp bóng cây, lắng nghe tiếng reo vui của lũ trẻ, chúng ta sẽ cảm nhận được sức sống mãnh liệt của vùng đất và người nơi đây. Mặc cuồng phong, sóng dữ, chồi non, lộc biếc vẫn lên xanh mỗi dịp xuân về.

Nhật ký Trường Sa: Sức sống nơi tiền tiêu của Tổ quốc

Vượt qua hành trình hàng trăm hải lý, tàu Trường Sa HQ-571 đã đưa tôi và các thành viên đoàn công tác đến khu vực đảo Song Tử Tây. Tàu thả neo, người người í ới gọi nhau ra mạn tàu để ngắm nhìn Song Tử Tây - điểm đến đầu tiên của hành trình. Đảo Song Tử Tây có diện tích khoảng 210.080m2, nằm cách bán đảo Cam Ranh 308 hải lý.

Nhật ký Trường Sa: Sức sống nơi tiền tiêu của Tổ quốc

Sóng lớn, chuyến canô chở thành viên đoàn công tác cập đảo cứ chòng chành mãi nhưng có lẽ cũng bởi vậy mà những bước chân đầu tiên lên đảo lại khiến tôi dâng tràn cảm xúc. Song Tử Tây hiện lên như một khu rừng thu nhỏ giữa đại dương. Màu xanh của cỏ cây hoà quyện với màu xanh của biển tạo nên màu sắc của sự thanh bình.

Nhật ký Trường Sa: Sức sống nơi tiền tiêu của Tổ quốc

Dù đã tham khảo nhiều thông tin, tài liệu về Trường Sa trước ngày khởi hành, tôi vẫn phải ngỡ ngàng trước sức sống của đất và người nơi đây. Đi dọc tuyến đường rợp bóng mát của những hàng cây tra, cây phong ba, bàng vuông, phía xa xa vọng về là tiếng cười đùa trong trẻo của những bạn nhỏ, một cảm giác vừa tươi vui, vừa bình yên đến lạ.

Nhật ký Trường Sa: Sức sống nơi tiền tiêu của Tổ quốc

Trong chiến dịch Mùa xuân năm 1975, tại quần đảo Trường Sa, đảo Song Tử Tây được chọn để giải phóng đầu tiên. Gần 49 năm sau ngày giải phóng, đảo Song Tử Tây đã thay đổi rất nhiều. Ngọn hải đăng sừng sững vươn cao 36m đêm đêm thắp sáng, dẫn đường cho những con tàu vượt qua vùng biển đầy đá ngầm, bãi cạn và sóng gió.

Nhật ký Trường Sa: Sức sống nơi tiền tiêu của Tổ quốc

Được sự quan tâm đầu tư, Đảng, Nhà nước, Bộ Quốc phòng và sự giúp đỡ ủng hộ của đồng bào, chiến sỹ cả nước trong những năm qua, nhiều công trình đã được xây dựng trên đảo như: nhà văn hóa, khu tưởng niệm Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, chùa Song Tử Tây, trụ sở UBND xã, trường tiểu học, nhà ở của Nhân dân, bệnh xá.

Nhật ký Trường Sa: Sức sống nơi tiền tiêu của Tổ quốc

Những năm qua, quân và dân trên đảo đã đầu tư hàng chục nghìn ngày công để tu sửa, san lấp mặt bằng, trồng cây, xây dựng cảnh quan môi trường. Môi trường sinh thái ở đây khá thuận lợi, đảo nuôi được bò, lợn, gà, trồng được nhiều rau xanh tươi tốt bốn mùa.

Nhật ký Trường Sa: Sức sống nơi tiền tiêu của Tổ quốc

Dường như, biển cả đã bao dung, ưu ái tặng cho con người nơi đây cái đằm, cái hồn hậu, hiền hoà để bù lại sự dữ dội của những con sóng ầm ào không ngớt suốt quanh năm.

Nhật ký Trường Sa: Sức sống nơi tiền tiêu của Tổ quốc

Hải trình thăm và chúc tết tại Quần đảo Trường Sa tiếp tục đưa chúng tôi tới đảo Sinh Tồn. Sinh Tồn hiện ra trong những tia nắng đầu tiên của ngày, nhìn từ xa đã thấy những hàng cây xanh mướt dọc triền đảo, sức sống mạnh mẽ đang hiện diện nơi đây.

Nhật ký Trường Sa: Sức sống nơi tiền tiêu của Tổ quốc

Đi sâu vào trong là nhiều công trình quan trọng như nhà văn hóa, trường học, nhà ở cho các hộ dân, công sở làm việc. Đảo được đầu tư xây dựng hệ thống năng lượng gió, năng lượng mặt trời, hệ thống điện thoại, nhà lưới trồng rau..., góp phần nâng cao đời sống, sinh hoạt, học tập, công tác, đưa quân và dân trên đảo về gần đất liền hơn.

Nhật ký Trường Sa: Sức sống nơi tiền tiêu của Tổ quốc

Anh Lê Thanh Tuấn (cư dân đảo Sinh Tồn) chia sẻ: “Trước đây, tôi từng thực hiện nghĩa vụ tại quần đảo Trường Sa và khi trở về thì quyết định cùng cả gia đình tới đây sinh sống. Dù ban đầu còn gặp một số khó khăn nhưng chúng tôi luôn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ các cán bộ, chiến sĩ để xây dựng cuộc sống ổn định nơi tiền tiêu; quân và dân đoàn kết, hòa đồng, xem nhau như người nhà, kề vai, sát cánh khẳng định và giữ vững chủ quyền biển đảo quê hương”.

Nhật ký Trường Sa: Sức sống nơi tiền tiêu của Tổ quốc

Ẩn hiện dưới tán phong ba, chùa Sinh Tồn mang tới sự bình yên, thanh bình giữa cái ồn ào vô hạn của sóng biển. Tại đây, anh linh các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh khi thực hiện nhiệm vụ ở Trường Sa luôn được sưởi ấm bằng sự tưởng nhớ khôn nguôi...

Nhật ký Trường Sa: Sức sống nơi tiền tiêu của Tổ quốc

Bên ngoài cổng chùa là những thanh âm bình dị, thân thuộc của cuộc sống. Đó là những lao xao nói cười của bầy trẻ, là tiếng người dân đảo í ới gọi nhau dùng chén nước, đánh cờ, chăm sóc vườn hoa, vườn rau trên đảo...

Nhật ký Trường Sa: Sức sống nơi tiền tiêu của Tổ quốc

Từ đảo đá cằn cỗi năm xưa nay đã xanh mướt một màu, cây cối dần sinh sôi nảy nở. Có được điều đó, ai cũng hiểu, đó là thành quả từ sự kiên gan, bền chí, yêu nước thương nòi của bao lớp thế hệ cán bộ, chiến sỹ nơi đây.

Nhật ký Trường Sa: Sức sống nơi tiền tiêu của Tổ quốc

Trở về với tàu HQ-571, hình ảnh đảo Sinh Tồn vẫn đứng đó, sừng sững giữa phong ba, bão táp, trường tồn với thời gian như một bức thành đồng vững chãi trong hệ thống phòng thủ đảo giữa biển Đông, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của Tổ quốc Việt Nam.

Video: Sức sống nơi tiền tiêu Tổ quốc.

Chủ đề QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN

Đọc thêm

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh “Hai Mạnh” – Đại tướng Chu Huy Mân là nhớ về những kỷ niệm mãi ấm lòng trong những năm tháng được sống gần ông.
Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Ngày 22/12/1972, Đại đội 1, Tiểu đoàn 48 bộ đội địa phương Hà Tĩnh đã táo bạo tấn công vào sân bay Pha Hom (sân bay dã chiến) thuộc vùng núi phía bắc huyện Mường Mày, tỉnh Bolikhămxay (Lào) và giành thắng lợi vang dội. Là Chính trị viên phó đại đội trực tiếp tham gia chiến đấu, tôi ghi lại chiến công này nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

UAV BXL.01 là loại cánh quạt chiến đấu cảm tử có khối lượng cất cánh tối đa 10kg, mang khối lượng đầu nổ 1,2kg, trần bay 1.000m, tốc độ bay 100-120km/h và hoạt động cự ly 10km do Việt Nam sản xuất.
Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Chương trình “Tiết học biên cương” do Đồn Biên phòng Lạch Kèn phối hợp với trường học ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) góp phần bồi đắp cho các em học sinh tình yêu quê hương, đất nước, ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.