Nhọc nhằn người mẹ mù nuôi con ăn học

(Baohatinh.vn) - Chủ nhân của căn nhà chật hẹp, cũ kỹ, ẩm mốc là người phụ nữ mù lòa. Bà lụ khụ bước ra với 2 bàn tay khua đi, khua lại phía trước để tìm hướng đi, giọng nói khàn khàn gọi đứa con trai của mình một cách vội vã như sợ nó đi đâu mất...

Cuộc sống mẹ con bà Lộc đang rơi vào bế tắc

Cuộc sống mẹ con bà Lộc đang rơi vào bế tắc

Chúng tôi tìm đến nhà bà Lê Thị Lộc ở tổ dân phố 7, phường Đậu Liêu (TX Hồng Lĩnh) vào một ngày mưa, se lạnh. Nghe tiếng bước chân của khách, bà Lộc mò mẫm bước ra từ căn nhà chật hẹp, tối tăm. Cái lạnh cùng cơn mưa càng làm cho căn nhà thêm lạnh lẽo, hiu quạnh. Nhà chỉ có 2 mẹ con, đồ đạc rất ít, mọi thứ dường như đã “quá hạn sử dụng”.

Bà Lộc gạt dòng nước mắt kể về cuộc đời khổ cực của mình. Bà sinh năm 1960, tại TX Hồng Lĩnh, chưa đầy 3 tháng thì mắc căn bệnh lạ và đôi mắt tự dưng biến dạng. Vì gia cảnh nghèo khó nên không có tiền chữa trị, đôi mắt cứ mù dần nên mọi sinh hoạt và công việc kiếm sống rất khó khăn. Năm 1993, được sự giúp đỡ của chính quyền, đoàn thể, bà được học nghề làm tăm tre để mưu sinh. Đến năm 2001, bà sinh một đứa con trai và một mình lo cho con ăn học, mặc dù chẳng bao giờ nhìn thấy mặt con.

“Có hôm, con tôi có chiếc áo mới, nó mặc vào rồi nói: Con mặc đẹp không mẹ? Tôi chỉ biết im lặng mà rơi nước mắt” - bà Lộc sụt sùi chia sẻ.

Hàng ngày, trên chiếc xe đạp cũ kỹ, con chở mẹ ra chợ bán tăm tre. Hôm nào bán được còn có tiền mua thức ăn, còn không thì 2 mẹ con chỉ biết ăn cơm muối qua ngày. Con trai bà là Lê Hữu Phước hiện đang học lớp 9 Trường THCS Đậu Liêu.

Bà Lộc nói trong lo lắng: “Thằng Phước học cấp 2 còn được miễn giảm học phí, sang năm, chắc phải nghỉ học vì không có tiền đóng học cho con. Miếng ăn hàng ngày còn không đủ, lấy đâu ra tiền mà đi học”. Phước cho biết: “Em thương mẹ lắm. Ngoài thời gian học, em thường giúp mẹ việc nhà và làm tăm tre. Em rất muốn đi học để sau này còn nuôi mẹ nhưng chắc khó lòng thực hiện…”.

Có nỗi bất hạnh nào hơn khi người mẹ không thể nhìn thấy con? Cuộc sống mẹ con bà Lê Thị Lộc như rơi vào bế tắc. Tuy hàng năm, chính quyền luôn hỗ trợ, giúp đỡ nhưng cũng chỉ phần nào giảm bớt khó khăn.

Ước mơ lớn nhất của bà Lộc giờ đây là Phước được tiếp tục đến trường sau khi học hết THCS như bao bạn cùng trang lứa. Bỗng thấy Phước nhìn vào chiếc áo đồng phục cũ kỹ của mình rồi lại đưa mắt nhìn xa xăm như mong muốn có một phép màu!

Đọc thêm

Mỗi ngôi nhà là những tấm lòng sẻ chia

Mỗi ngôi nhà là những tấm lòng sẻ chia

Tiến độ xóa nhà tạm, nhà dột nát ở huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) những ngày này trở nên gấp rút hơn. Những ngôi nhà mới được xây dựng sẽ là điểm tựa để các gia đình ổn định cuộc sống.
125 triệu đồng đến với 2 hoàn cảnh khó khăn

125 triệu đồng đến với 2 hoàn cảnh khó khăn

Lãnh đạo Báo Hà Tĩnh cùng một số doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đã trao số tiền 125 triệu đồng cho 2 hoàn cảnh khó khăn tại xã Lưu Vĩnh Sơn, Thạch Hà và xã Hương Giang, Hương Khê.
Chủ tịch Liên hiệp Hội Phụ nữ Việt Nam tại Đức về Hà Tĩnh nhận đỡ đầu học sinh đặc biệt khó khăn

Chủ tịch Liên hiệp Hội Phụ nữ Việt Nam tại Đức về Hà Tĩnh nhận đỡ đầu học sinh đặc biệt khó khăn

Sau 6 năm thực hiện đỡ đầu học sinh mồ côi, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, bà Trịnh Thị Mùi - Chủ tịch Liên hiệp Hội Phụ nữ Việt Nam tại CHLB Đức đã trực tiếp về Hà Tĩnh để gặp gỡ, động viên các cháu; phối hợp với Báo Hà Tĩnh triển khai một số hoạt động để tiếp tục duy trì, phát triển chương trình ý nghĩa này.
Khởi công xây dựng 2 bể bơi trường học

Khởi công xây dựng 2 bể bơi trường học

Công trình “Bể bơi cho em” tại Trường Tiểu học Sơn Trung (Hương Sơn) và Trường Tiểu học Hòa Lạc (Đức Thọ) do Thường trực Tỉnh ủy Hà Tĩnh kết nối, kêu gọi hỗ trợ kinh phí xây dựng.