Thời tiết lạnh và đau tim: Khi trời lạnh, tim và phổi phải làm việc cật lực hơn, điều này dễ dẫn đến đau tim hoặc đột quỵ. Bạn nên hiểu rõ bất kì tình trạng nào có thể khiến tim yếu đi để tránh nguy hiểm đến sức khỏe.
Làm tăng các cơn đau nửa đầu: Thời tiết là một trong những nhân tố kích thích đau nửa đầu phổ biến nhất. Người đau nửa đầu có thể bị ảnh hưởng bởi trời lạnh hoặc trời nóng, trời sấm sét hoặc bởi sự tăng độ ẩm không khí.
Hen suyễn và các triệu chứng dị ứng: Lượng phấn trong không khí cao có thể kích thích các triệu chứng hen suyễn. Nhiều người bị hen hoặc dị ứng vào mùa xuân, khi hoa nở và cây cối đâm chồi.
Mùa đông - mùa cảm cúm và cảm lạnh: Mùa đông được xem là mùa của cảm cúm và cảm lạnh. Vào mùa đông, sự tiếp xúc giữa người với người tăng lên, dẫn đến dễ lây lan virus gây cảm lạnh và cảm cúm.
Trầm cảm theo mùa (SAD): Trầm cảm theo mùa là một dạng trầm cảm do sự giảm lượng ánh nắng mặt trời vào mùa đông. Triệu chứng bệnh bao gồm lo âu, cáu gắt, u uất và tăng cân.
Huyết áp: Tình trạng huyết áp cao sẽ trở nặng hơn khi thời tiết lạnh hơn. Đó là bởi vào mùa đông, các mạch máu co lại, khiến tim tốn nhiều sức để bơm máu hơn.
Viêm khớp dạng thấp và đau khớp: Các cơn đau khớp thường nặng hơn vào mùa đông vì nhiệt độ thấp làm cho các cơ, gân và dây chằng kém linh hoạt hơn, và điều này làm tăng áp lực lên các khớp.
Bệnh chàm: Bệnh chàm thường trở nặng hơn trong thời tiết lạnh và khô của mùa đông. Tuy nhiên, nhiệt độ cao và ẩm cũng có thể kích thích các triệu chứng. Bạn cần giữ cho cơ thể không quá nóng vào mùa hè và không quá lạnh vào mùa đông./.