Với đặc sắc riêng về văn hóa, nhiều phong tục lạ đã được ra đời ở các quốc gia. Những phong tục dưới đây khiến không ít du khách phải ngạc nhiên, thậm chí e sợ khi chứng kiến.
Thaipusam - Lễ hội xỏ khuyên ở Singapore: Lễ hội Hindu được tổ chức vào ngày trăng tròn tháng 1 hoặc tháng 2 hàng năm để thể hiện lòng kính trọng của người Tamil dành riêng cho Chúa Murugan - vị thần chiến tranh. Để chứng minh sự sùng kính của mình, các tín đồ sẽ dùng xiên bạc đâm vào nhiều bộ phận khác nhau trên cơ thể. Họ tin rằng những vết đâm này sẽ giúp cơ thể ngày càng khỏe mạnh, giàu lòng can đảm, sẵn sàng đương đầu với mọi thử thách trong cuộc sống. Ảnh: Maciejr.
Không xin thêm muối ở Ai Cập: Khi được mời ăn tối tại gia đình ở Ai Cập, nếu cảm thấy món ăn nhạt, bạn cũng không nên xin thêm muối. Người bản địa quan niệm hành động này tương đương với việc xúc phạm chủ nhà. Ảnh: Shutterstock.
Polterabend - Đập vỡ bát đĩa ở Đức: Trong đám cưới truyền thống Đức, bạn bè và gia đình của cô dâu, chú rể sẽ cùng nhau đập vỡ bát đĩa. Sau đó, cặp đôi mới cưới phải dọn dẹp mớ hỗn độn đó. Người dân ở đây quan niệm bằng cách này, cô dâu và chú rể có thể học cách giúp đỡ và đồng hành cùng nhau trong những thời điểm khó khăn. Ảnh: Hochzeitsplaza
Lễ hội buffet cho khỉ ở Thái Lan : Hàng năm, cứ vào chủ nhật cuối cùng của tháng 11, hàng nghìn con khỉ lại tập trung tại đền Pra Prang Sam Yot, thuộc tỉnh Lopburi, Thái Lan, để được ăn thỏa thích trong lễ hội buffet. Theo ước tính, có khoảng 4 tấn hoa quả các loại được sử dụng trong bữa tiệc này, gồm chuối, táo, nho, na… cùng nhiều đồ uống khác nhau. Ảnh: Adobestock.
Đấu vật lạc đà ở Thổ Nhĩ Kỳ: Phong tục này bắt nguồn từ các bộ lạc du mục Turkic cổ xưa. Họ sử dụng cuộc đấu như một cách thức cạnh tranh, tăng uy tín cho bộ lạc, lữ đoàn du mục của mình. Lễ hội từ khi ra đời đã được duy trì, phát triển; tới thời điểm này đã có “tuổi đời” hơn 2.400 năm. Phong tục này ngày càng xuất hiện ở nhiều địa điểm khác nhau của Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng phổ biến nhất là khu vực Aegean. Ảnh: Pixel.
Đeo nhiều vòng cổ của bộ lạc Kayan ở Myanmar: Những chiếc vòng cổ bằng đồng có thể nặng tới 10 kg lần lượt được đeo lên cổ các cô gái từ bé đến lúc trưởng thành. Mỗi năm trôi qua, số lượng vòng cũng tăng lên. Theo quan niệm truyền thống, phụ nữ Kayan sở hữu càng nhiều vòng cổ, càng thể hiện nét cao quý và sự giàu có của gia đình. Điều này cũng tượng trưng cho nét văn hóa truyền thống lâu đời của bộ tộc.
Húp mì thành tiếng ở Nhật Bản: Một nguyên tắc trên bàn ăn khá phổ biến ở nhiều nền văn hóa, đó là tránh tạo tiếng động khi ăn. Điều này được cho là bất lịch sự và thiếu tinh tế khi dùng bữa. Tuy nhiên, ở Nhật Bản, việc tạo tiếng động khi ăn lại mang một ý nghĩa hoàn toàn khác. Theo người Nhật, việc húp mì tạo thành tiếng thể hiện sự thích thú và ngon miệng. Tiếng húp càng lớn, người nấu càng hài lòng. Ảnh: Tripsavvy.
Chương trình “Hòa nhạc Ánh sáng - Chào năm mới 2025” với những tiết mục hết sức đặc sắc đã thu hút hàng chục nghìn người dân tham gia và đem lại những trải nghiệm chưa từng có cho khán giả.
Đêm nhạc tưởng nhớ Nghệ sỹ Ưu tú Quốc Nam có tựa đề "Sống dậy một hồn quê" đã để lại nhiều cảm xúc trong lòng khán giả về người nhạc sỹ có nhiều cống hiến cho nghệ thuật Hà Tĩnh và đất nước.
Chương trình "Táo quân 2025" đề cập đến những vấn đề nóng như: Sáp nhập các bộ ngành, tinh gọn nhân sự, mức phạt vi phạm giao thông… dưới góc nhìn hài hước.
Thời điểm này, trên khắp các diễn đàn mạng xã hội, người dân và du khách đã bày tỏ sự vui mừng khi hoa mai anh đào đã bắt đầu nở rộ tại khắp các vùng ngoại ô TP Đà Lạt.
Nơi đầu sóng ngọn gió, mỗi cán bộ, chiến sỹ và Nhân dân trên huyện đảo Trường Sa xây dựng cho mình một đời sống văn hóa tinh thần phong phú, góp sức giữ bình yên cho Tổ quốc.
Tim tôi như đứng lặng trong lồng ngực. Cớ gì mọi thứ lại trùng hợp đến vậy. Tôi khẽ nhìn khuôn mặt anh Ba qua kính chiếu hậu, thấy anh hiền, chân chất, lương thiện, nhân hậu như má, như ba...
Mới đây, chương trình "VTV Kết nối" đã thực hiện phóng sự đột nhập phòng tập "Táo quân" lúc nửa đêm. Các nghệ sĩ Chí Trung, Quang Thắng, Vân Dung... cũng có những chia sẻ đầu tiên về chương trình.
Những ngày cuối đông, tiết trời hao hao rét. Giữa khung cảnh ngược xuôi tấp nập của phố phường, ta thoảng nghe trong gió lạnh một mùi vị rất quen thuộc...
Nhà sản xuất Anh trai vượt ngàn chông gai cho biết chương trình này sẽ không có trong năm 2025. Ê-kíp chuyển hướng sang nội dung giải trí hoàn toàn mới.
Chân dung quen thuộc về Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác lúc về già, sinh sống và hành nghề thuốc tại quê mẹ Hương Sơn (Hà Tĩnh) là hình ảnh chính của bộ tem bưu chính Việt Nam vừa được phát hành.
Chương trình “Xuân ấm tình người” ở huyện Cẩm Xuyên sẽ huy động các nguồn lực chung tay hỗ trợ người nghèo đón tết và đem đến cho người dân Hà Tĩnh "bữa tiệc" âm nhạc đặc sắc với sự tham gia của các ca sỹ nổi tiếng: Hữu Kiên, Đình Dũng, Thái Học
Trong chuyến thăm Singapore lần này, tôi vô cùng xúc động khi được chiêm ngưỡng bức tượng Bác Hồ trong khuôn viên Bảo tàng các nền văn minh châu Á và đọc lại bài thơ “Nghe tiếng giã gạo” của Người.
Bên cạnh những trận đấu kịch tính, thông tin về dàn hậu phương xinh đẹp của các tuyển thủ Việt Nam tại giải AFF Cup 2024 cũng nhận được sự chú ý từ người hâm mộ thể thao.
Tiết mục Vui bốn mùa (dân ca quan họ Bắc Ninh lời cổ), phối khí: NSƯT Quang Hưng, biên đạo: NSƯT Khánh Toàn, do Đoàn nghệ thuật tỉnh Bắc Ninh biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Trong Chương trình Hòa nhạc ánh sáng - Chào năm mới 2025, sự kiện mở màn cho Lễ hội Ánh sáng Quốc tế Hà Nội 2025, sẽ có màn trình diễn ánh sáng từ 2025 drone (thiết bị bay không người lái) kết hợp với âm nhạc của dàn nhạc giao hưởng theo tiêu chuẩn quốc tế.
Thế là tháng Chạp đã trở về trong sự dùng dằng của đất trời buổi cuối đông. Lòng người vào Chạp cũng trở nên khác lạ với những hối hả để gói ghém lại một năm dài, với những chậm rãi, níu kéo trong sự ươm ủ đón chờ năm mới…
Bangkok là thiên đường ẩm thực với nhiều nhà hàng từ bình dân đến cao cấp, phù hợp cho fan Việt trải nghiệm khi sang cổ vũ tuyển Việt Nam đá chung kết lượt về.
Tôi không biết điều kỳ diệu nào đã giữ bà tôi gắng gượng ở lại đón cái Tết cuối cùng với gia đình năm đó. Nhưng mãi về sau này, trên những hành trình xuôi ngược, tôi luôn giữ bên mình chiếc khăn len màu xanh bà trao cho tôi ngày ấy...
Nghị quyết số 18-NQ/TU của BCH Đảng bộ tỉnh về xây dựng, phát triển văn hóa và con người Hà Tĩnh trong giai đoạn mới đã tạo thêm động lực cho những người "gieo hạt", tô thắm thêm vẻ đẹp “cánh đồng văn hóa” quê hương.