Nơi khách uống trà bằng những chiếc bát 25.000 USD

Tại quán Gallery Okubo ở Tokyo, giá một cốc trà xanh chỉ khoảng 8 USD, nhưng những chiếc bát đựng thì lên đến 25.000 USD.

Gallery Okubo là điểm thưởng trà nằm trên một con phố yên tĩnh ở quận Yanaka, Tokyo, nơi có cửa hàng đồ cổ của gia đình Mitsuru Okubo. Bước vào phòng trưng bày, du khách sẽ được chào đón bởi một bộ sưu tập các loại cốc, bát, đĩa khác nhau tại tầng một.

Con gái chủ quán, Atsuko, sau đó sẽ xuất hiện từ một căn phòng liền kề, cúi đầu chào khách và dẫn họ lên cầu thang nhỏ tới căn phòng trải chiếu tatami ở tầng hai.

Nơi khách uống trà bằng những chiếc bát 25.000 USD

Giá của một buổi uống trà bằng bát cổ kéo dài 30 phút, giá một set trà như hình (trà và đồ ăn nhẹ) là 8 USD một người. Nếu bạn muốn tham gia lớp học làm bánh ngọt truyền thống của người Nhật, giá sẽ là 30 USD một người. Mỗi lớp học tối đa 5 người, kéo dài 90 phút. Ảnh: Gallery Okubo

Căn phòng này cũng nhỏ, trang trí theo kiểu truyền thống của một buổi trà đạo. Tuy vậy, để phục vụ khách quốc tế, quán có bày những chiếc ghế để mọi người có thể ngồi, nếu như bạn không thể quỳ gối như người Nhật.

Tại một căn phòng nhỏ khác bên cạnh, các bát trà được đặt trên chiếc giá bốn ngăn. Đây sẽ là nơi bạn được chọn bát để uống. Atsuko sẽ trở thành hướng dẫn viên tại gia và giới thiệu cho khách về từng chiếc bát, giá tiền, lịch sử của chúng. Những chiếc bát này có giá vài nghìn USD, cao nhất là 25.000 USD. Tuổi đời của chúng từ nửa thế kỷ, đến hơn 300 năm.

Mitusuro Okubo, bố Atsuko, cũng vui vẻ tham gia buổi hướng dẫn khách hàng cùng con gái. Những chiếc bát càng đắt, trông lại càng có nhiều điểm không hoàn hảo như không đối xứng, màu không đều. “Sự không hoàn hảo mới là do con người tạo ra. Đó là lý do chúng có giá trị cao”, ông nói.

Nơi khách uống trà bằng những chiếc bát 25.000 USD

Quán cũng mở lớp học pha trà truyền thống với nhóm tối đa 8 người, kéo dài một tiếng, với giá là 16 USD.

Sau đó, Mitusuro chỉ cho khách xem một chiếc bát khác, đẹp hoàn hảo không “góc chết”. Nhưng nó chỉ có giá 100 USD. “Chiếc bát này đẹp, nhưng hoàn hảo. Hoàn hảo chỉ dành cho robot. Chiếc bát này là một robot và robot thì có thể thay thế được”, người chủ nói thêm. Những chiếc bát 100 USD dùng để phục trẻ nhỏ, hoặc những vị khách không đủ tự tin uống trà trong những chiếc bát bằng cả gia tài.

Buổi thưởng trà bắt đầu. Atsuko mặc kimono và quỳ vuông góc với chiếc bàn khách đang ngồi. Cô chuẩn bị trà một cách bài bản, cẩn thận khi dùng muôi gỗ tay cầm dài múc nước nóng từ nồi, cho vào bát và pha trà. Không gian trong phòng tĩnh mịch, âm thanh duy nhất là tiếng nước róc rách chuyển động và tiếng chim hót bên ngoài.

Sau khi khách được phục vụ một chiếc bánh ngọt gồm thạch và nhân đậu có hình giống một bông hoa cẩm tú cầu, trà được rót vào những chiếc bát mà khách tự chọn. Trà nóng hổi, vẫn còn sủi tăm.

Theo đúng nghi thức thưởng trà, khách nâng những chiếc bát đắt tiền lên. Một tay đặt ở thàn bát, một tay đỡ bên dưới. Hương vị trà xanh hảo hạng khiến khách mải tận hưởng và quên đi những món đồ gốm sứ trị giá cả gia tài họ đang cầm trên tay.

Cuối buổi, khi Atsuko cẩn thận cất đồ dùng và những chiếc bát, cha cô bước lên cầu thang và mang theo những món quà cho khách. Đó là những bức tranh vẽ tay về những chiếc bát mà du khách đã sử dụng lúc nãy cùng món tráng miệng ngọt ngào nhà làm. Ông cũng ngồi giải thích cho khách về nguồn gốc và ý nghĩa của từng loại bánh.

Nơi khách uống trà bằng những chiếc bát 25.000 USD

Atsuko bên gia tài bát cổ của cha. Đây cũng là những chiếc bát đắt đỏ dùng để phục vụ khách uống trà. Ảnh: CNN

Việc kết hợp bát cổ và trà đạo là ý tưởng của Atsuko. Cha cô là một nhà sưu tầm, buôn bán đồ cổ. Nhưng nhiều mặt hàng trong phòng trưng bày bán rất chậm. Hầu hết những chiếc bát này đều nằm trong một góc, bụi bặm và ít người biết đến. Vì vậy, Atsuko nghĩ rằng việc dùng chúng trong các buổi trà đạo sẽ mang lại một luồng gió mới lạ, khiến công việc kinh doanh của gia đình tốt hơn. Và cô đã thành công.

Theo Anh Minh (VNE)

Đọc thêm

Podcast truyện ngắn: Nhật ký của một hạt mưa

Podcast truyện ngắn: Nhật ký của một hạt mưa

“Nhật ký của một hạt mưa” của tác giả Anh Đức kể về một thế giới đầy màu sắc qua góc nhìn nhân hóa của hạt mưa với những thông điệp sâu sắc về cuộc sống, tình bạn và sự sẻ chia.
Nỗ lực trao truyền ví, giặm cho thế hệ trẻ

Nỗ lực trao truyền ví, giặm cho thế hệ trẻ

Giữa guồng quay của cuộc sống, có những lớp nghệ nhân ở Hà Tĩnh vẫn thầm lặng cống hiến, gìn giữ tinh hoa nghệ thuật truyền thống. Với họ, đó không chỉ là lòng nhiệt huyết, niềm đam mê mà còn là sứ mệnh giữ lửa, trao truyền các giá trị của di sản quê hương.
"Rệu rã" di tích gần 400 tuổi

"Rệu rã" di tích gần 400 tuổi

Chùa Tịnh Lâm (phường Hà Huy Tập, tỉnh Hà Tĩnh) được xây dựng từ thế kỷ thứ XVII, nay đã xuống cấp nghiêm trọng.
Ươm mầm dân ca ví, giặm

Ươm mầm dân ca ví, giặm

Phát huy vai trò là những hạt nhân trong bảo tồn, gìn giữ di sản, nhiều nghệ nhân trên địa bàn Hà Tĩnh đã tình nguyện tham gia, mở các lớp học miễn phí để truyền dạy dân ca cho các em học sinh.
Podcast bút ký: Làng thợ bạc Nam Trị

Podcast bút ký: Làng thợ bạc Nam Trị

Nâng chén trà miệng bít bạc của các nghệ nhân Nam Trị, tôi lâng lâng nghĩ về quá khứ, nghĩ đến tương lai của cái nghề vàng, nghề bạc. Cái nghề mà ông cha đã một thời đeo đuổi!
Podcast truyện ngắn: Chiếc xe đạp

Podcast truyện ngắn: Chiếc xe đạp

Mỗi người sinh ra đều có một hoàn cảnh riêng, không ai giống ai. Bởi vậy, hãy luôn cùng nhau cố gắng trong mọi hoàn cảnh, để mỗi ngày cảm nhận cuộc sống tươi đẹp hơn.
Podcast truyện ngắn: Lênh đênh đời thúng

Podcast truyện ngắn: Lênh đênh đời thúng

Một già, một trẻ, nương tựa vào nhau mà sống. Bên nhau qua từng mùa biển động. Ngoại không còn đủ sức để vươn ra xa bờ, chỉ còn trông cậy vào chiếc thúng chòng chành...
Podcast tản văn: Rộn ràng tiếng vỗ cánh chim non

Podcast tản văn: Rộn ràng tiếng vỗ cánh chim non

Mùa hè mang theo bao điều kỳ diệu trong khu vườn nhỏ của tuổi thơ. Nếu quan sát kỹ ta sẽ thấy sự biến chuyển của muôn loài, và sẽ thấy khu vườn tuổi thơ không chỉ có cây xanh và hoa trái, mà còn là nơi chắp cánh cho những ước mơ đầu đời được bay xa.
Đưa dân ca ví, giặm “chạm” đến thế hệ Alpha

Đưa dân ca ví, giặm “chạm” đến thế hệ Alpha

Không còn là những lời ru xưa vang vọng trong ký ức, những lớp học dân ca của CLB Dân ca ví, giặm trẻ Hà Tĩnh đã được “làm mới” và trở thành sân chơi sáng tạo, giúp các em nhỏ thêm tự tin, gắn kết và yêu văn hóa truyền thống.
Podcast truyện ngắn: Ngày em đẹp nhất

Podcast truyện ngắn: Ngày em đẹp nhất

Từ mái ấm cô nhi viện đến lễ đường nơi Xóm Cồn, hành trình của Tuấn và Duyên là minh chứng cho một tình yêu đủ sâu để vượt qua nghịch cảnh, dù chỉ trong khoảnh khắc cuối cùng...